Rắc rối với những tuyên bố về mỹ phẩm chăm sóc da, đâu là sự thật?
Các nhà chuyên môn trong ngành y tế và mỹ phẩm nói chung đều chung quan điểm rằng, “lời hứa của một sản phẩm chỉ tốt khi có các thử nghiệm chứng minh”. Thậm chí có chuyên gia còn cho rằng, kể cả những sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu tiếp nhận công bố cũng chưa chắc đã tốt.
Ý kiến chuyên môn là vậy, nhưng những gì đang diễn ra trên thị trường lại không hẳn như vậy. Để bán được hàng hoá, nhất là với các dòng mỹ phẩm liên quan đến chăm sóc da, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đều đưa ra những tuyên bố rất chắc chắn về công dụng cũng như hiệu quả. Nhưng nếu người tiêu dùng thông thái xem xét sâu hơn, có thể họ sẽ thấy có nhiều tuyên bố không chắc chắn như vẻ bề ngoài hoặc sự tung hô của các nhãn hàng.
Phần lớn người tiêu dùng chăm sóc da đều ưu tiên lựa chọ các sản phẩm đã có kết quả thử nghiệm, khiến cho tuyên bố trở thành điều bắt buộc với các thương hiệu khi tiếp thị các sản phẩm chăm sóc da. Ảnh: BoF |
Các tuyên bố dựa trên thử nghiệm chỉ là chiêu trò gây hiểu nhầm?
Các sản phẩm chăm sóc cá nhân, đặc biệt là chăm sóc da, được tiếp thị dựa trên các “tuyên bố” giúp truyền đạt lợi ích cho người tiêu dùng và thường là kết quả của các thử nghiệm hiệu quả do các chuyên gia tư vấn bên thứ ba thực hiện.
Trong khi hầu hết người tiêu dùng coi trọng kết quả thử nghiệm, thì theo khảo sát của Busines of Fashion có khoảng 49% chú ý đến những tuyên bố cụ thể của sản phẩm khi đưa ra quyết định mua hàng và 37% biết đến những tuyên bố đó nhưng lại bỏ qua chúng.
Ngày nay, nếu muốn bán sản phẩm chăm sóc da, các cơ sở chỉ cần có những tuyên bố để chứng minh cho lời quảng cáo và trên thực tế, quảng cáo mỹ phẩm đi kèm với những tuyên bố là những kết quả thử nghiệm do sự hợp tác giữa cơ sở sản xuất hoặc cơ sở chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường với các tổ chức chứng nhận.
Và những tuyên bố này ngụ ý chính xác những gì một sản phẩm có thể hoặc nên làm cho làn da của người sử dụng, chẳng hạn như cách Tatcha nói rằng kem Dewy Skin của họ "làm đầy tức thì với độ ẩm gấp 3 lần và làn da sáng mịn" hoặc cách Drunk Elephant tuyên bố rằng huyết thanh C-Firma Fresh Day của họ "làm giảm đáng kể sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa và tổn thương do ánh nắng mặt trời". Thường được hỗ trợ bởi một nghiên cứu lâm sàng, những tuyên bố này "mang lại cho các sản phẩm một hào quang đáng tin cậy", Liz Whitman, một giám đốc điều hành trong ngành làm đẹp đã ra mắt một thương hiệu chăm sóc da "đạt chuẩn lâm sàng" có tên là Exponent, cho biết và nhằm mục đích cung cấp cho người mua sắm một lý do sáng suốt để nhấp vào mua hàng.
Chúng đặc biệt quan trọng ngày nay, khi người tiêu dùng mỹ phẩm nhận thức rõ hơn về các thành phần trong sản phẩm chăm sóc da của họ hơn bao giờ hết; họ muốn các sản phẩm hiệu quả và với điều đó, các thương hiệu đang tìm cách thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của họ có chất lượng. Theo số liệu từ Circana, khoảng 92% người tiêu dùng cho biết kết quả là động lực chính khiến họ mua sản phẩm chăm sóc da.
Tuy nhiên, nguồn gốc của những tuyên bố này lại khá phức tạp. Chúng chủ yếu xuất phát từ một “chòm sao vô hình” gồm các nhà sản xuất bên thứ ba, những người sẽ thực hiện các thử nghiệm và tạo ra các báo cáo khoa học dưới dạng dịch vụ cung cấp chứng nhận (hay còn gọi là B2B). Nhưng không có tiêu chuẩn nào được đặt ra cho việc thử nghiệm như thế nào là hiệu quả, điều này có nghĩa là nhiều thử nghiệm kết thúc với quy mô mẫu nhỏ, được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn và có thể không bao gồm bất kỳ đối tượng thử nghiệm nào là con người.
Khi các tuyên bố có thể được tạo ra với giá vài nghìn đô la, các thương hiệu ít có động lực để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng hòng mang lại kết quả tốt nhất, bởi để có được thử nghiệm xứng đáng chi phí thấp nhất có thể lên tới sáu con số (tính theo đồng đô la).
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các tuyên bố được hỗ trợ bởi các nghiên cứu được thực hiện với chi phí thấp và các tuyên bố được chứng minh bằng dữ liệu lâm sàng đắt tiền, nghiêm ngặt hơn không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt là đối với những người mà chúng hướng đến.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng không nhận thức được sự khác biệt, và chắc chắn họ sẽ không nhận ra điều đó, nhưng tất cả chỉ được thiết kế để gây nhầm lẫn.
Không chỉ vậy, trên thị trường còn xuất hiện những dạng tuyên bố về chất lượng rất đáng quan ngại, nhất là việc “tung hô” mỹ phẩm chăm sóc da như các loại “thần dược” có thể chữa trị được các bệnh lý ngoài da như mụn, nám, sẹo… Tuyên bố là vậy, nhưng phần lớn nhiều dòng mỹ phẩm chăm sóc da thường không được kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng, thậm chí công bố công thức một đằng sản xuất một nẻo.
Chi phí cho các thử nghiệm không hề rẻ, các thương hiệu làm như thế nào?
Chi phí của một nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời gian thực hiện, số lượng người thử cho mỗi mẫu sản phẩm, loại chuyên gia nào tham gia và cách họ đo lường tác động lên da. Đối tượng mục tiêu cũng quan trọng như: sản phẩm dành cho da trưởng thành hay da trẻ sơ sinh? và kết quả mong muốn là có dưỡng ẩm hay làm sáng da không? cho đến khi có một kế hoạch cụ thể.
Tiến sĩ Julian Sass, nhà khoa học mỹ phẩm có trụ sở tại Montréal (Hoa Kỳ) giải thích, rằng tương đối dễ để thấy sự cải thiện về độ ẩm của da, trong khi tình trạng tăng sắc tố lại khó đo lường hơn.
Tiến sĩ Sass thường xuyên tham khảo ý kiến của các thương hiệu lớn và nhỏ trong quá trình mà ông gọi là "quy trình chứng minh" và thừa nhận rằng "nhiều thương hiệu sẽ không thực hiện các thử nghiệm này vì chúng tốn kém".
Ở mức giá cao nhất, có các nghiên cứu lâm sàng, dựa trên sự giám sát của chuyên gia và kéo dài nhiều tuần quan sát. Đối với các tuyên bố độc lập chắc chắn về kem chống nhăn, thử nghiệm này có giá khoảng 80.000 đô la.
Bà Liz Whitman, CEO Exponent, cho biết một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 4 tuần trên 30 đối tượng với hình ảnh trước và sau có giá khoảng 25.000 đô la cho mỗi sản phẩm. Chi phí thử nghiệm cho 5 sản phẩm có giá lên tới 125.000 đô la. Không thể phủ nhận chúng là những sản phẩm có giá trị nhất đối với các thương hiệu và người tiêu dùng, nhưng với mức chi phí thử nghiệm đó, chúng ít được ưa chuộng hơn, vì giá bán ra cho mỗi sản phẩm sẽ rất cao.
Khảo sát 500 sản phẩm chăm sóc da "bán chạy nhất, hướng đến hiệu quả", bà Whitman thấy rằng ít hơn 20% được hỗ trợ bởi các tuyên bố lâm sàng.
Thay vào đó, hầu hết các thương hiệu đều chọn dựa vào các nghiên cứu về nhận thức của người tiêu dùng, điều mà theo tiến sĩ Sass, cho biết là "tiền cược" trong ngành. Các nghiên cứu này dựa trên báo cáo thử nghiệm của người tiêu dùng và có thể được thực hiện với chi phí dưới 10.000 đô la, nhưng thường dễ bị thiên vị nhất.
“Chúng tôi chủ yếu sử dụng những thứ này cho các tuyên bố không thực sự khoa học”, chuyên gia nghiên cứu hiệu quả Sara Jakaj đang làm việc tại công ty thử nghiệm CE Way có trụ sở tại Anh cho biết. Chuyên gia này cũng cho rằng “khách hàng muốn tuyên bố mái tóc bóng mượt, nhưng đó không phải là thứ có thể đo lường được”. Và chính CE Way cũng không tiến hành thử nghiệm lâm sàng, một phần vì chúng mất quá nhiều thời gian.
Trong khi chúng ta vẫn chưa có một hệ thống thống nhất cho các loại thử nghiệm, các thương hiệu mỹ phẩm đang chạy tất cả các loại thử nghiệm khác nhau và có thể tuyên bố kết quả ngay cả khi thử nghiệm của họ bị hạn chế hơn. Đôi khi, các tuyên bố chỉ dựa vào các thử nghiệm được thực hiện trên các thành phần thô, thay vì thực hiện một thử nghiệm mới trên từng sản phẩm của họ.
Sự đa dạng của các lựa chọn và thiếu một tiêu chuẩn cố định có thể khiến nhiều thương hiệu dễ dàng thoát khỏi việc cắt giảm chi phí nghiên cứu. Ngay cả một thương hiệu lâu đời như Cerave thuộc sở hữu của L'Oréal vốn có nhiều nguồn lực hơn cũng cho rằng "mỗi kế hoạch thử nghiệm đều được điều chỉnh cho từng sản phẩm". Và hãng này cũng khai thác sự trợ giúp của bên thứ ba nhằm cung cấp dữ liệu cho một số thương hiệu thuộc L'Oréal Dermatologic Group.
Cuối cùng, tất cả đều nhằm mục đích chứng minh rằng một sản phẩm cụ thể nào đó có thể mang lại hiệu quả như lời hứa.
"Tôi đã thử rất nhiều loại kem peptide", tiến sĩ Sass nói một cách mệt mỏi về thành phần làm đầy vốn đang thịnh hành ở dòng mỹ phẩm chăm sóc da. Và ông cũng chia sẻ, rằng: "Bây giờ, tôi không mua chúng trừ khi chúng có kết quả lâm sàng".
Nguồn: Rắc rối với những tuyên bố về mỹ phẩm chăm sóc da, đâu là sự thật?
Tin liên quan
Dự án cầu Giải phóng 9 (tỉnh Kiên Giang): Dính kiến nghị vì không đồng tình về cách đánh giá hợp đồng tương tự 28/01/2025 08:00
Điện Biên: Đưa hương chè Shan tuyết bay xa 28/01/2025 06:00
Nguy cơ sức khỏe từ bữa ăn ngày tết 27/01/2025 08:00
Cùng chuyên mục
Mẹo ăn không tăng cân dịp lễ Tết
Sức khỏe - Làm đẹp 25/01/2025 13:35
Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ
Sức khỏe - Làm đẹp 16/01/2025 10:00
Lý do bạn nên giữ ấm mắt cá chân và ngâm chân vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 15/01/2025 08:00
10 siêu thực phẩm giàu magiê tăng cường sức khỏe trong mùa Đông
Sức khỏe - Làm đẹp 14/01/2025 11:05
Vì sao mùa lạnh nên ăn trái cây họ cam quýt?
Sức khỏe - Làm đẹp 13/01/2025 09:00
Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của quả ớt
Sức khỏe - Làm đẹp 12/01/2025 09:00
Các tin khác
4 loại thực phẩm giúp giữ ấm tay chân
Sức khỏe - Làm đẹp 11/01/2025 16:53
Những thức ăn tốt giúp bạn chống lại bệnh viêm phổi
Sức khỏe - Làm đẹp 11/01/2025 07:00
9 cách giúp bạn tỉnh táo mà không cần cà phê
Sức khỏe - Làm đẹp 10/01/2025 08:00
WHO lên tiếng về virus hMPV tại Trung Quốc
Sức khỏe - Làm đẹp 08/01/2025 20:01
7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh
Sức khỏe - Làm đẹp 08/01/2025 10:00
Hơn 3.800 ứng viên tham gia Cuộc Thi “Tôi Khỏe Đẹp Hơn 2024”
Sức khỏe 07/01/2025 13:47
5 lợi ích thần kỳ của tỏi rang trong mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 06/01/2025 18:02
8 điều bạn phải làm để giữ sức khỏe trong mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 05/01/2025 13:46
[Infographic] Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Sức khỏe - Làm đẹp 04/01/2025 13:34
8 hiểu lầm về chăm sóc sức khỏe trong mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 03/01/2025 10:44
8 điều cấm kỵ khi tắm vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 02/01/2025 19:17
Trời lạnh, ăn gì để giữ ấm cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/12/2024 16:10
7 loại thức uống detox hỗ trợ giảm cân trước Tết
Sức khỏe - Làm đẹp 26/12/2024 16:44
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025
Sức khỏe - Làm đẹp 25/12/2024 16:23
Top 5 loại rau củ bổ dưỡng không thể bỏ qua
Sức khỏe - Làm đẹp 24/12/2024 09:59
Các loại hạt và trái cây khô giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể | Sức khỏe Việt
Sức khỏe - Làm đẹp 23/12/2024 09:00
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
Sức khỏe - Làm đẹp 22/12/2024 07:00
[Infographic] 8 cách đơn giản giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Sức khỏe - Làm đẹp 21/12/2024 10:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00