Sầu riêng mang lại nhiều kỳ vọng cho ngành xuất khẩu rau củ
Đua nhau chặt cà phê, tiêu để trồng sầu riêng: Hậu quả khó lường Cảnh báo phát triển nóng cây sầu riêng |
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau củ năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt 4 tỉ USD, tăng 20% so với năm ngoái và phần tăng thêm này hoàn toàn khả thi nếu xuất khẩu sầu riêng đạt mục tiêu trên 1 tỉ USD.
Năm 2022, cơ cấu chủng loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam có chuyển biến tích cực khi tỷ trọng sản phẩm chế biến tăng. Những tháng đầu năm 2023, ngành hàng này cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực khi rau quả xuất khẩu tháng 2/2023 đạt khoảng 324 triệu USD, tăng 53,1% so với tháng 2/2022. 2 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt khoảng 565 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Tín hiệu tích cực
Đánh giá về tiềm năng của ngành hàng xuất khẩu này, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã có những nhận định trên Tạp chí Hải Quan. Cụ thể, ông Nguyên cho rằng, trong bối cảnh chung, rau quả là số ít mặt hàng có sự tăng trưởng tích cực ngay từ đầu năm, trong đó, xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc tăng trưởng tốt, khoảng 23% so với năm ngoái là yếu tố chính thúc đẩy ngành hàng rau tăng trưởng khả quan. Việc Trung Quốc bỏ chính sách “Zero-Covid” đã giúp xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này lấy lại đà tăng trưởng.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyên, năm 2022 Việt Nam đã ký được một số nghị định quan trọng, nhất là tháng 7/2022 ký được nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu sầu riêng; tháng 11, ký nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu chuối, sau đó là khoai lang, tổ yến trúng vào dịp tết Nguyên đán thị trường Trung Quốc tiêu thụ rau quả tăng mạnh; tháng 10, Mỹ cho phép xuất bưởi sang nước này, tháng 11, New Zealand ký kết mở cửa thị trường xuất khẩu bưởi, chanh của Việt Nam sang nước này.
Trong các nghị định thư, thỏa thuận ký kết, đáng kể nhất là thị trường Trung Quốc, chiếm 56-60% kim ngạch xuất khẩu. Nên khi có nghị định thư xuất chuối, sầu riêng là những mặt hàng chủ chốt thì kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rất cao. Hơn nữa từ ngày 8/1, Trung Quốc mở cửa khẩu biên giới, bỏ chính sách kiểm soát phòng chống dịch hàng hóa có thể đi thẳng qua biên giới giao hàng mà không phải chờ thay xe, thay tải. Sầu riêng từ Đắk Lắk đi lên biên giới qua chợ Trung Quốc chỉ mất 1,5 ngày, thay vì trước đó mất 2-3 tuần mới đến chợ. Như vậy doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí logistics.
Với những lợi thế đó, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, dự kiến cả quý 1 ngành rau quả sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 900 triệu đến 1 tỷ USD. Trong hai tháng đầu năm mặt hàng trọng điểm là sầu riêng chưa vào chính vụ, tháng 3-5 sầu riêng, chuối vào chính vụ, dự báo kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng hơn nữa.
Nhiều giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng thị trường không còn là câu chuyện mới hay của riêng gì ngành rau quả nhưng đây là giải pháp cần thiết nhất để ngành rau quả tận dụng được những lợi thế của mình.
Hiện thị trường trái cây và rau quả chế biến thế giới dự báo đạt khoảng 392 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam hiện nay xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng trái cây tươi, khó vận chuyển xa do không thể bảo quản được lâu. Do đó, các doanh nghiệp ngành rau quả cần tập trung vào phân khúc sản phẩm chế biến, bởi đây là xu hướng của thị trường trong thời gian tới.
Riêng với thị trường EU, mỗi năm thị trường này nhập khẩu rau củ quả khoảng 120 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả toàn cầu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang thị trường EU chỉ đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với thị phần mà thị trường này đang nhập khẩu. Trong cơ cấu rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU thời gian qua, sản phẩm tươi chiếm khoảng 70%, sản phẩm chế biến chỉ chiếm 30% (nước ép trái cây, nước ép đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn).
Bộ Công Thương nhận định, do thói quen ăn uống để bảo vệ, tăng cường sức khỏe, vì vậy, lượng rau, quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng tại EU. Tuy nhiên, thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về các truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do đó, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm… để từ đó gia tăng chất lượng hàng hóa, chinh phục thị trường "khó tính" này.
Trao đổi về vấn đề giữ vững thị trường tiềm năng và phát triển thị trường mới cho ngành xuất khẩu rau qua, ông Nguyên nhấn mạnh, vấn đề quan trọng hiện nay đối với ngành hàng là nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng thị trường.
Chẳng hạn đối với mặt hàng sầu riêng, vấn đề hiện nay là số lượng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp đã hết quota xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải chờ đến năm sau để được cấp mới. Đó là tình trạng thắt cổ chai sầu riêng, nghĩa là tiềm năng lớn nhưng mã số ít, nguồn ra hạn chế.
Để khắc phục vấn đề trên, theo ông Nguyên, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn cho bà con nông dân, cơ sở đóng gói nắm bắt, hiểu rõ những tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp mã. Nếu để người nông dân tự đối phó sẽ rất khó khăn. Về phía doanh nghiệp, người dẫn cần chuyển đổi mô hình phát triển đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng trồng đạt tiêu chuẩn về diện tích để xin được mã số vùng trồng.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau củ năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt 4 tỉ USD, tăng 20% so với năm ngoái và phần tăng thêm này hoàn toàn khả thi nếu xuất khẩu sầu riêng đạt mục tiêu trên 1 tỉ USD.
Mỗi năm Trung Quốc nhập khoảng 4 tỉ USD sầu riêng, 90% nhập từ Thái Lan, còn lại nhập từ Malaysia, Myanmar dưới dạng cấp đông... Sầu riêng tươi Việt Nam đang được đánh giá cao và cơ hội để đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD trong năm nay rất triển vọng.
Sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh khi vào thị trường hơn 1,4 tỉ dân nhờ khoảng cách vận chuyển gần, chỉ mất 1,5 ngày so với thời gian 7-10 ngày của sầu riêng Thái Lan.
Chất lượng trái sầu riêng Việt Nam vì thế cũng được bảo quản tốt, tươi ngon. Các lợi thế này giúp giá bán sầu riêng của Việt Nam hiện cũng tốt hơn so với hàng Thái Lan.
Nguồn: Sầu riêng mang lại nhiều kỳ vọng cho ngành xuất khẩu rau củ
Tin liên quan
Gấp rút mua sắm camera giám sát an toàn giao thông 15/01/2025 15:36
Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp bán lẻ đua nhau giảm giá trong những ngày cuối năm
Thị trường 15/01/2025 10:13
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến
Kinh tế - Tài chính 13/01/2025 10:00
Doanh nghiệp thép Việt Nam không còn 'bị động' trong các vụ kiện chống bán phá giá
Thị trường 10/01/2025 08:00
Ngành rau quả chung tay đưa xuất khẩu đạt 10 tỷ USD
Thị trường 08/01/2025 07:00
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng trưởng 9%, đạt kỳ vọng của Chính phủ
Thị trường 07/01/2025 15:21
Hà Nội sẽ thanh tra loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử
Thị trường 07/01/2025 10:00
Các tin khác
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Thị trường 06/01/2025 14:54
Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh sẽ bị tính thuế
Thị trường 05/01/2025 14:09
TPHCM: Đảm bảo giá cả thị trường ổn định trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Thị trường 04/01/2025 14:00
Giá xăng tăng trong kỳ điều hành đầu năm 2025
Kinh tế - Tài chính 02/01/2025 19:23
Sầu riêng Việt Nam gia tăng thị phần mạnh mẽ tại Trung Quốc
Thị trường 29/12/2024 08:00
Bốn xu hướng định hình lại bán lẻ vào năm 2025
Thị trường 27/12/2024 13:00
Giá xăng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 26/12/2024 16:19
Doanh nghiệp tăng cường bán hàng trực tuyến mùa Tết
Thị trường 26/12/2024 07:00
Xuất khẩu online là cơ hội vàng cho hàng Việt
Thị trường 24/12/2024 10:00
Cường Thịnh Fish - Chất lượng cá sông Đà là giá trị của thương hiệu
Kinh tế - Tài chính 23/12/2024 11:22
EU tiếp tục tăng tần suất kiểm tra sản phẩm sầu riêng Việt Nam
Thị trường 23/12/2024 09:00
Hàng hoá không rõ xuất xứ, thiếu hợp chuẩn hợp quy đang bị ‘thả nổi’?
Thị trường 23/12/2024 08:00
Các thương hiệu xa xỉ ‘quay xe’, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ
Thị trường 22/12/2024 11:00
Thị trường bán lẻ Việt Nam là một điểm sáng đầy tiềm năng
Thị trường 22/12/2024 07:00
Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Thị trường 21/12/2024 08:00
Thị trường hàng hóa 20/12: Sắc đỏ quay trở lại chiếm ưu thế trên bảng giá
Thị trường 20/12/2024 17:00
Ngành bán lẻ năm 2025 dưới góc nhìn của cựu CEO Amazon
Thị trường 20/12/2024 08:00
Xăng 95 tăng mạnh lên mức 21.004 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 16:12
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00