Doanh nghiệp thép Việt Nam không còn 'bị động' trong các vụ kiện chống bán phá giá

Sau thời gian ban đầu chủ yếu đứng ở vai trò bị động của người bị kiện trong các vụ việc phòng về thương mại, các doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam cũng đã chủ động phát hiện các hành vi thương mại không lành mạnh của các doanh nghiệp để xây dựng hồ sơ và đề nghị Bộ Công Thương khởi xướng điều tra.
Doanh nghiệp thép Việt Nam không còn 'bị động' trong các vụ kiện chống bán phá giá
Công nghiệp thép Việt Nam đã vươn lên làm chủ khoa học - công nghệ, làm chủ nền công nghiệp thép với tổng công suất 28 triệu tấn thép thô/năm, đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thép thô (theo xếp hạng của Hiệp hội Thép thế giới - WSA), trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu sản phẩm thép lớn trong khu vực và toàn cầu.

Thép là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ một nền ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào thép nhập khẩu, đến nay, công nghiệp thép Việt Nam đã vươn lên làm chủ khoa học - công nghệ, làm chủ nền công nghiệp thép với tổng công suất 28 triệu tấn thép thô/năm, đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thép thô (theo xếp hạng của Hiệp hội Thép thế giới - WSA), trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu sản phẩm thép lớn trong khu vực và toàn cầu.

Đã sớm 'quen' với việc bị kiện

Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, ngành thép của Việt Nam sớm phải đối mặt với các vụ kiện về phòng vệ thương mại, trong đó sớm nhất là vào năm 2004 khi Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành khởi kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép ống của Việt Nam. Từ đó đến nay, thị trường nước ngoài đã kiện phòng vệ thương mại đối với thép xuất khẩu của Việt Nam tổng số 81 vụ việc.

Những vụ kiện này hầu hết đến từ các thị trường chính xuất khẩu thép của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, một số nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, gần đây, Mexico, Hoa Kỳ nổi lên là thị trường khởi xướng nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường này gia tăng nhanh.

Ông Đinh Quốc Thái chia sẻ, năm 2004, dường như khái niệm "phòng vệ thương mại" còn rất mới với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành thép còn rất hoang mang và chưa có nhiều kinh nghiệm đối mặt với các vấn đề này.

Thậm chí, có một số vụ việc mà mức thuế chống bán phá giá áp dụng có các doanh nghiệp Việt Nam lên tới hàng trăm phần trăm. Đơn cử, năm 2026, Bộ Thương mại Thái Lan áp thuế chống bán phá giá dao động từ 2,38 - 310,74% đối với ống thép hàn không gỉ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam trong 5 năm.

"Tuy nhiên, sau một thời gian đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, từ các bài học thực tế rút ra, các doanh nghiệp về cơ bản đã làm quen với quy trình của một vụ kiện", ông Thái đánh giá.

Chủ động ứng phó

Cho tới thời gian gần đây, mặc dù đi kèm theo xu thế phát triển thương mại toàn cầu, doanh nghiệp thép vẫn phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra hơn. Mặc dù vậy, ông Đinh Quốc Thái cho hay, nhờ việc đã dần bắt nhịp được với yêu cầu của cơ quan điều tra các nước cùng với sự chuẩn bị kỹ càng trong nội tại doanh nghiệp và sự giúp đỡ của Bộ Công Thương, nhất là Cục Phòng vệ thương mại nhiều vụ việc đã có được kết quả đáng ghi nhận.

Ví dụ như, năm 2017, Australia kết luận không tồn tại hành vi bán phá giá của Việt Nam đối với mặt hàng thép dây dạng cuộn. Năm 2019, Indonesia thông báo dừng quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn lạnh sau 2 năm điều tra; năm 2020, Australia chấm dứt điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép chính xác.

Từ các vụ việc kháng kiện, ông Đinh Quốc Thái cho biết, doanh nghiệp thép đã rút ra được một số kinh nghiệm để có thể chủ động trong việc ứng phó với các vụ việc. Doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến quy định pháp luật của các nước điều tra, từ đó hiểu được quy trình diễn ra của mỗi vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh thuế hay tự vệ.

Mặt khác doanh nghiệp thép đã xây dựng hệ thống quản trị, bố trí nguồn lực, chuẩn hóa hệ thống thông tin nhằm giúp cho việc truy xuất thông tin phục vụ cho các vụ việc phòng vệ thương mại được nhanh chóng và chính xác, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn trả lời mà Cơ quan điều tra đưa ra.

"Tính chủ động trong công tác phòng vệ thương mại của ngành thép dần đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay, các doanh nghiệp còn chủ động rà soát thường xuyên kế hoạch hoạt động xuất khẩu để có thể tận hưởng được những ưu đãi từ các hiệp định thương mại mà vẫn tránh được những cuộc điều tra phòng vệ thương mại", ông Thái cho biết.

Hơn thế nữa, sau thời gian ban đầu chủ yếu đứng ở vai trò bị động của người bị kiện trong các vụ việc phòng về thương mại, các doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam cũng đã chủ động phát hiện các hành vi thương mại không lành mạnh của các doanh nghiệp để xây dựng hồ sơ và đề nghị Bộ Công Thương khởi xướng điều tra. Hiện tại, đã có 12 vụ việc phòng vệ thương mại của Việt Nam được khởi xướng liên quan đến sản phẩm thép và tất cả những vụ việc này đều đưa đến việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu.

Trong thời gian tới, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương và Cơ quan nhà nước: Tiếp tục làm việc với các đối tác đã ký FTA còn nghi ngại về việc tồn tại "thị trường đặc biệt" hoặc chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam (như Hoa Kỳ) để các đối tác công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và không tồn tại thị trường đặc biệt để công bằng, chủ động hơn cho doanh nghiệp khi làm việc với cơ quan điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại.

Đồng thời, tiếp tục chủ trì các kênh đối thoại giữa doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các bên liên quan để tăng cường sự hiểu biết hợp tác, nhằm hạn chế tối đa các vụ kiện và điều tra phòng vệ thương mại gây tốn kém nguồn lực của đối tác (kể cả nước khởi xướng điều tra và nước ứng phó) trong khuôn khổ các FTA đã ký. Tăng cường nguồn lực để tiếp tục sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại (đối với hàng hóa nhập khẩu) và ứng phó có hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại (đối với hàng hóa xuất khẩu) để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Theo dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp, mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng ngành thép bình quân hàng năm từ 5-7%; tiêu thụ từ 270-280 kg/người/năm; công suất sản xuất thép của các nhà máy luyện kim trong nước tăng lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đạt từ 40 - 45 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030. Giai đoạn đến năm 2050, tốc độ tăng trưởng ngành thép bình quân hàng năm xấp xỉ 5%; tiêu thụ 360 - 370 kg/người/năm; sản lượng thép của Việt Nam vào năm 2050 đạt từ 65 - 70 triệu tấn.

Nguồn: Doanh nghiệp thép Việt Nam không còn 'bị động' trong các vụ kiện chống bán phá giá

Phan Trang
baochinhphu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thép Việt Nam không còn

Doanh nghiệp thép Việt Nam không còn 'bị động' trong các vụ kiện chống bán phá giá

Sau thời gian ban đầu chủ yếu đứng ở vai trò bị động của người bị kiện trong các vụ việc phòng về thương mại, các doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam cũng đã chủ động phát hiện các hành vi thương mại không lành mạnh của các doanh nghiệp để xây dựng hồ sơ và đề nghị Bộ Công Thương khởi xướng điều tra.

Các tin khác

Ngành rau quả chung tay đưa xuất khẩu đạt 10 tỷ USD

Ngành rau quả chung tay đưa xuất khẩu đạt 10 tỷ USD

Mới đây (6/1), Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ V 2024 - 2029. Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm.
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng trưởng 9%, đạt kỳ vọng của Chính phủ

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng trưởng 9%, đạt kỳ vọng của Chính phủ

Nhờ áp dụng nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường nội địa và kích cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm, ngành dịch vụ đã đạt được sự tăng trưởng tích cực trong năm 2024.
Hà Nội sẽ thanh tra loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hà Nội sẽ thanh tra loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử

UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. UBND TP Hà Nội giao Sở Công thương Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử đối với một số công ty.
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh sẽ bị tính thuế

Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh sẽ bị tính thuế

Từ ngày 18/2, chính sách miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng bán qua chuyển phát nhanh sẽ ngừng.
TPHCM: Đảm bảo giá cả thị trường ổn định trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

TPHCM: Đảm bảo giá cả thị trường ổn định trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

UBND TPHCM vừa ban hành Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá và thực hiện báo cáo giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Giá xăng tăng trong kỳ điều hành đầu năm 2025

Giá xăng tăng trong kỳ điều hành đầu năm 2025

Từ 15h ngày 2/1/2025, giá xăng dầu đồng loạt tăng, giá xăng tăng từ 199- 240 đồng/lít.
Sầu riêng Việt Nam gia tăng thị phần mạnh mẽ tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam gia tăng thị phần mạnh mẽ tại Trung Quốc

Theo số liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc, trong 3 quý đầu năm 2024 nước này đã nhập khẩu 1,38 triệu tấn sầu riêng tươi trị giá 6,2 tỷ USD. Hầu hết sầu riêng tươi đều được nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, trong đó phần lớn đến từ Việt Nam và Thái Lan.
Bốn xu hướng định hình lại bán lẻ vào năm 2025

Bốn xu hướng định hình lại bán lẻ vào năm 2025

Xu hướng bán lẻ phản ánh rõ những hành vi vốn đang có nhiều thay đổi và khá phức tạp của người tiêu dùng. Chúng được định hình bởi cảm xúc, chịu ảnh hưởng của thế giới xung quanh và được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong xã hội cũng như từ những tiến bộ của công nghệ.
Giá xăng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá xăng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (26/12). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 26/12/2024.
Doanh nghiệp tăng cường bán hàng trực tuyến mùa Tết

Doanh nghiệp tăng cường bán hàng trực tuyến mùa Tết

Xu hướng tiêu dùng đang thay đổi, với việc nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh giảm bớt hoặc đóng cửa các cửa hàng truyền thống do chi phí cao. Thay vào đó, họ chuyển dần sang bán hàng online thông qua các kênh và nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Xuất khẩu online là cơ hội vàng cho hàng Việt

Xuất khẩu online là cơ hội vàng cho hàng Việt

Nếu như doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội nền tảng thương mại điện tử thì con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của nước ta hiện nay sẽ còn gia tăng hơn.
Cường Thịnh Fish - Chất lượng cá sông Đà là giá trị của thương hiệu

Cường Thịnh Fish - Chất lượng cá sông Đà là giá trị của thương hiệu

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng thực phẩm, nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn đã trở thành một xu hướng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Trước thực tế đó, Cường Thịnh Fish đã nổi lên như một biểu tượng tiên phong trong ngành thủy sản, đặc biệt là dòng sản phẩm Cá sông Đà. Không chỉ khẳng định vị thế trên thị trường, thương hiệu Cường Thịnh Fish đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng với cam kết vững chắc về chất lượng và sự an toàn.
EU tiếp tục tăng tần suất kiểm tra sản phẩm sầu riêng Việt Nam

EU tiếp tục tăng tần suất kiểm tra sản phẩm sầu riêng Việt Nam

Do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, căn cứ Điều 5 và Điều 6 của Quy định (EU) 2019/1793, EU tăng tần suất kiểm tra sầu riêng tại biên giới từ 10% lên 20%.
Hàng hoá không rõ xuất xứ, thiếu hợp chuẩn hợp quy đang bị ‘thả nổi’?

Hàng hoá không rõ xuất xứ, thiếu hợp chuẩn hợp quy đang bị ‘thả nổi’?

Hàng giả hàng nhái như “ma trận”, trong khi hiểu biết về pháp luật và quy định ghi nhãn hàng hóa nói riêng của người tiêu dùng còn hạn chế, việc kiểm tra hàng giả còn nhiều khó khăn. Đây là những thách thức không nhỏ trong việc ngăn chặn hàng giả, kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng.
Các thương hiệu xa xỉ ‘quay xe’, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ

Các thương hiệu xa xỉ ‘quay xe’, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ

Đối mặt với sự giảm mạnh về nhu cầu đối với các mặt hàng như túi xách giá từ 3.000 USD trở lên, áo khoác cashmere giá 4.000 USD trở lên, các thương hiệu hàng xa xỉ đang thay đổi chiến lược, mở rộng dòng sản phẩm như khăn quàng cổ, thắt lưng, ví và đồ gia dụng có giá từ 500 USD trở xuống.
Thị trường bán lẻ Việt Nam là một điểm sáng đầy tiềm năng

Thị trường bán lẻ Việt Nam là một điểm sáng đầy tiềm năng

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng đầy tiềm năng, tạo ra một sân chơi vô cùng hấp dẫn cho các doanh nghiệp lớn và các nhà bán lẻ vừa và nhỏ, tạo ra sự phát triển bền vững…
Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng

Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng

Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Bộ Y tế đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những rủi ro về an toàn chất lượng.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động