Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Liên tục xử lý vi phạm
Gần đây, Bộ Y tế đã có những chỉ đạo các địa phương thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cơ quan này đã xử lý 126 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt hơn 16,8 tỷ đồng. Các địa phương đã kiểm tra 941.836 cơ sở, trong đó có 85.551 cơ sở có vi phạm, phạt tiền 20.881 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 123 tỷ đồng.
Các vi phạm chủ yếu là sản xuất thực phẩm chức năng giả; nhập thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng về Việt Nam rồi thay bao bì, nhãn mác… và mang đi tiêu thụ; sản xuất thực phẩm chức năng có chứa chất cấm; quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng...
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn do sự phát triển của các hình thức quảng cáo qua mạng, tư vấn bán hàng qua điện thoại...
Việc quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tự công bố, nhưng một bộ phận doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế này để thực hiện không đúng quy định, một số tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận bất chấp pháp luật, sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
Lực lượng chức năng thu giữ hơn 4.000 thùng hàng là thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng với hơn 100 mã hàng, hơn 60.000 sản phẩm, hàng nghìn vỏ bao bì giả; tổng tiền hàng ước tính hơn 10 tỷ đồng. |
Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý
Để quản lý thực phẩm chức năng hiệu quả, theo các chuyên gia, việc tiên quyết là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý. Theo đó, cần có quy định chi tiết về định nghĩa, tiêu chuẩn chất lượng, thành phần, hướng dẫn sản xuất và tiếp thị các sản phẩm này.
Các quy định phải phân biệt rõ ràng giữa thực phẩm chức năng và thuốc, tránh tình trạng nhầm lẫn, dẫn đến việc lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.
Cùng với đó, phải có cơ chế kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường; yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm chức năng cung cấp đầy đủ thông tin về thành phần, cách sử dụng và các tác dụng phụ trên bao bì sản phẩm.
Việc tiếp thị thực phẩm chức năng cần được giám sát chặt chẽ để tránh các thông tin sai lệch về công dụng của sản phẩm.
Đặc biệt, phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm như sản xuất, phân phối, tiếp thị sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đạt chất lượng hoặc cung cấp thông tin sai lệch về công dụng.
Một giải pháp quan trọng để quản lý thực phẩm chức năng hiệu quả là ứng dụng công nghệ thông tin vào giám sát và kiểm tra; sử dụng phần mềm quản lý, hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi nguồn gốc, chất lượng và tình trạng của từng lô sản phẩm giúp nâng cao hiệu quả quản lý.
Công nghệ cũng có thể giúp giám sát việc thực thi các quy định liên quan đến tiếp thị và quảng cáo thực phẩm chức năng.
Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng cũng rất quan trọng. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền về cách chọn lựa, sử dụng và bảo quản thực phẩm chức năng sao cho hiệu quả và an toàn.
Quản lý thực phẩm chức năng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Với các biện pháp pháp lý rõ ràng, kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát tiếp thị, giáo dục người dân và hình thức xử phạt nghiêm minh, chúng ta có thể giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến sử dụng thực phẩm chức năng, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả.
Nguồn: Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Thị trường 21/12/2024 08:00
Các tin khác
Ngành bán lẻ năm 2025 dưới góc nhìn của cựu CEO Amazon
Thị trường 20/12/2024 08:00
Xăng 95 tăng mạnh lên mức 21.004 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 16:12
Giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng trong nước tăng giá mua
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 09:22
Tạo “bước nhảy” xuất khẩu sang EU
Thị trường 17/12/2024 12:00
Giá vàng thế giới đi ngang sau một tuần giao động với biên độ lớn
Thị trường 15/12/2024 13:02
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 15:47
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 14:54
Giá vàng thế giới và trong nước giảm mạnh
Thị trường 13/12/2024 10:57
Giá xăng RON95 tăng nhẹ, giá dầu đồng loạt đi xuống
Thị trường 12/12/2024 15:10
Tín hiệu tích cực từ thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Thị trường 12/12/2024 10:00
Năm 2025 quy mô thị trường thương mại điện tử sẽ vượt mốc 25 tỷ USD
Thị trường 11/12/2024 16:00
Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 11/12/2024 09:52
Cùng Ford Ranger và Everest bứt phá giới hạn, truyền lửa đam mê
Thị trường 11/12/2024 08:26
Giá vàng hôm nay tăng mạnh
Thị trường 10/12/2024 10:20
Các thương hiệu nhà hàng Trung Quốc “xuất khẩu cuộc chiến giá rẻ” sang Đông Nam Á
Thị trường 09/12/2024 08:00
Cơ hội xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Thị trường 08/12/2024 10:00
Hàng lậu, hàng giả diễn biến phức tạp dịp cuối năm
Thị trường 06/12/2024 12:00
Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 06/12/2024 10:19
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00