Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Ngày 3/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

vninfor.vn

Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội


Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở để tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ở theo cơ chế thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân; đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.

Khi lập quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội

Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp; trong đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Cụ thể, nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và sửa đổi Luật Nhà ở 2014 đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), pháp luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, trong đó sửa đổi các cơ chế, chính sách về nhà ở xã hội.

Về việc dành quỹ đất làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, sửa đổi, bổ sung quy định về đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện; đảm bảo quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương từng thời kỳ; coi chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương.

Bổ sung quy định quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất trong phần diện tích đất thương mại dịch vụ của khu công nghiệp để làm nhà lưu trú, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó.

Triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng

Về tín dụng phát triển nhà ở xã hội, xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của địa phương.

Sửa đổi, bổ sung quy định về các nguồn vốn cho phát triển nhà ở thông qua quy định về nguồn vốn mới và tối ưu hóa các nguồn vốn hiện hành nhằm hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước theo hướng bổ sung thêm việc huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển địa phương để phát triển nhà ở xã hội, giới hạn mục đích sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để phát triển hạ tầng cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, bổ sung hình thức huy động vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

Trước mắt, tập trung phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà nước (bao gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội theo hướng khuyến khích đầu tư xã hội hóa, sửa đổi, bổ sung quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội theo hướng thống nhất, đồng bộ với pháp luật khác có liên quan (đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, đấu thầu).

Bổ sung quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân theo hướng doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được giao, đồng thời làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà lưu trú công nhân. Sau khi đầu tư xong cơ sở hạ tầng khu nhà ở công nhân, Chủ đầu tư cấp I có thể tự đầu tư xây dựng nhà lưu trú hoặc bàn giao lại cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, để chuyển giao đất đã có hạ tầng cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở (Chủ đầu tư cấp II) đầu tư xây dựng các công trình nhà lưu trú cho công nhân.

Sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư thực chất hơn

Sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư thực chất hơn, theo hướng đối với phần 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội được hạch toán riêng, không phải hạch toán chung vào cả dự án; được hạch toán các chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội vào giá thành.

Sửa đổi pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp để chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội cho thuê thì được giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán.

Sửa đổi quy định các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng theo hướng không bắt buộc chủ đầu tư phải dành quỹ nhà ở để cho thuê, phương án kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) do chủ đầu tư quyết định.

Đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội

Về đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, tách đối tượng công nhân thành một đối tượng riêng bao gồm: Công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) và doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp; có cơ chế, chính sách riêng để phát triển loại hình nhà lưu trú cho công nhân thuê. Bổ sung đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội cho người lao động tại đơn vị mình thuê.

Về giải pháp tổ chức triển khai, thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các bộ, ngành, tiếp tục rà soát, nhận diện các tồn tại, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp. Trước hết, tập trung sửa đổi ngay các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của chính phủ, bộ, ngành và địa phương, đảm bảo đồng bộ, thông thoáng, phân cấp triệt để, rút ngắn các thủ tục hành chính...

Để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, cần khoảng 849.500 tỷ đồng (chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa) để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2030 là hoàn thành 1.062.200 căn hộ nhà ở xã hội, nhà công nhân. Do vậy, cần tập trung và ưu tiên tín dụng để cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đảm bảo công tác an sinh, xã hội.

Trong quá trình xây dựng chính sách, nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách theo hướng hậu kiểm (giá bán, đối tượng, điều kiện...).

Lập, sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thành việc lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương; trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp để phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021, làm cơ sở để chấp thuận đầu tư các dự án.

Người đứng đầu địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị của cá nhân; lập, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể cho việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo từng năm và theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030, đảm bảo nhu cầu của địa phương; đồng thời phải có giải pháp đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các dự án đang triển khai, các dự án đã có chủ trương đầu tư, hay việc quy hoạch, bố trí và công khai các quỹ đất đã giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để doanh nghiệp quan tâm, đề xuất dự án; đảm bảo đến năm 2030 hoàn thành đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ trên phạm vi cả nước.

Các địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối, bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm, nhằm kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.

https://baohanam.com.vn/dau-tu/phe-duyet-de-an-dau-tu-xay-dung-it-nhat-1-trieu-can-ho-nha-o-xa-hoi-97557.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Sáng 24/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình, tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai Mô hình “Cán bộ, đảng viên 5N” gắn với chuyên đề năm 2024. Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.
Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trong tỉnh luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động ở địa phương, chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Sáng 21/4, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy, do đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón các đoàn công tác, lực lượng diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng cơ động đi qua và dừng chân tại huyện Mường Ảng. Cùng đi có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Các tin khác

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Sáng nay (20/4), tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Sở Công thương tỉnh Điện Biên phối hợp Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và 200 đại biểu đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc; doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.
Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.105 ha.
Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, du lịch Yên Bái thúc đẩy vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tại tất cả các địa phương. Không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hoá, con người, du lịch đã tạo cầu nối đưa các sản vật Yên Bái vươn khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch liên quan ẩm thực.
Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 10/5, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 lô đất (cụm LK-7) tại Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Các giải pháp du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được triển khai sáng tạo, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách trong nước và quốc tế.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Sáng nay (15/4), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Về phía tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.
Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Ngày 22/4, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Long Biên sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại các ô đất ký hiệu A4/TT1 thuộc ô quy hoạch C12 và A7/TT2 thuộc ô quy hoạch C13, phường Việt Hưng, Phúc Đồng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Triển khai Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023", huyện Sông Mã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng quế với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nhân dân.
Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Ngày 14/4, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh, Chùa Cẩm Phong, tỉnh Tây Ninh tổ chức tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp và tặng bò sinh sản cho hộ có người khuyết tật, hộ nghèo xã Púng Bánh.
Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngày 12/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP tỉnh, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Từ đầu tháng 3 đến nay, nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích rừng trên địa bàn huyện Sốp Cộp được cảnh báo nguy cơ cháy ở mức cực kỳ nguy hiểm. Trước tình hình đó, huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các xã và lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động