Phát triển dịch vụ logistics thành ngành đem lại giá trị gia tăng cao

Tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 163/NQ-CP ngày 16/12/2022 về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Hoạt động logistics có phát triển thuận lợi nhưng chưa khai thác hết được lợi thế địa - kinh tế

Nghị quyết nêu rõ, năm 2021, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ở nước ta đã tác động nặng nề, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời ban hành nhiều chính sách liên quan đến logistics, một mặt vẫn đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ; mặt khác định hình các hướng đi mới, mang tính bứt phá cho ngành logistics Việt Nam, góp phần giải tỏa áp lực trong thời kỳ giãn cách xã hội vì dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững kinh tế đất nước.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành logistics Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực như: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và thể chế về logistics, nâng cao vai trò của ngành logistics trong nền kinh tế quốc dân theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất nhập khẩu, đưa hoạt động xuất khẩu thành một điểm sáng (tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 và trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 616,30 tỷ USD, tăng 14,06% so với cùng kỳ năm 2021). Hạ tầng cơ sở logistics ngày càng được cải thiện, Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng logistics phục vụ cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Hoạt động đào tạo, ứng dụng công nghệ, các hoạt động khác hỗ trợ tích cực cho ngành dịch vụ logistics; số lượng các trường, viện, cơ sở tham gia đào tạo về logistics ngày càng tăng, chương trình đào tạo được nâng cấp theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, nhiều giải pháp công nghệ được ứng dụng trong quản lý kho bãi, quản lý phương tiện, quản lý hàng hóa giúp hoạt động dịch vụ logistics được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn. Cơ chế đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước về logistics với doanh nghiệp cũng như công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát triển và thu hút đầu tư vào dịch vụ logistics được tăng cường. Vai trò, tiếng nói của các hiệp hội về logistics và doanh nghiệp dịch vụ logistics được phát huy mạnh mẽ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam tuy có phát triển thuận lợi nhưng chưa khai thác hết được lợi thế địa - kinh tế và tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin,... cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn nhiều tồn tại, bất cập như: Chi phí logistics, đặc biệt là giá cước vận tải biển tăng cao gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tình trạng đứt gãy, xáo trộn, ún ứ cục bộ trong chuỗi cung ứng vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ, đường biển. Tiến độ triển khai thi công một số dự án kết cấu hạ tầng logistics còn chậm so với kế hoạch; công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là kết cấu hạ tầng đường bộ đôi lúc chưa kịp thời, đồng bộ.

Nguyên nhân chính là do dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại hầu hết địa phương làm cho việc cung cấp vật tư, vật liệu gặp khó khăn, nhất là các hàng hóa, vật liệu cần nhập khẩu; không huy động được nhân lực cho các công trình cũng như triển khai thi công do giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố; công tác triển khai phòng chống dịch bệnh tại một số địa phương chưa được thống nhất, đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng.

Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, trong đó có các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt; hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế.

Một nguyên nhân quan trọng khác là không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu xuất FOB và nhập CIF, ngoài ra có hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về logistics còn hạn chế cả về nhân lực và trình độ; nhiều cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, hoạt động theo phương thức kiêm nhiệm; biên chế nhà nước bố trí cho công tác quản lý về logistics còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao.

Nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia đã được đưa vào nhiệm vụ của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại từ năm 2019 và giao Bộ Công Thương chỉ định cơ quan đầu mối để triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia; tuy nhiên, đến nay bộ phận chuyên trách về logistics tại Bộ Công Thương chưa được thành lập nên công tác điều phối và phát triển logistics quốc gia còn hạn chế.

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo, nhất là ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine. Khả năng phục hồi của kinh tế thế giới khó khăn hơn, dự báo tăng trưởng năm 2022 thấp hơn năm 2021. Rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng, áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu và nhiều hàng hóa cơ bản khác tăng cao. Tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp; trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, thời tiết cực đoan ngày càng khó lường, tác động ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, giảm chi phí logistics đáp ứng được với sự vận hành của nền kinh tế trong giai đoạn mới, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics nói riêng và nền kinh tế nói chung cho cả giai đoạn đến năm 2025 và các năm tiếp theo.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics

Chính phủ thống nhất chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Quan điểm là phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin; phát triển thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ logistics; phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực; phát triển logistics gắn với chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ.

Theo đó, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao căn cứ Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định; chủ động xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra.

Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, phân tích, đánh giá kịp thời những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta; trên cơ sở đó, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành các hoạt động logistics phục vụ tốt hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh trong hoạt động logistics tác động xấu đến kinh tế - xã hội thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước.

Bộ Công Thương đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hợp phần giao thông vận tải trong quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics và phù hợp với các trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.

Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh.

Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, cải cách thủ tục hải quan, giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chuẩn hóa hồ sơ, triển khai các cam kết tại Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại của WTO.

Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để các bộ, cơ quan trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ về logistics thuộc phạm vi chi từ ngân sách nhà nước.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2016 và Quyết định số 684/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019) và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia (Quyết định số 55/QĐ-BCĐASW ngày 23 tháng 5 năm 2012) phù hợp với thực tế, đồng thời tránh chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 12 năm 2022.

https://www.nguoiduatin.vn/phat-trien-dich-vu-logistics-thanh-nganh-dem-lai-gia-tri-gia-tang-cao-a586064.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lăng kính chứng khoán 14/5: Tạm ngưng mua mới

Lăng kính chứng khoán 14/5: Tạm ngưng mua mới

VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ 1.225 - 1.280 điểm để hấp thụ hết lượng cung bán ra trước khi quay lại xu hướng tăng.
Eximbank và Viettel ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Eximbank và Viettel ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) cùng Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức “Lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện”. Đây là sự tiếp nối thành quả hợp tác tốt đẹp trước đây giữa hai bên, đồng thời khẳng định sự quyết liệt triển khai chuyển đổi số của Eximbank nhằm đưa ngân hàng trở lại vị thế vốn có - một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt

Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt

Tỷ giá đã nhích tăng trở lại sau 2 tuần liên tục giữ ở mức thấp hơn vùng giá cao trước đó nhờ động thái can thiệp bán ngoại tệ giao ngay từ quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN.
Người dân "khóc" vì giá vàng, chuyên gia kiến nghị dừng đấu thầu

Người dân "khóc" vì giá vàng, chuyên gia kiến nghị dừng đấu thầu

Sau chuỗi ngày “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc”. Nhà đầu tư “khóc ròng” vì biến động khó lường. Giới chuyên môn kiến nghị dừng cơ chế đấu thầu vàng như hiện nay.
Ngân hàng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu

Ngân hàng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu

3 trên 5 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp có trị giá lớn trong tháng 4/2024 là thuộc về các ngân hàng. Phần còn lại thuộc về doanh nghiệp bất động sản.
Ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam tăng mạnh

Ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam tăng mạnh

Lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc trong quý 1/2024 tăng đột biến, vượt qua cả 2 thị trường được Việt Nam nhập thường xuyên là Indonesia và Thái Lan.

Các tin khác

Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Tháng 4/2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận giá trị phát hành lớn nhất từ đầu năm với 2 nhóm phát hành chính là bất động sản và ngân hàng
Cơ hội xuất khẩu trực tuyến "sải cánh" từ lợi thế các FTA

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến "sải cánh" từ lợi thế các FTA

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Thanh kiểm tra thị trường vàng

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Thanh kiểm tra thị trường vàng

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng, đề xuất chính sách mới quản lý thuốc lá điện tử,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Tập đoàn DOJI - Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

Tập đoàn DOJI - Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập ngày 28/07/1994.
Home Credit rút khỏi thị trường Ấn Độ

Home Credit rút khỏi thị trường Ấn Độ

Tương tự việc bán Home Credit Việt Nam, thương vụ này được đánh giá là một phần trong sự chuyển hướng tập trung vào các thị trường phương tây của Tập đoàn PPF.
Thương vụ 900 tỷ đồng tăng cường vị thế thép Thái Hưng

Thương vụ 900 tỷ đồng tăng cường vị thế thép Thái Hưng

Trong bối cảnh khó khăn khi các "ông lớn" như Thép Hòa Phát hay Nam Kim đều ghi nhận mức sụt giảm 15-20% doanh thu trong năm qua, Thái Hưng là một trong số ít công ty ngành thép duy trì được sự tăng trưởng với tổng doanh thu tăng 30% và vẫn đang tiếp tục chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh.
Công bố thông tin không đúng thời hạn, Công ty In Tổng hợp Bình Dương bị phạt

Công bố thông tin không đúng thời hạn, Công ty In Tổng hợp Bình Dương bị phạt

Công ty cổ phần In Tổng hợp Bình Dương (Công ty In Tổng hợp Bình Dương) bị UBCK nhà nước phạt 75.000.000 triệu đồng với 2 lỗi vi phạm do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định và không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty.
Honda triệu hồi hơn 14.000 xe ôtô do lỗi bơm xăng tại Việt Nam

Honda triệu hồi hơn 14.000 xe ôtô do lỗi bơm xăng tại Việt Nam

Honda Việt Nam vừa thông báo triệu hồi xe đối với các mẫu Jazz, Civic, CR-V, Accord, City và Odyssey tại thị trường Việt Nam để khắc phục lỗi liên quan bơm nhiên liệu.
Phó thủ tướng: Khẩn trương thanh tra thị trường vàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng

Phó thủ tướng: Khẩn trương thanh tra thị trường vàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Cơ duyên Việt Nam và hành trình định vị giá trị mới cùng Techcombank

Cơ duyên Việt Nam và hành trình định vị giá trị mới cùng Techcombank

Trong cuộc trao đổi cùng báo chí cuối tháng 4, chuyên gia ngân hàng kỳ cựu Eugene Keith Galbraith kỳ vọng sẽ mang đến kinh nghiệm quốc tế cần thiết để giúp Techcombank trở thành nhà băng hàng đầu khu vực, được khách hàng tin chọn.
Vì sao các trung tâm đăng kiểm chỉ "thích" nhận tiền mặt?

Vì sao các trung tâm đăng kiểm chỉ "thích" nhận tiền mặt?

Trong khi các trung tâm đăng kiểm kêu khó thu phí qua chuyển khoản thì nhiều chủ xe cho biết, việc không nhận thanh toán qua chuyển khoản gây không ít phiền phức cho họ khi đi đăng kiểm.
Ba “sức ép” thị trường chứng khoán

Ba “sức ép” thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang đối mặt với 3 sức ép, có thể khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) chịu rủi ro.
Lãi suất ngân hàng tăng có tác động đến bất động sản?

Lãi suất ngân hàng tăng có tác động đến bất động sản?

Việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động thời gian qua được cho sẽ không ảnh hưởng tới lãi suất cho vay ngành địa ốc.
Chiến lược dòng tiền thông minh

Chiến lược dòng tiền thông minh

Trong giai đoạn khó khăn, sức mua giảm sút, các chuỗi bán lẻ đối mặt với sức ép lớn trong những cuộc chiến về giá. Rất nhiều chuỗi cửa hàng đã phải thu hẹp quy mô để đối đầu với tình trạng này.
Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ

Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ

Giá vải đầu mùa bán tại vườn cao ngất ngưởng khiến nông dân Bắc Giang đang tiếc hùi hụi khi cây vải mất mùa rất nặng. Ước tính các nhà vườn thất thu, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.
Mì ăn liền đón tin vui khi xuất khẩu sang thị trường EU

Mì ăn liền đón tin vui khi xuất khẩu sang thị trường EU

Trong khi mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất xuất khẩu sang EU, thì thanh long và đậu bắp đối diện với nguy cơ tạm dừng nhập khẩu.
Các giải pháp công nghệ hiện đại được Agribank trình diễn tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Các giải pháp công nghệ hiện đại được Agribank trình diễn tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank đã mang đến nhiều giải pháp công nghệ hiện đại chuyển đổi số, hướng đến hoạt động ngân hàng phát triển bền vững.
VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong nền thanh khoản thấp

VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong nền thanh khoản thấp

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đã công bố KQKD Quý 1/2024 và chưa có nhiều thông tin hỗ trợ thị trường, KBSV cho rằng VNIndex sẽ cần thêm thời gian vận động cân bằng trở lại trên đường phục hồi, trước khi có những chuyển biến mạnh mẽ hơn khi bức tranh kinh doanh trong Quý 2 dần rõ nét.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động