Thị trường ngày 1/6: Ngoại trừ vàng tăng, giá dầu, đồng, sắt thép, cao su đều giảm
Ảnh minh họa |
Dầu giảm do dữ liệu của Trung Quốc yếu và USD mạnh lên
Giá dầu giảm trong phiên thứ Tư, chịu áp lực bởi đồng USD mạnh hơn và dữ liệu yếu từ Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nhu cầu.
Dầu thô Brent kỳ hạn giao tháng 8 giảm 1,11 USD xuống 72,60 USD/thùng. Dầu thô Trung cấp Tây Texas của Mỹ (WTI) giảm 1,37 USD, tương đương 2%, xuống còn 68,09 USD.
Trong phiên, có thời điểm cả 2 loại dầu đều giảm hơn 2 USD, xuống mức thấp nhất trong nhiều tuần.
Dữ liệu của Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 5 giảm nhanh hơn dự kiến, với chỉ số quản lý mua hàng chính thức (PMI) của ngành sản xuất giảm xuống 48,8 từ mức 49,2 trong tháng 4, thấp hơn dự báo là 49,4.
Chỉ số đồng USD, so sánh tiền tệ của Mỹ so với sáu đồng tiền chủ chốt khác, tăng do lạm phát ở châu Âu hạ nhiệt và tiến triển trong thỏa thuận của lưỡng đảng Mỹ về dự luật trần nợ, dự luật này sẽ được đưa ra Hạ viện để tranh luận.
Vàng tăng
Giá vàng tăng trong phiên thứ Tư nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc giảm, nhưng sức mạnh của đồng USD, với nhiều đợt tăng lãi suất sắp xảy ra và sự lạc quan về một thỏa thuận nợ của Mỹ, đã khiến vàng thỏi giảm tháng đầu tiên trong vòng 3 tháng.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên đã tăng 0,4% lên 1.966,89 USD/ounce do dữ liệu Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Chicago yếu hơn dự kiến, sau đó giá hạ nhiệt do dữ liệu việc làm tốt hơn của Mỹ.
Tính chung cả tháng 5, giá vàng giảm gần 1,1% và thấp hơn 100 USD so với mức cao gần kỷ lục đạt được vào đầu tháng Năm.
Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 tăng 0,3% lên 1.982,10 USD.
Chỉ số USD tháng 5 tăng giá khiến vàng thỏi trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Sắt thép giảm
Giá sắt thép trên thị trường Trung Quốc giảm do dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu hơn dự kiến, với chỉ số PMI trong ngành thép nước này đã giảm 9,8 điểm cơ bản so với tháng trước xuống còn 35,2 trong tháng 5.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) đã kết thúc phiên với mức giảm 0,42% xuống 711 nhân dân tệ (102,86 USD)/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore đã đảo chiều tăng 0,55% lên 101,75 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 5 là 97,2 USD trước đó.
Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,57% xuống 3.463 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng mất 0,44%, dây thép cuộn giảm 1,32% và thép không gỉ giảm 1,45%.
Đồng giảm
Giá đồng hôm thứ Tư giảm trở lại mức thấp nhất trong 6 tháng sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc giảm nhanh hơn dự kiến trong tháng Năm.
Các số liệu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc - vốn đã tập trung vào các dịch vụ nhiều hơn là sản xuất hoặc xây dựng (sử dụng nhiều kim loại) đang mất đà.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) đã giảm 0,6% xuống 8.074 USD/tấn và gần chạm mức thấp nhất của ngày thứ Tư tuần trước là 7.867 USD.
Tuy nhiên, trong khi tồn trữ đồng tại các kho của LME trong sáu tuần qua tăng gần gấp đôi lên 100.000 tấn, thì khoảng 10.000 tấn đã được dành để giao trong những ngày gần đây.
Cao su giảm tiếp
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản giảm phiên thứ hai liên tiếp do niềm tin vào đà phục hồi của Trung Quốc tiếp tục giảm trong bối cảnh số liệu sản xuất ảm đạm.
Hợp đồng cao su giao tháng 11 của Sở giao dịch Osaka giảm 1 yên, tương đương 0,5%, xuống 208,0 yên ($1,54)/kg. Tính chung trong tháng 5, giá giảm 0,3%, là tháng giảm thứ tư liên tiếp.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 60 CNY xuống còn 11.830 CNY (1.711,49 USD)/tấn.
Nhu cầu cao su hiện tại rất yếu, đặc biệt là ở Trung Quốc khi hàng tồn kho của nước này đạt mức cao chưa từng có.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 giảm nhanh hơn dự kiến, trong khi lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm trong 4 tháng đầu năm 2023, khiến thị trường tài chính châu Á giảm điểm.
Bông giảm do USD mạnh và nhu cầu của Trung Quốc gặp khó khăn
Giá bông kỳ hạn trên sàn ICE đã giảm hơn 1% vào thứ Tư do đồng USD mạnh lên và dữ liệu yếu kém từ nước tiêu dùng hàng đầu thế giới - Trung Quốc - làm gia tăng lo ngại về nhu cầu.
Hợp đồng bông kỳ hạn tháng 7 giảm 0,85 cent, tương đương 1%, xuống 83,14 cent/lb, biên độ giá trong phiên là 82,56 đến 84,49 cent/lb.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng, giá bông tăng mạnh nhất kể từ tháng 11, tăng khoảng 5,5%.
Đồng USD mạnh và thị trường chứng khoán đi xuống đang ảnh hưởng đến giá bông.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 giảm nhanh hơn dự kiến do nhu cầu suy yếu, gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
Cà phê arabica tăng, robusta giảm
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 1,55 cent, tương đương 0,9%, lên 1,7865 USD/lb.
Cả chất lượng và khối lượng arabica thu hoạch ở Brazil cho đến nay đều như mong đợi, với giá nội địa giảm khoảng 2,5% trong tuần qua.
Cà phê robusta giao tháng 7 giảm 6 USD, tương đương 0,2%, xuống 2.556 USD/tấn, sau khi chạm mức cao nhất 15 năm vào thứ Ba tuần trước.
Các nhà kinh doanh cà phê Robusta lo lắng rằng thị trường sẽ vẫn khan hiếm cho đến năm sau do sự thiếu hụt quá rõ rệt ở châu Á khiến xuất khẩu cải thiện từ Brazil có thể không đủ để thu hẹp khoảng cách.
Ngô, lúa mì, đậu tương giảm tiếp
Giá đậu tương và ngũ cốc kỳ hạn tại Chicago tiếp tục giảm vào thứ Tư, với giá lúa mì chạm mức thấp nhất trong hai năm rưỡi, do thị trường tập trung vào nguồn cung toàn cầu dồi dào và lo ngại về tình hình kinh tế thế giới.
Giá lúa mì trên Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT) giảm 2,5% xuống 5,76 - 1/4 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.
Giá ngô trên sàn CBOT giảm 1,3% xuống 5,86-1/4 USD/bushel, lùi xa hơn so với mức cao nhất một tháng đạt được hôm thứ Sáu. Giá đậu tương tăng 1,2% lên 12,81 USD/bushel sau khi chạm mức yếu nhất kể từ tháng 12 năm 2021 trước đó.
Đường giảm tiếp
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,27 cent, tương đương 1,1%, xuống 25,06 cent/lb. Hợp đồng này đã giảm 7,15% trong tháng Năm.
Các quan chức ngành đường Ấn Độ cho biết các nhà máy nước này đã vận chuyển toàn bộ 6,1 triệu tấn đường được phép xuất khẩu, đồng thời cho biết thêm nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới khó có thể cho phép xuất khẩu thêm trong niên vụ kết thúc vào tháng 9.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 10,7 USD, tương đương 1,5%, xuống 696,1 USD/tấn.
Dầu cọ chạm đáy mới
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia giảm phiên thứ ba liên tiếp và chạm mức thấp mới do giá các loại dầu cạnh tranh giảm và dữ liệu xuất khẩu trong tháng Năm thấp.
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia giảm 5,82% xuống 3.205 ringgit (722,66 USD)/tấn. Tính chung cả tháng, giá giảm tháng thứ 3 liên tiếp.
Hợp đồng dầu đậu tương hoạt động mạnh nhất của Đại giảm 3,88%, trong khi hợp đồng dầu cọ của sàn này giảm 4,87%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago cũng giảm 2,1%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 1/6
Tin liên quan
Thị trường hàng hoá: Ca cao, khí đốt tăng phi mã 18/06/2024 09:00
Chuyên gia: Lạm phát tăng mạnh trong hai tháng đầu năm không đáng ngại vì sức cầu rất yếu 05/03/2024 18:00
Thị trường hàng hóa đang trong tình trạng siêu thắt chặt 28/01/2024 14:37
Cùng chuyên mục
Gojek dừng hoạt động tại Việt Nam từ 16/9
Kinh tế - Tài chính 05/09/2024 07:15
Bánh trung thu đua nhau khuyến mãi lớn vì sợ ế
Kinh tế - Tài chính 03/09/2024 08:00
VinFast xuất khẩu 1.000 xe điện tay lái nghịch sang Indonesia
Kinh tế - Tài chính 02/09/2024 08:00
Phát hiện, thu giữ hàng trăm bánh trung thu không rõ nguồn gốc
Kinh tế - Tài chính 01/09/2024 09:00
Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước
Thị trường 31/08/2024 17:00
Kinh tế gặp khó hay người dân đang quá dễ tính với bánh trung thu online giá rẻ?
Thị trường 31/08/2024 07:10
Các tin khác
Doanh nghiệp xuất khẩu đón đơn hàng sôi động cuối năm
Thị trường 28/08/2024 14:57
Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu "chắc chân" trước biến động
Thị trường 27/08/2024 12:00
Đông Nam Á hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư
Thị trường 27/08/2024 11:00
Tụt hậu trước mục tiêu, các thương hiệu thời trang gia tăng lượng phát thải
Thị trường 26/08/2024 10:00
Giá vàng tăng nhưng nguồn hàng cạn kiệt: Mua bán vắng lặng, DN gặp khó
Kinh tế - Tài chính 25/08/2024 12:44
Nhiều DN kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội bị kiểm tra
Kinh tế - Tài chính 24/08/2024 09:05
Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước ổn định
Kinh tế - Tài chính 23/08/2024 10:36
Hành trình kết nối đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi siêu thị
Kinh tế - Tài chính 22/08/2024 16:56
Tập đoàn đa quốc gia "đè bẹp" các chợ online của người Việt
Kinh tế - Tài chính 22/08/2024 15:16
Thị trường thanh toán một chạm sẽ ra sao khi Apple "mở cửa" tap-to-pay?
Thị trường 22/08/2024 11:00
EVN lỗ 47.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Công Thương nói gì?
Thị trường 21/08/2024 19:15
Tăng cường kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa dịp Tết Trung thu
Kinh tế - Tài chính 20/08/2024 17:20
Triển vọng mới cho sầu riêng đông lạnh Việt Nam
Thị trường 20/08/2024 12:00
Xuất khẩu rau quả bứt phá vượt mục tiêu
Thị trường 19/08/2024 09:28
Đà Nẵng: Tạm giữ hơn 1.800 bánh trung thu không có hóa đơn
Kinh tế - Tài chính 19/08/2024 07:05
Thương mại điện tử bùng nổ: Cuộc chơi dành cho người biết nắm bắt
Kinh tế - Tài chính 17/08/2024 15:10
Khơi thông hành lang pháp lý để thương mại điện tử Việt Nam đứng hàng đầu ASEAN
Thị trường 15/08/2024 17:00
Khu thương mại tự do: Động lực tăng trưởng mới của địa phương
Thị trường 15/08/2024 16:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00