Yên Bái: Nhọc nhằn nghề "quét rác"

Công việc quét, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt rất vất vả, thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nguy cơ mất an toàn giao thông trong ca làm việc, thu nhập không đảm bảo cuộc sống và lao động nữ là chủ yếu nhưng những nữ công nhân lao động Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái vẫn luôn yêu nghề, gắn bó với nghề mình đã chọn.
Yên Bái: Nhọc nhằn nghề "quét rác"
Mặc dù tuyến đường Nguyễn Tất Thành không được thành phố Yên Bái hợp đồng quét rác, song ngày nào chị Lương Thị Kim Thủy cũng vẫn quét lá cây rụng và thu gom rác thải sinh hoạt.

Đầu giờ mỗi buổi sáng, người dân ở thành phố Yên Bái đi làm qua những con đường: Điện Biên, Đinh Tiên Hoàng, Yên Ninh, Nguyễn Tất Thành, Trần Phú, đường Thanh Niên, Lê Văn Tám... đều cảm nhận thấy thành phố luôn xanh - sạch - đẹp. Để có những con đường sạch sẽ, đẹp đẽ suốt bốn mùa thì cả 365 ngày trong năm, lúc nào cũng có hàng trăm công nhân, người lao động của Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái đi làm sớm, tối quét, thu gom trung bình 310 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố Yên Bái thải ra, góp phần giữ gìn môi trường và làm cho những con đường của thành phố luôn sạch, đẹp, văn minh.

Chị Nguyễn Thị Thơm ở tổ 11, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái làm nghề quét rác từ năm 1996, đến năm 2022, chị về nghỉ hưu với đồng lương ít ỏi 2,3 triệu đồng/tháng, đến tháng 7/2023, tăng lương hưu lên được 2,8 triệu. Chồng chị làm bảo vệ cho một công ty ở thành phố Yên Bái, thu nhập cũng chỉ được 2,7 triệu đồng/tháng, không đảm bảo cuộc sống vì gia đình chị đang phải nuôi con đi học cao đẳng.

Yên Bái: Nhọc nhằn nghề "quét rác"
Chị Nguyễn Thị Thơm - công nhân Công ty cổ phần Môi Trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái thu gom rác thải tại khu vực chợ ga Yên Bái.

Sau khi chị nghỉ hưu, sức khỏe vẫn đảm bảo tiếp tục làm được nghề nên chị đã xin Công ty ký hợp đồng lại để làm việc với mức thu nhập 4,3 triệu đồng/tháng nhằm có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình.

- Công việc vất vả như vậy, sao chị không chọn nghề khác để làm? - Tôi hỏi.

- Chị Thơm cười: Vì mình yêu nghề, gắn bó với nghề này gần 30 năm rồi không muốn làm việc khác.

Với lại, đi làm để có thêm thu nhập chứ trông vào đồng lương hưu thì không đủ chi tiêu. Trước đây, Đội Vệ sinh số 2 giao cho mình làm việc ở đường Thanh Niên, sau đó giao cho làm việc tại đường Trần Hưng Đạo (khu vực chợ ga Yên Bái) hơn 15 năm. Sau khi ký hợp đồng lại, Công ty và Đội Vệ sinh số 2 cũng tạo điều kiện phân cho mình được làm gần nhà.

- Buổi sáng chị đi làm từ mấy giờ?

- Ca sáng mình đi làm từ 3 giờ 30 phút đến 8 giờ thì nghỉ, có hôm phải 8 giờ 30 phút, vì ở khu vực này là chợ đầu mối. Hôm nào Đội trật tự của phường đi kiểm tra, các hộ bán buôn rau, hoa quả chấp hành đúng giờ thì được nghỉ sớm; hôm nào Đội đi kiểm tra ở khu vực khác đến muộn, các hộ cũng bán muộn thì mình cũng phải nghỉ muộn hơn một chút. Ca chiều mình đi làm từ 17 giờ đến 19 giờ 30 phút mới được nghỉ, mùa đông hay mùa hè cũng vậy...

Tuy công việc vất vả hàng ngày phải tiếp xúc với môi trường độc hại, nguy cơ mất an toàn giao thông luôn rình rập, song hàng ngày, người dân thành phố Yên Bái đi trên các tuyến đường vẫn gặp hàng trăm công nhân của Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái làm việc sớm, tối để giữ cho đường phố luôn sạch, đẹp. Công việc quét rác của chị Lương Thị Kim Thủy ở thôn Lương Thịnh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái về giờ giấc cũng tương tự như chị Thơm.

Chị Thủy chia sẻ sự nhọc nhằn trong công việc mà chị đã làm trong hơn 20 năm qua: "Trước khi xin vào Công ty Môi trường và Công trình đô thị Yên Bái làm việc, mình đi buôn rau quả có hôm lãi được chút ít, có hôm ế ẩm thì không có thu nhập. Đến năm 2001, xin vào làm việc tại Công ty, phụ trách quét, thu gom rác trên đường Trần Phú, sau đó được giao về phụ trách thu gom rác tại đường Nguyễn Tất Thành (khu vực gần Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành).

Tuyến đường này theo hợp đồng của Công ty là chỉ thu gom rác sinh hoạt, nhưng hàng ngày lá cây rụng rất nhiều, nhất là cây sấu rụng quanh năm, mình vẫn phải quét gom vào từng chỗ cho sạch hành lang và đường chứ không thể không làm được".

"Bây giờ cán bộ xã, phường tuyên truyền nhiều, ý thức của các hộ dân cũng đỡ hơn, chứ trước đây, có ngày đi quét, thu gom rác thải sinh hoạt, đổ thùng rác của một số hộ ra do để lâu ngày mùi hôi thiu bốc lên, thậm chí có cả dòi, rất mất vệ sinh. Có nhà thì vứt cả gà chết, lợn dịch chết ra hành lang đường, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các hộ dân, mình lại gọi điện báo cho chị Đội trưởng cử thêm vài chị em trong Đội đến giúp khênh lợn chuyển đi nơi khác chôn lấp...”, chi chi sẻ nỗi nhọc nhằn của nghề lao công.

Chị Thủy gắn bó với nghề "quét rác” được 20 năm, đến năm 2021 thì nghỉ hưu, lương được 1,8 triệu đồng/tháng; tháng 7 năm 2023, tăng lương hưu lên được 2,1 triệu không đảm bảo cuộc sống gia đình vì chồng chị mất khi con thứ hai của chị mới được 3 tuổi, năm nay cháu đã vào học năm lớp cuối cấp ba. Sau khi nghỉ hưu, chị cũng không biết làm gì để kiếm thêm tiền nuôi con ăn học nên chị xin Công ty hợp đồng lại để mỗi tháng có thêm thu nhập 4,3 triệu đồng trang trải cuộc sống gia đình...

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân đi làm việc sớm, tối thuận tiện, Đội Vệ sinh số 1 và số 2 của Công ty đã tạo điều kiện phân công công việc cho 180 nữ và 2 nam công nhân được làm việc ở những tuyến đường gần nhà nhất. Chị Nguyễn Thị Minh ở phường Nam Cường, thành phố Yên Bái được phân công quét, thu gom rác thải tại đường Đá Bia (khu vực Bệnh viện Tâm thần) và đường Yên Ninh (khu vực Sở Y tế). Chị Minh kể: "Tôi đi làm công nhân may được 3 năm, đến năm 2000 thì xin chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Yên Bái, sau đó Công ty cổ phần hóa, tôi chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái.

"Lần đầu tiên vào đẩy xe rác thải sinh hoạt từ Bệnh viện Tâm thần ra đường Đá bia, tôi bị một bệnh nhân đến gần xe rác trêu, sợ run hết cả chân tay, vì tâm lý chỉ nhìn thấy những người bệnh này là đã sợ rồi, may mà có mấy anh bảo vệ bệnh viện ra can thiệp kịp thời. Song mình cũng quen, vì yêu cầu của công việc nên cũng không thấy sợ nữa...”, chị chia sẻ về kỷ niệm "nhớ đời". Chị Minh đi làm nghề "quét rác” đã được 23 năm, nhưng lương rất thấp, mỗi tháng chị làm 26 công (Công ty bố trí cho nghỉ 4 ngày chủ nhật), thu nhập chỉ được trên 4,4 triệu đồng; còn những công nhân mới vào hoặc vào được một vài năm, tiền lương chỉ được 3,8 - 4 triệu đồng/tháng, không đảm bảo cuộc sống nên hầu hết chị em ở Đội Vệ sinh số 1 và số 2 đều phải đi làm thêm đủ nghề như bán hàng thuê, bán rau, bán xôi, làm thợ nề, trồng rau, nuôi gà... để có tiền trang trải cuộc sống.

Hiện nay, Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái có 300 cán bộ, công nhân, người lao động, trong đó nữ có 238 người, còn lại là nam làm việc tại 3 phòng nghiệp vụ, 4 đội sản xuất, 3 phân xưởng. Ngay từ đầu năm 2023, Công đoàn cơ sở Công ty đã phối hợp với Ban Giám đốc Công ty áp dụng lương tối thiểu vùng từ đầu năm và đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, trang bị bảo hộ lao động... đầy đủ cho công nhân lao động.

Đến tháng 7/2023, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng, song Công ty không thể tăng lương cho công nhân, người lao động vì tổng kinh phí đấu thầu của Công ty với UBND thành phố Yên Bái năm 2023 là 61 tỷ đồng. Trong đó, Công ty phải tự thu phí vệ sinh môi trường của các hộ dân ở các xã, phường trên địa bàn thành phố 3 tỷ đồng, do vậy không có đủ nguồn kinh phí để nâng lương cho công nhân, người lao động. Thực tế, cuộc sống của công nhân lao động đang làm việc tại Công ty gặp rất nhiều khó khăn do đồng lương thấp, trong khi các mặt hàng thiết yếu sinh hoạt hàng ngày một tăng...

Những công nhân lao động làm nghề "quét rác” tại Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái như chị Thơm, chị Thủy, chị Minh và hàng trăm công nhân, người lao động khác ở đây cũng chỉ biết kỳ vọng vào kinh phí đấu thầu thu gom, xử lý rác thải năm 2024 của thành phố Yên Bái sẽ được nâng lên. Cùng với nguồn thu từ xử lý rác thải của nhà máy và các nguồn thu khác, Công ty sẽ cân đối tài chính, tăng lương cho công nhân, người lao động để đảm bảo cuộc sống, có thêm động lực để gắn bó với nghề lao công lâu dài, góp phần giữ gìn cho những con đường của thành phố luôn sạch, đẹp, văn minh.

Nguồn: Nhọc nhằn nghề "quét rác"

Minh Hằng
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Động lực để người dân nuôi rừng

Điện Biên: Động lực để người dân nuôi rừng

Những năm gần đây, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã mang lại những kết quả tích cực. Thông qua công việc được hưởng tiền DVMTR, người dân và cộng đồng không chỉ tích cực chăm sóc, phát triển rừng mà còn có thêm điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điện Biên khảo sát mô hình chính số tại Saint Petersburg

Điện Biên khảo sát mô hình chính số tại Saint Petersburg

Trong quá trình đau khổ chương trình công tác phát triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và thành phố Saint Petersburg (Liên bang Nga), đại hội biểu tỉnh Điện Biên do đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến tham quan và làm việc tại một số cơ sở ứng dụng chuyển đổi số tiêu biểu của Saint Petersburg.
Điện Biên: Tạo sức bật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Điện Biên: Tạo sức bật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, Tỉnh Thái Nguyên thực hiện quyết định tham gia công ty dân tộc, phát triển hiệu quả các chính sách và chương trình tiêu tiêu quốc gia. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư gần 782 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-2025 đã và đang tạo động lực mạnh mẽ, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa điểm.
Điện Biên: Sản phẩm sản xuất lúa gạo giảm kích thước

Điện Biên: Sản phẩm sản xuất lúa gạo giảm kích thước

Diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn tỉnh những năm có xu hướng thu hẹp. Sự thay đổi này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như biến đổi khí hậu, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất, chuyển đổi cơ sở trồng cây, hiệu quả kinh tế thấp hơn một số cây trồng khác, quá trình đô thị hóa...
Điện Biên: Phục dựng Tết té nước của người Lào Mường Luân sau gần 50 năm mai một

Điện Biên: Phục dựng Tết té nước của người Lào Mường Luân sau gần 50 năm mai một

Trong 2 ngày 11 – 12/4, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông tổ chức xây dựng Tết té nước Bun Huột Nặm của dân tộc Lào sau gần 50 năm với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Điện Biên: Xây dựng nhà Đại đoàn kết, sẻ chia giấc mơ an cư

Điện Biên: Xây dựng nhà Đại đoàn kết, sẻ chia giấc mơ an cư

Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái”, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Điện Biên đã sử dụng hiệu quả các nguồn ủng hộ, hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới. Qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo vùng biên giới có mái nhà kiên cố, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Các tin khác

Điện Biên: Hoàn thành 300 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới

Điện Biên: Hoàn thành 300 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới

Chiều nay (8/4), tại huyện Nậm Pồ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới tại 4 huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ.
Điện Biên: Trăn trở nghề mây tre đan

Điện Biên: Trăn trở nghề mây tre đan

Vốn là nghề truyền thống ở xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ, tuy nhiên để duy trì nghề mây tre đan, người dân nơi đây vẫn gặp nhiều khó khăn. Bí đầu ra, không có người kế nghiệp hay khó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp trên thị trường là những nguyên nhân khiến nghề mây tre đan ở Nà Tấu đang gặp khó, đứng trước nguy cơ mai một.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường khảo sát thực tế dự án tại TX. Mường Lay

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường khảo sát thực tế dự án tại TX. Mường Lay

Sáng 5/4, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy đã đi khảo sát địa điểm dự kiến ​​​​đầu tư xây dựng công viên văn hóa tâm linh tại TX. Mường Lay.
Điện Biên: Xóa bỏ tập quán nuôi nhốt gia súc sát nhà ở

Điện Biên: Xóa bỏ tập quán nuôi nhốt gia súc sát nhà ở

Từ lâu, đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen nuôi nhốt gia súc, gia cầm sát nhà ở, ngay dưới gầm sàn nhà hoặc cạnh nhà ở. Chăn nuôi như vậy vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Điện Biên đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3

Điện Biên đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3

Sáng ngày 3/4, đoàn kiểm tra của Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Đỗ Đức Quế, Phó Vụ trưởng làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên về việc công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.
Điện Biên: Tuần Giáo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Điện Biên: Tuần Giáo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có nền nhà hiển cố, ổn định để Yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thời gian qua, huyện Tuần Giáo đã và đang phát triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm thời, nứt vỡ cho hộ nghèo tại địa phương.
Điện Biên: Tuổi trẻ vì một xã hội sinh học

Điện Biên: Tuổi trẻ vì một xã hội sinh học

Thực hiện công tác an sinh xã hội, quan tâm chăm lo đối tượng chính sách, hộ nghèo, trẻ em hoàn cảnh khó khăn, thời gian qua tuổi trẻ TX. Mường Lay đã tổ chức nhiều phong trào tuổi trẻ xung kích, chung tay vì cuộc sống cộng đồng.
Điện Biên: Thực hiện hiệu quả các phong trào thanh niên

Điện Biên: Thực hiện hiệu quả các phong trào thanh niên

Phát huy tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã không quản ngại gian khổ, ra sức thi đua thực hiện hiệu quả các phong trào thanh niên. Từ đó, đã thể hiện được vai trò xung kích tình nguyện của thanh niên, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.
Điện Biên: Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên

Điện Biên: Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên

Tối 22/3, tại thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, UBND huyện Điện Biên tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ XI. Tới dự có các đồng chí: Cao Thị Tuyết Lan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Điện Biên; Lò Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; sự tham gia của hơn 500 nhân viên, diễn viên, thành viên vận động đến từ 21 xã hội trên huyện địa bàn. Đặc biệt, trong đêm sa mạc còn có sự góp mặt của các diễn viên Nhà Hát Chèo Hà Nội, với nhiều tiết mục hát chèo, Hát văn đặc sắc.
Điện Biên: Khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025

Điện Biên: Khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025

Sáng nay (23/3), tại Khu Di tích lịch văn hóa cấp Quốc gia Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, UBND huyện Điện Biên tổ chức Khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ, năm 2025.
Bình Thuận yêu cầu các nhà máy nhiệt điện ngừng bốc dỡ than khi có gió to

Bình Thuận yêu cầu các nhà máy nhiệt điện ngừng bốc dỡ than khi có gió to

UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, tạm ngưng bốc dỡ than khi gió to.
Điện Biên: Du lịch đêm ở bảo tàng chưa hút khách

Điện Biên: Du lịch đêm ở bảo tàng chưa hút khách

Thời gian gần đây, ngoài di tích Đồi A1, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng mở cửa chào đón du khách và võ dân đến tham quan buổi tối.
Đấu giá đất tại Ân Thi (Hưng Yên), giá trúng cao nhất 56,2 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Ân Thi (Hưng Yên), giá trúng cao nhất 56,2 triệu đồng/m2

Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt vừa tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng 100 thửa đất tại thôn Nhân Vũ, xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Giá trúng đấu giá cao nhất là 56,2 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Linh hoạt chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Điện Biên: Linh hoạt chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Nhiều tháng nay, trên địa bàn tỉnh thời tiết diễn biến phức tạp, hanh khô kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Dù đã thực hiện nhiều cách chống hạn song hàng trăm héc ta đất ruộng vẫn phải để hoang hoặc sản xuất nhưng không đem lại hiệu quả vì thiếu nước.
Điện Biên điểm hẹn văn hóa, lịch sử và lễ hội

Điện Biên điểm hẹn văn hóa, lịch sử và lễ hội

Điện Biên không chỉ là điểm đến lịch sử gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ lộng lẫy năm châu, mà ngày nay, nơi đây còn là điểm hẹn văn hóa, du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Vào dịp lễ hội hoa thường năm, Điện Biên khoác lên mình diện mạo rực rỡ, đầy sức sống, làm lòng du khách. Đến Điện Biên, du khách khám phá vẻ đẹp sắc ban buồi sáng, tìm hiểu lịch sử và trải nghiệm đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
Điện Biên: Hơn 60 vận động viên thi trải nghiệm kéo pháo tại Đồi A1

Điện Biên: Hơn 60 vận động viên thi trải nghiệm kéo pháo tại Đồi A1

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh lần thứ VIII (Lễ hội và Ngày hội), ngày 15/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan thường trực của Ban Tổ chức Lễ hội và Ngày hội đã tổ chức thi, trải nghiệm kéo pháo tại Đồi A1.
Điện Biên: Đầu mùa giải cây trồng Mưa

Điện Biên: Đầu mùa giải cây trồng Mưa

Những ngày qua, Điện Biên đón những cơn mưa đầu mùa trên diện rộng. Nguồn nước quý giá đã giải khát cho hàng phong eo héc ta cây trồng, nhất là lúa đông xuân và cây ăn quả, đồng thời giảm nguy cơ cháy rừng. Thế nhưng, cùng với sự mát lành của mưa, nỗi lo về bệnh sâu cũng bắt đầu nhóm, đòi hỏi người nông dân phải cảnh giác và có biện pháp bảo vệ mùa ngủ.
Điện Biên: Ấn tượng các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Hoa Ban

Điện Biên: Ấn tượng các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Hoa Ban

Để bảo tồn gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc và chào mừng Lễ hội Hoa Ban năm 2025, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII, UBND thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi thu hút đông đảo du khách và nhân dân trên địa bàn tham gia.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động