Cơ hội xuất khẩu trực tuyến "sải cánh" từ lợi thế các FTA

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.

Rộng cửa cho hàng Việt xuất khẩu xuyên biên giới

Nhiều chuyên gia nhận định, xuất khẩu trực tuyến đang là xu thế và thực tế mới của nhiều doanh nghiệp trong quá trình tìm ra các giải pháp thích ứng với bối cảnh bình thường mới. Đây cũng là phương thức đa dạng hoá kênh và cách thức để doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và đơn hàng nhanh chóng, tiếp cận tới mọi thị trường, thực hiện các giao dịch kinh doanh hiệu quả, với khả năng lợi nhuận cao; đồng thời là con đường nhanh nhất để đưa hàng Việt Nam ra thế giới.

Theo nghiên cứu của Juniper Research (Anh), quy mô thị trường xuất khẩu online đạt khoảng 1.600 tỷ USD vào năm 2023 và có thể vượt qua mốc 3.000 tỷ USD vào năm 2028.

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến "sải cánh" từ lợi thế các FTA
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027. Ảnh minh họa

Dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Zion Market Research cũng cho thấy, từ năm 2020 – 2027, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu sẽ đạt hơn 28%/năm... Thương mại điện tử xuyên biên giới có thể sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn tỷ USD trong 2 năm tới.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đã cao hơn gấp 2,3 lần tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử nói chung và có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.

Các chuyên gia thương mại điện tử cũng đánh giá, với những lợi thế sẵn có như chính sách quốc gia hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu, năng lực sản xuất dồi dào, thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang ở "giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến.

Trao đổi cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đối với lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho hay, hiện Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA thế hệ mới, với những cam kết sâu, rộng và toàn diện về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ; trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA...

Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới đang và sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc giảm thuế và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, nhất là những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, như nông thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày dép…; tăng thu hút FDI và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, cắt giảm phí sản xuất; thay đổi, cải thiện chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế...

Những cam kết về tự do hoá và cạnh tranh bình đẳng thương mại và dịch vụ trong khuôn khổ các FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia sẽ tạo cơ hội tích cực và thuận lợi cho xuất khẩu trực tuyến của doanh nghiệp vào các thị trường FTA.

Doanh nghiệp Việt có lợi thế và tự tin về thuế xuất nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác khi xuất khẩu trực tuyến vào thị trường các thành viên của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các quốc gia.

Hơn nữa, các doanh nghiệp ít phải cạnh tranh trực tiếp vì cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam không đụng hàng với các doanh nghiệp nội địa của các nước phát triển thành viên FTA.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết, trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia hầu hết đều có cam kết về thương mại điện tử.

Các cam kết về thương mại điện tử đã tạo điều kiện phát triển và thúc đẩy xây dựng những nền tảng thương mại phi giấy tờ, tạo thuận lợi cho việc truyền tải và công nhận các chứng từ điện tử liên quan tới xuất khẩu, hướng tới việc thực hiện xuất khẩu trực tuyến hoàn toàn.

Ngoài ra, các biện pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí trong xây dựng mạng lưới phân phối, giới thiệu sản phẩm.

“Bằng hình thức xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì chịu thua thiệt trước các đối thủ quy mô lớn, tiềm lực vốn mạnh như trong xuất khẩu truyền thống” – bà Nguyễn Thị Minh Huyền nhấn mạnh.

Trợ lực từ chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bên cạnh những cơ hội, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng chỉ ra những thách thức hiện nay đối với các doanh nghiệp khi muốn “vươn xa” toàn cầu.

Cụ thể, khi xuất khẩu trực tuyến sang các thị trường FTA, hiện các doanh nghiệp rất dễ gặp những thách thức về kiến thức, năng lực, quy định và chi phí; nổi bật là thông tin và năng lực vượt qua các quy định liên quan về tính tuân thủ sản phẩm thường thay đổi theo thời gian, theo thị trường; logistics, thanh toán, pháp lý, xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Góp ý về giải pháp, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế theo lộ trình, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư mới.

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến "sải cánh" từ lợi thế các FTA
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong

Đồng thời, kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bãi bỏ quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương và khu vực mà Việt Nam là thành viên.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực về đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; giám sát chặt chẽ việc ban hành và áp dụng các giấy phép, điều kiện kinh doanh.

Thêm nữa, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cam kết quốc tế.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các cam kết, hiệp định mà Việt Nam tham gia đến từng ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân để các đối tượng có liên quan thực hiện hiệu quả các cam kết; hoàn thiện các chính sách thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Các bộ, ngành và địa phương cần chủ động thông tin và cập nhật các lộ trình và nội dung cam kết hội nhập trong các khuôn khổ FTA cho doanh nghiệp; khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ thị trường, nhất là bổ trợ tư pháp và bảo trợ doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh với các đối tác, người tiêu dùng nước ngoài.

Doanh nghiệp cần quan tâm chủ động tìm hiểu thông tin, nâng cao năng lực phản ứng thị trường và chuẩn bị mọi kịch bản cho các tình huống phát sinh khi xuất khẩu trực tuyến.

Ở góc độ quản lý, bà Nguyễn Thị Minh Huyền góp ý, để tận dụng tốt ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nội dung cam kết trong các Hiệp định để hiểu sâu về lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp theo những cam kết của Hiệp định.

Sau đó, doanh nghiệp cần có những chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xuất khẩu trực tuyến.

"Hiện nay, Bộ Công Thương đã có các Kế hoạch thực thi Hiệp định, trong đó gồm nhiều chương trình, hoạt động liên quan đến hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tích cực tham gia các chương trình này" - bà Nguyễn Thị Minh Huyền thông tin.

Nguồn: Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Đỗ Nga
kinhte.congthuong.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Trong xu hướng điều chỉnh và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có một số lợi thế để có thể tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.
Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm, Việt Nam được HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên mức 6,5%.
Cảnh báo gian lận tập trung vào tổ chức, mạng lưới công ty gia tăng

Cảnh báo gian lận tập trung vào tổ chức, mạng lưới công ty gia tăng

Các hành vi lừa đảo thanh toán ngày càng tinh vi hơn và gian lận tập trung vào các tổ chức, tìm kẽ hở tấn công vào mạng lưới các công ty đang ngày càng gia tăng.
Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

Thứ 6 này, Thế vận hội Paris 2024 khai mạc. Đó không chỉ là sân đấu của các vận động viên giỏi nhất thế giới, mà còn là sàn đấu tiếp thị khổng lồ của các thương hiệu toàn cầu.
Giải bài toán hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp

Giải bài toán hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp

Để thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, theo chuyên gia, cần có giải pháp triệt để hơn, đặc biệt là trong việc quản lý doanh thu của hộ kinh doanh.

Các tin khác

Phong tỏa tài khoản nghi vấn, không dễ chặn lừa đảo "biến hóa khôn lường"

Phong tỏa tài khoản nghi vấn, không dễ chặn lừa đảo "biến hóa khôn lường"

Kể từ 1/7, ngân hàng có thể mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo. Song các chủ tài khoản cũng phải nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình trước các chiêu lừa đảo mạng ngày càng tinh vi, biến hóa khôn lường.
Tài chính xanh - Giải pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững

Tài chính xanh - Giải pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, tài chính xanh được xem là một phương thức quan trọng để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững. Để phát triển thị trường tài chính xanh, cần phát triển song hành cả thị trường vốn xanh và thị trường tín dụng xanh.
Doanh nghiệp Việt sẽ mang gì đi đánh xứ người?

Doanh nghiệp Việt sẽ mang gì đi đánh xứ người?

Nhiều doanh nghiệp Việt mong muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài trong 3 năm tới.
Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro ngắn hạn

Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro ngắn hạn

Dù triển vọng giá vàng trung và dài hạn vẫn tích cực, nhưng giá vàng tuần tới nói riêng và giá vàng ngắn hạn nói chung có thể vẫn đối mặt rủi ro sụt giảm.
Tháo gỡ "điểm nghẽn" để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

Trước thực trạng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang diễn ra chậm hơn so với mục tiêu đề ra, nhiều ý kiến cho rằng, cần có sự đồng bộ về chính sách để tháo gỡ vướng mắc.
Vì sao HNA thua lỗ quý thứ hai liên tiếp?

Vì sao HNA thua lỗ quý thứ hai liên tiếp?

Do tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về hồ giảm mạnh, trong khi sản lượng điện sản xuất cao hơn, dẫn đến HNA thua lỗ quý thứ hai liên tiếp.
Vàng thế giới giảm mạnh 2% khi đồng USD tăng và nhà đầu tư chốt lời

Vàng thế giới giảm mạnh 2% khi đồng USD tăng và nhà đầu tư chốt lời

Giá vàng giảm hơn 2% vào ngày thứ Sáu (19/07), khi đồng USD tăng và hoạt động chốt lời bắt đầu sau khi vàng đạt đỉnh cao mọi thời đại vào đầu tuần này, vốn được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng tăng về việc Mỹ sẽ hạ lãi suất vào tháng 9/2024.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Thách thức lớn nhất với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối 2024 đến từ những biến động trên toàn cầu.
Kinh tế có tín hiệu tốt nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn chật vật

Kinh tế có tín hiệu tốt nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn chật vật

Mặc dù có tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, nhưng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ mở rộng kinh doanh ở mức thấp.
Thị trường vàng đóng băng sau hàng loạt các biện pháp thắt chặt?

Thị trường vàng đóng băng sau hàng loạt các biện pháp thắt chặt?

Có thể thấy, sau hàng loạt các biện pháp thắt chặt mua bán vàng miếng, thị trường vàng trong 1 tuần vừa qua đang có dấu hiệu bình ổn. Theo các chuyên gia, đây vẫn chưa phải là những giải pháp dài hạn và tối ưu.
Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng doanh nghiệp trách nhiệm châu Á

Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng doanh nghiệp trách nhiệm châu Á

Giải thưởng được trao cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050.
TS Đậu Anh Tuấn: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang cực kỳ khó khăn

TS Đậu Anh Tuấn: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang cực kỳ khó khăn

Khi hỏi hơn 10.000 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam về kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh thời gian tới, chỉ khoảng 27% nói có. Đây là con số thấp nhất kể từ khi VCCI tiến hành điều tra về PCI từ năm 2005 trở lại đây.
Vàng thế giới lập kỷ lục mới, vượt 2,460 USD/oz

Vàng thế giới lập kỷ lục mới, vượt 2,460 USD/oz

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày thứ Ba (16/07), nhờ kỳ vọng ngày càng tăng rằng việc hạ lãi suất vào tháng 9 có thể thúc đẩy nhu cầu vàng.
Khó khăn vẫn bủa vây doanh nghiệp

Khó khăn vẫn bủa vây doanh nghiệp

Thông tư 02/2022/TT-NHNN nhận được sự tán thành và ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp, đáp ứng nguyện vọng và những đề xuất từ phía các hiệp hội và ngân hàng thương mại.
Xu hướng công nghệ toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Xu hướng công nghệ toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Đầu tư vào thị trường AI trong năm 2024 dự kiến khoảng trên 60 tỷ USD, con số này sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2030, khoảng 200 tỷ USD. Điều này cũng cho thấy tiềm năng rất lớn cho Việt Nam.
Giá vàng sẽ diễn biến thế nào trong nửa cuối năm 2024?

Giá vàng sẽ diễn biến thế nào trong nửa cuối năm 2024?

Các chuyên gia cho rằng, khả năng giá vàng Việt Nam và thế giới sẽ vẫn tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Vì FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024, lần cắt giảm đầu tiên có khả năng sẽ tiến hành vào ngày 18/9/2024, và sau đó lần tiếp theo có thể sẽ diễn ra lần nữa tại các cuộc họp FOMC vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay.
FED “hết đường” lui, giá vàng tuần tới tiếp tục tăng?

FED “hết đường” lui, giá vàng tuần tới tiếp tục tăng?

Hiện có tới hơn 90% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9 tới. Điều này có thể tiếp tục sẽ hỗ trợ tích cực cho giá vàng tuần tới.
Doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi nhờ tái cơ cấu nợ

Doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi nhờ tái cơ cấu nợ

Bên cạnh nhu cầu thị trường cải thiện và nỗ lực tái cơ cấu bộ máy, cải thiện kết quả kinh doanh, việc nhận được sự hỗ trợ trực tiếp về tài chính – tái cơ cấu nợ giúp cho các doanh nghiệp hồi phục.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động