Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?
Tác động khi thông tư 02 ngừng hiệu lực
Ngày 1/1/2025, Thông tư 02/2023/TT-NHNN sẽ chính thức hết hiệu lực, kết thúc thời gian áp dụng chính sách tái cơ cấu nợ cho các khách hàng gặp khó khăn tài chính. Thông tư này được áp dụng từ tháng 5/2023, giúp các ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ cho các khoản vay, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, sau khi Thông tư 02 hết hiệu lực, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu và những khoản vay tái cơ cấu.
Báo cáo tài chính của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy số dư nợ xấu đã gia tăng 27,9% so với cuối năm 2023, lên mức 259.186 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu 2,3% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 10/2024 ghi nhận mức 1,96% tổng dư nợ.
Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán BSC và VCBS đều cho rằng, việc dừng áp dụng Thông tư 02 sẽ không gây ra cú sốc lớn đối với các ngân hàng, ít có khả năng tạo ra sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ tái cơ cấu cao, đặc biệt là các khoản vay liên quan đến bất động sản, sẽ đối mặt với áp lực gia tăng chi phí tín dụng và dự phòng rủi ro trong thời gian tới.
Nợ xấu ngân hàng có xu hướng chậm lại thời gian gần đây. (Ảnh minh họa) |
Theo các chuyên gia, nếu các doanh nghiệp không thể phục hồi nhanh chóng sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, rủi ro nợ xấu sẽ tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu khi Thông tư 02 không còn hiệu lực.
Dù có sự phân hóa rõ rệt trong chất lượng tài sản giữa các ngân hàng, các chuyên gia đánh giá rằng những ngân hàng lớn, đặc biệt là những ngân hàng có tỷ lệ nợ tái cơ cấu thấp, sẽ có khả năng kiểm soát tác động của việc Thông tư 02 hết hiệu lực tốt hơn. Họ sẽ tiếp tục duy trì chất lượng tài sản ổn định, đồng thời duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức kiểm soát.
Ngược lại, các ngân hàng có tỷ lệ nợ tái cơ cấu cao, đặc biệt là liên quan đến các khoản vay bất động sản, sẽ phải đối mặt với rủi ro tài sản lớn hơn. Các nhà phân tích từ Công ty CP Đầu tư Xếp hạng tín nhiệm Việt Nam (VIS Rating) cảnh báo, những ngân hàng này có thể phải ghi nhận chi phí tín dụng cao hơn trong bối cảnh xử lý các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn.
Những nhà phát triển bất động sản gặp vấn đề pháp lý hoặc khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo ra những tác động lớn đối với ngân hàng. Do đó, một số ngân hàng trong nhóm này có thể phải tiếp tục đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tài sản bảo đảm.
Nợ xấu vẫn là bài toán khó
Nợ xấu ngành ngân hàng được đánh giá tăng nhanh. Các chuyên gia cho rằng, nhiều ngân hàng vẫn gặp vướng trong quá trình xử lý tài sản làm ảnh hưởng đến quá trình khắc phục nợ xấu.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng có nhiều giải pháp để giảm áp lực nợ xấu. Một trong những giải pháp chính là trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu bằng nguồn tự lực của các ngân hàng. Đồng thời, đẩy mạnh thu hồi nợ, xử lý các loại tài sản đảm bảo với các khoản nợ không có khả năng thu hồi…
Nhưng trong bối cảnh thị trường bất động sản có lúc trầm lắng, dù đã có dấu hiệu chuyển động thời gian vừa qua nhưng giá cao nên vấn đề xử lý phát mại tài sản đảm bảo cũng như tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn.
Theo ông Hùng, nhiều khách hàng thiếu hợp tác, tổ chức tín dụng không được quyền thu giữ tài sản, cá biệt có khách hàng cố tình không trả nợ… Điều này ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Ông Hùng cho rằng, trong năm 2025, nợ xấu vẫn là một bài toán" khó với các ngân hàng, đặc biệt khi các doanh nghiệp còn đang rất khó khăn, vừa mới trải qua giai đoạn dài ảnh hưởng bởi Covid-19, tiếp tục gánh chịu hậu quả từ thiên tai như bão Yagi.
Theo kết quả khảo sát của NHNN, các tổ chức tín dụng nhận định tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm trong quý IV/2024 so với quý trước và kỳ vọng tiếp tục giảm trong quý I/2025.
Chứng khoán ACBS nhận xét, nợ xấu dường như đã tạo đỉnh và có thể cải thiện trong năm 2025.
Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán TPBank (TPS) cũng cho rằng, trong năm 2025, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có thể giảm xuống 1,8% do được hỗ trợ bởi các biện pháp quản lý rủi ro chặt chẽ hơn và sự cải thiện trong chất lượng tài sản.
Nhưng chi phí tín dụng dự kiến sẽ tăng nhẹ do bộ đệm dự phòng hiện không còn dày. Đặc biệt, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức trong việc xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản vay liên quan đến bất động sản.
Nguồn: Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?
Tin liên quan
Gấp rút mua sắm camera giám sát an toàn giao thông 15/01/2025 15:36
Doanh nghiệp bán lẻ đua nhau giảm giá trong những ngày cuối năm 15/01/2025 10:13
Chở trẻ em không đúng cách trên xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng 15/01/2025 10:09
Cùng chuyên mục
Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?
Tài chính 15/01/2025 11:00
Các tin khác
Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế
Tài chính 14/01/2025 10:00
Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD
Tài chính 14/01/2025 08:00
Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?
Tài chính 13/01/2025 06:00
Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?
Tài chính 12/01/2025 11:00
Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
Tài chính 10/01/2025 17:00
Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân
Tài chính 10/01/2025 14:33
Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ
Tài chính 10/01/2025 06:00
Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?
Tài chính 09/01/2025 17:00
Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tài chính 09/01/2025 12:00
Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định
Tài chính 09/01/2025 09:00
Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?
Tài chính 09/01/2025 06:00
Ngừng cơ cấu nợ, áp lực nợ xấu bất động sản đè nặng lên các ngân hàng
Tài chính 08/01/2025 16:00
Tạm hoãn xuất cảnh nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng
Tài chính 08/01/2025 10:00
Cảnh báo rủi ro khi đổi tiền lì xì qua mạng dịp Tết
Tài chính 06/01/2025 14:51
VND có thể mất giá 3% trong năm 2025
Tài chính 04/01/2025 12:00
Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới
Tài chính 04/01/2025 08:00
Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương
Tài chính 03/01/2025 07:57
Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Tài chính 02/01/2025 17:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00