Sai lầm khi ngủ sẽ gây hại cho tóc và da
Chuyên gia về tóc và da liễu Faisal Ahmed (Anh) chia sẻ rằng, rất nhiều người, nhất là người trẻ tuổi thường cho rằng ngủ với tóc ướt hay chưa khô hẳn không có gì quá nghiêm trọng. Càng dễ gặp hơn ở nam giới có mái tóc ngắn và không quan tâm quá nhiều tới chăm sóc tóc.
Trên trang web về chăm sóc tóc nổi tiếng do mình sáng lập có tên “Power Your Curls”, Faisal Ahmed nói: “Nếu phải tìm ra các lý do cho việc đi ngủ với tóc ướt chưa khô hẳn thì không thể bỏ qua sự bận rộn, gội đầu quá khuya, thiếu kiến thức về chăm sóc tóc và sức khỏe, lười biếng… Thậm chí, một số người còn cho rằng thói quen này giúp tóc mềm mượt hơn. Còn nếu xét tới tác hại của nó đa số mọi người sẽ chỉ cho rằng nó có thể gây đau đầu nhẹ hoặc cảm lạnh nhưng không quá phổ biến”.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một thói quen khiến tóc của bạn “chết dần chết mòn”, cũng gây hại rất nhiều cho làn da.
Những ảnh hưởng xấu tới tóc khi đi ngủ mà tóc chưa khô hẳn
Faisal Ahmed cảnh báo: “Cảm lạnh hay đau đầu là điều dễ hiểu, nhưng còn rất nhiều ảnh hưởng xấu tới mái tóc nếu bạn đi ngủ khi nó chưa khô hẳn. Có thể kể đến như: gãy tóc nghiêm trọng, rụng tóc nhiều, tóc chẻ ngọn, tóc xỉn màu, tóc ngày càng yếu, tóc bị rối và mất nếp/khó tạo kiểu sau đó”.
Để giải thích rõ hơn, Faisal Ahmed nhấn mạnh rằng các nang tóc yếu nhất khi nó còn ướt và đó là lý do chúng dễ gãy rụng, xơ rối và chẻ ngọn nếu bạn cứ để vậy mà đi ngủ. Tóc cũng dễ gãy đứt nghiêm trọng khi bạn trở mình trong giấc ngủ, đặc biệt là tóc chưa khô và bạn tết tóc hoặc búi cao.
“Tóc không được làm khô trước khi ngủ khiến các sợi tóc nhanh suy yếu, tăng khả năng hư tổn. Chưa kể, da đầu có thể mất dần độ pH nếu thường đi ngủ với mái tóc ướt nên tóc khô, rụng và chẻ ngọn ngày càng nhiều hơn theo thời gian. Khi nước bị hút từ tóc vào gối sẽ khiến dầu tự nhiên của tóc cũng mất đi, tóc sẽ trông xỉn màu và mất nước hơn. Tóc mất nước cũng dễ bị gãy và chẻ ngọn hơn nhiều, có sự khác biệt lớn giữa tóc khô khi chạm vào và tóc bị mất nước từ dầu tự nhiên” - Faisal Ahmed nói thêm.
Còn về lý do khiến tóc xơ rối, mất nếp, ngoài ma sát khi ngủ thì trong lúc bạn ngủ, nước sẽ làm suy giảm lớp bảo vệ bên ngoài của lớp nang lông (hay còn được biết đến là lớp biểu bì). Khi nước bị ứng đọng trong tóc, sẽ làm lớp biểu bì mong manh tan vỡ, khiến tóc dễ bị xơ rối và dễ rụng hơn. Mái tóc luôn cần phải có độ ẩm phù hợp thì mới lưu giữ được tình trạng suôn mềm, óng ả và vào nếp.
Tác hại của việc đi ngủ với tóc chưa khô tới làn da
Faisal Ahmed cảnh báo: “Sự kết hợp giữa nước và hơi ấm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn. Khi đi ngủ với mái tóc ướt, hơi ấm từ đầu sẽ làm gối bị ẩm trở thành nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn và nấm mốc có hại phát triển gây viêm da đầu, nhiễm trùng da đầu và nhiều vấn đề về da khác. Nó cũng khiến bạn có nhiều gàu, ngứa và nấm ngoài da ở da đầu cũng là nguyên nhân gây ra rụng tóc trầm trọng”.
Giải thích vì lý do đi ngủ với tóc ướt, chưa khô hẳn gây ra gàu ngứa, bác sĩ da liễu Hamdan Abdullah Hamed (đang làm việc tại Anh) nói thêm: “Cùng với loại nấm tự nhiên có trên da đầu của bạn, gối cũng là nơi sinh sôi của nấm. Nhất là khi tóc ướt và vỏ gối ẩm ướt. Sự kết hợp giữa vi khuẩn phát triển và mất đi lớp dầu tự nhiên sẽ khiến da đầu của bạn dễ bị gàu hơn.
Có thể kể đến nấm Malassezia sinh trưởng trên vỏ gối ẩm ướt gây gàu ngứa, hay nấm Aspergillus fumigatus gây nhiễm trùng nặng ở những người có hệ miễn dịch yếu. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người mắc bệnh hen suyễn”.
Bên cạnh đó, Hamdan Abdullah Hamed cũng cảnh báo nguy cơ mọc mụn, nhất là mụn trứng cá khi đi ngủ với tóc ướt, chưa khô hẳn. Đó là: “Tóc ướt chạm vào da mặt sẽ khiến các vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn và gây kích ứng da, thậm chí mang theo hóa chất không phù hợp khiến da xấu và nhanh lão hóa. Đặc biệt là tóc ướt làm gối bị ẩm khiến vi khuẩn phát triển, việc này cũng sẽ làm da mặt bạn dễ bị mụn trứng cá. Bạn cũng có thể bị nổi mụn trên da đầu do viêm nang lông hoặc nang tóc bị viêm”.
Lưu ý khi ngủ để tránh tóc hư tổn
Nói về cách ngăn ngừa hư tổn cho tóc khi đi ngủ, Faisal Ahmed cho biết điều quan trọng nhất là tuyệt đối không đi ngủ khi tóc còn ướt. Nếu tóc quá hư tổn và không muốn sấy khô hoàn toàn, bạn có thể sấy khô 80 - 90% sau đó để tóc khô tự nhiên hoặc ngồi trước quạt gió nhẹ. Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho tóc là nằm ngửa và cũng nên tránh tóc vướng vào mặt.
Dù nam hay nữ, tóc dài hay ngắn đều cần làm khô hoàn toàn trước khi đi ngủ (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, có thể dùng dầu dưỡng tóc sau khi làm khô tóc và trước khi đi ngủ. Ngủ với vỏ gối bằng lụa hoặc sa tanh không hút ẩm đồng thời chống gãy và rối tóc. Hay dùng mũ trùm tóc để bảo vệ tóc khỏi ma sát với gối khi ngủ cũng có hiệu quả tốt. Không nên nằm lên tóc khi ngủ, nhất là với tóc dài. Nhưng cũng chỉ nên cố định tóc thật nhẹ nhàng để tránh mất nếp hay ma sát nhiều khi trở mình, không búi cao, búi chặt hoặc cuộn tóc lại.
Nguồn: Metro UK, Power Your Curls, Top Beauty
Tin liên quan
Giá USD tiếp tục lập đỉnh 25/11/2024 07:00
Cùng chuyên mục
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe - Làm đẹp 24/11/2024 09:00
Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 23/11/2024 09:00
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
Sức khỏe - Làm đẹp 22/11/2024 15:14
Các loại trà tốt nhất hỗ trợ giảm cân vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 21/11/2024 10:37
7 lợi ích sức khoẻ khi ăn trứng luộc vào buổi sáng
Sức khỏe 20/11/2024 09:00
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
Sức khỏe 19/11/2024 12:19
Các tin khác
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Sức khỏe - Làm đẹp 15/11/2024 11:28
Tác dụng làm đẹp của củ gừng
Sức khỏe - Làm đẹp 13/11/2024 08:00
Smart A – Được thầy cô tin dùng trong chăm sóc sức khỏe học đường
Sức khỏe 12/11/2024 14:58
Thực phẩm chứa kali ngăn đường huyết tăng vọt
Sức khỏe - Làm đẹp 12/11/2024 08:10
Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe - Làm đẹp 11/11/2024 13:00
5 thực phẩm giúp hạ đường huyết tự nhiên
Sức khỏe - Làm đẹp 10/11/2024 13:15
Uống nước ép táo tự làm có an toàn không?
Sức khỏe - Làm đẹp 09/11/2024 12:51
Cách uống nghệ mật ong tốt nhất cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 09/11/2024 08:00
Nguy cơ tiểu đường có thể dẫn đến đột quỵ bất kỳ lúc nào
Sức khỏe - Làm đẹp 07/11/2024 22:59
Đông y thế hệ 2 - Đông y hiện đại
Sức khỏe - Làm đẹp 07/11/2024 13:18
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?
Sức khỏe - Làm đẹp 06/11/2024 07:00
5 sự kết hợp trái cây gây hại cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 05/11/2024 10:10
Lợi và hại khi uống cà phê hòa tan
Sức khỏe - Làm đẹp 04/11/2024 09:00
Ngâm chân bằng nước nóng có thật sự trị được bệnh xương khớp?
Sức khỏe - Làm đẹp 03/11/2024 13:32
Nho xanh và nho đỏ: Loại nào tốt hơn?
Sức khỏe - Làm đẹp 02/11/2024 10:00
Vì sao chuyên gia gợi ý nên sử dụng sữa non SuvieMi hàng ngày?
Sức khỏe - Làm đẹp 01/11/2024 09:42
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Sức khỏe - Làm đẹp 01/11/2024 08:05
5 lý do nên ăn trứng hàng ngày
Sức khỏe - Làm đẹp 31/10/2024 08:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00