Bảo hiểm nhân thọ lợi nhuận âm: Chuyển giá hay chịu lỗ chờ thời?
Lợi nhuận âm, đóng góp ngân sách khiêm tốn
Theo báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích BCTC năm 2023 của các DN có vốn đầu tư nước ngoài được Bộ Tài chính gửi Chính phủ mới đây, đáng chú ý là nhóm DN FDI trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và ngân hàng.
Cụ thể nhóm DN FDI tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có tổng tài sản là 1.042.888 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản khối doanh nghiệp FDI.
Tính đến 31/12/2023, nợ phải trả của nhóm DN FDI tài chính, bảo hiểm và ngân hàng lên đến 822.916 tỷ đồng, tăng thêm 98.480 tỷ đồng tương ứng với 13,6% so với năm 2022. Tốc độ tăng nợ phải trả này cao hơn tốc độ tăng nợ chung của khối DN FDI là 5,7%. Tổng nợ phải trả của toàn bộ khối doanh nghiệp FDI năm 2023 là 5.764.735 tỷ đồng, tăng 7,9%.
![]() |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 65% nhóm DN tài chính có vốn FDI, trong đó có các DNBH nhân thọ đang có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm |
Năm 2023, doanh nghiệp FDI tài chính, bảo hiểm và ngân hàng có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 3,74, thuộc nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hệ số nợ trên vốn chủ lớn hơn 2.
Theo phân tích, đánh giá của Bộ Tài chính, 65% số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm này đều có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm. Điều này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của đa số doanh nghiệp FDI thuộc các lĩnh vực này chưa hợp lý. Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp FDI tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 5%.
Về khả năng thanh toán tổng quát, DN FDI tài chính, doanh nghiệp và bảo hiểm có hệ số khả năng thanh toán tổng quát thấp, chỉ ở mức 1,27 (doanh nghiệp có hệ số này dưới 1 là không đảm bảo khả năng thanh toán). So với năm 2022, doanh nghiệp FDI tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có khả năng thanh toán tổng quát giảm 1%.
Cũng theo báo cáo, năm 2023 doanh nghiệp FDI tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức lợi nhuận đạt 21.452 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 9.003 tỷ đồng.
Trong nhóm này, đáng chú ý hơn cả là các DN bảo hiểm nhân thọ đa quốc gia đã gia nhập thị trường Việt Nam hàng chục năm như Manulife, Prudential, Generali, FWD, Sunlife, AIA, Chubblife, Dai - iChi… Và hiện cùng với Bảo Việt nắm giữ phần lớn thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo số liệu của VietnamFinance, nhóm DN này đang phản ánh hai bức tranh tương phản trong kết quả kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Theo đó, một số DN tham gia thị trường từ những ngày đầu tiên, sau khoảng 25 năm gia nhập, thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả khá tốt về mặt kinh doanh và chiếm lĩnh thị phần như Prudential, Manulife, Chubblife, Dai -ichi…
Ở chiều ngược lại, một số DN bảo hiểm nhân thọ nhóm sau, gia nhập khoảng 10 năm trở lại đây lại đang cho thấy kết quả kinh doanh kém khả quan, nhiều năm liền thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu, đóng thuế cho nhà nước 0 đồng.
Chuyển giá hay mục tiêu chiếm lĩnh thị trường?
Nhận định về nguyên nhân của thực trạng nêu trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nêu quan điểm, thực tế trong bài toán kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia khi đi đầu tư, họ sẽ tìm phương án chuyển lợi nhuận về nước bằng cách tăng các chi phí của công ty con tại nước đầu tư. Ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, có thể công ty con lỗ, nhưng công ty mẹ ở chính quốc lại có lãi.
|
Ông Huân cũng nhận định hiện tượng “chuyển giá” của các hoạt động đầu tư có vốn nước ngoài FDI diễn ra khá phổ biến trên thế giới, xuất hiện trong cả lĩnh vực tài chính như bảo hiểm, ngân hàng và phi tài chính.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng, việc khẳng định có hiện tượng “chuyển giá” hay không thì cần phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa công ty con và công ty mẹ, đồng thời việc này phải được cơ quan quản lý nhà nước thanh kiểm tra và kết luận.
“Công ty con có hoạt động mua bán với công ty mẹ, hay tương đối độc lập, chỉ phụ thuộc vào vốn của công ty mẹ. Hoặc trường hợp các công ty con có nhiều khoản chi phí bắt buộc phụ thuộc, phải trả cho công ty mẹ như mua bán các công nghệ lõi, mua bản quyền…Họ chuyển giá bằng cách tạo ra chi phí mua giá cao từ công ty mẹ” ông Huân ví dụ.
Tiếp theo, một câu hỏi đặt ra là tại sao có nhiều doanh nghiệp FDI ngành bảo hiểm thua lỗ liên tục nhưng họ vẫn triển khai các kế hoạch kinh doanh và đầu tư thêm.
Ông Huân đánh giá, thực tế tại Việt Nam có một số DN trong ngành tài chính có vốn FDI như Citibank, hoặc ANZ, kết quả kinh doanh thua lỗ nhiều năm đã rút khỏi thị trường, có chiến lược kinh doanh mới.
Nhưng với ngành bảo hiểm, có thể do chiến lược của từng doanh nghiệp, tập đoàn, họ muốn chiếm lĩnh thị trường bởi lĩnh vực này là mảng kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng cũng rất tiềm năng tại Việt Nam nên chấp nhận thua lỗ.
Có thể ví dụ như Prudential, thời điểm mới vào Việt Nam, họ lỗ rất nhiều năm để khách hàng biết dần đến thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, thậm chí loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Sau khoảng thời gian đó, thường là 10 năm trở lên, chiếm lĩnh thị phần nhất định và bắt đầu có lãi.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng, hiện chỉ có khoảng 11% dân số đang có bảo hiểm. PGS.TS Nguyễn Hữu Huân dẫn chứng |
Cuối cùng, đối với kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, doanh thu trong vài năm đầu tiên gần như dùng để chi trả các loại phí đại lý, chi phí hoạt động doanh nghiệp…Đặc biệt tổng mức hoa hồng và thưởng tháng, quý, hoặc thưởng danh hiệu MDRT… thường rất cao, 50-60% hoặc cao hơn. Từ năm thứ hai cũng trung bình khoảng 10%, và các năm tiếp theo ở mức thấp. Ngoài ra, còn chi ra cho các khoản chi phí khác như quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân sự, chi phí marketing…
“Chính vì vậy, nhiều trường hợp khách hàng tham gia sau 1 - 2 năm rồi huỷ hợp đồng cũng khiến các công ty bảo hiểm thiệt hại về mục tiêu kinh doanh”, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân nói thêm.
Nguồn: Bảo hiểm nhân thọ lợi nhuận âm: Chuyển giá hay chịu lỗ chờ thời?
Tin liên quan
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực 24/03/2025 15:24
Cùng chuyên mục

Ấn Độ kết luận sơ bộ điều tra tự vệ với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
Kinh tế 24/03/2025 12:00

Chưa đầy 1 năm đầu tư, VNDirect quyết định thoái sạch vốn khỏi Goldsun Food
Kinh tế 24/03/2025 11:00

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên
Kinh tế 23/03/2025 14:00

Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế
Kinh tế 22/03/2025 16:00

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
Kinh tế - Tài chính 22/03/2025 09:06

1 giờ xếp hàng mua được nửa chỉ vàng
Kinh tế 20/03/2025 09:00
Các tin khác

"Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á"
Kinh tế 20/03/2025 08:00

Đại diện USABC: Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á
Kinh tế 19/03/2025 12:00

Tạo thuận lợi tối đa để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam
Kinh tế 19/03/2025 11:00

Không để lãng phí, thất thoát tài sản công sau sáp nhập
Kinh tế 18/03/2025 09:00

Tổ chức quốc tế tiếp tục lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Kinh tế 17/03/2025 12:00

Khơi thông các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế 16/03/2025 17:00

Khi sắp xếp đơn vị hành chính, lương tối thiểu áp dụng thế nào?
Kinh tế 16/03/2025 12:00

Nặng nỗi lo thiếu vật liệu xây dựng
Kinh tế 16/03/2025 06:00

Giá vàng nhẫn trơn phá đỉnh với 96,5 triệu đồng/lượng
Kinh tế 14/03/2025 14:55

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với 3 địa phương để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng
Kinh tế 14/03/2025 06:00

Chủ tịch Quốc hội: Sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước
Kinh tế 13/03/2025 17:00

Bảo hiểm nhân thọ lợi nhuận âm: Chuyển giá hay chịu lỗ chờ thời?
Kinh tế 12/03/2025 17:00

UKG Group của ông Phạm Văn Quang bị phát hiện không tuân thủ quy định của Chính phủ
Kinh tế 12/03/2025 16:00

Kinh tế Mỹ dần lộ những "vết nứt"
Kinh tế 11/03/2025 15:00

Nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
Kinh tế 11/03/2025 12:00

GELEX đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng năm 2025, cổ tức 10%
Kinh tế 11/03/2025 09:00

Nghiên cứu gia hạn giảm 2% VAT 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
Kinh tế 11/03/2025 08:00

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Thủ đô
Kinh tế 10/03/2025 20:20

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58