Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ

Giá vải đầu mùa bán tại vườn cao ngất ngưởng khiến nông dân Bắc Giang đang tiếc hùi hụi khi cây vải mất mùa rất nặng. Ước tính các nhà vườn thất thu, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.

Nhà vườn thất thu

Khảo sát tại Hà Nội, nhiều chợ, cửa hàng bán hoa quả đang rao bán vải đầu mùa giá từ 90.000 - 120.000 đồng/kg. Giá cao ngất ngưởng nhưng quả vải có chất lượng chưa ngon khi vỏ vẫn xanh, cùi còn vị chua, chát.

Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ
Nhiều doanh nghiệp đã khảo sát vườn, ký hợp đồng thu mua vải xuất khẩu.NGUYỄN NHUNG

Theo ông Trần Văn Ngoan, một tiểu thương ở xã Huyền Sơn, H.Lục Nam (Bắc Giang), một số diện tích vải chín sớm ở Hải Dương, Quảng Ninh bắt đầu cho thu hoạch. Tại Hải Dương, giá vải mua buôn tại vườn dao động 50.000 - 60.000 đồng/kg. Còn tại Quảng Ninh, vải u trứng ngọt dù chưa ngon lắm nhưng chủ vườn đang bán 70.000 - 80.000 đồng/kg.

"Giá cắt từ vườn năm nay đã cao như thế thì đến tay người tiêu dùng tại Hà Nội phải hơn 100.000 đồng/kg", ông Ngoan nói.

Ông Ngoan cho biết thêm, Đắk Lắk cũng đang thu hoạch vải chín sớm. Đây là giống vải u đường được đưa từ H.Tân Yên (Bắc Giang) vào trồng từ nhiều năm trước. Chất lượng của quả vải trồng tại Đắk Lắk không thể so sánh với vùng trồng vải Bắc Giang nhưng lợi thế của địa phương này là khí hậu nắng nóng nên vải chín sớm và giá bán đầu mùa luôn cao hơn chính vụ.

"Hàng năm, giá vải nếu tăng, chỉ chênh trên dưới 10% nhưng năm nay rất khó dự báo. Khi nhiều vùng trồng vải lớn ở miền Bắc bị mất mùa nặng, vườn nào đậu quả nhiều nhất chỉ bằng nửa so với năm ngoái. 24 năm trong nghề buôn vải, tôi thấy chưa năm nào các vùng trồng vải mất mùa đồng loạt, mất sản lượng lớn như năm nay", ông Ngoan phản ánh.

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Tô Văn Hải, chủ một vườn vải tại xã Giáp Sơn (H.Lục Ngạn, Bắc Giang), cho biết năm 2023, cây vải mang lại cho gia đình doanh thu hơn 200 triệu đồng, còn năm nay thì thất thu, chỉ mong gỡ được vốn. Cả khu vườn vải chỉ có diện tích trồng giống vải u hồng sản lượng nhiều nhất khoảng 3 - 5 tấn, khu trồng vải lai Thanh Hà mất 80% sản lượng. Khu trồng vải thiều Lục Ngạn thì thê thảm hơn, ước tính chỉ được vài chục kg.

"Sản lượng vải năm nay rất ít, chúng tôi kỳ vọng giá lên cao để gỡ được vốn đầu tư. Các nhà vườn của địa phương năm nay thất thu nặng, nhà ít thì vài chục triệu, nhà nhiều lên tới hàng trăm triệu đồng", anh Hải cho hay.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch UBND H.Lục Ngạn (Bắc Giang), cho rằng nếu so sánh với mùa vụ năm 2023 thì năm nay ước tính thiệt hại của các nhà vườn ở "thủ phủ trồng vải" này lên tới hàng nghìn tỉ đồng.

"Năm 2023, quả vải mang về cho nông dân hơn 3.000 tỉ đồng. Năm nay, cập nhật đến thời điểm này, qua rà soát lại sản lượng trong toàn huyện, chúng tôi dự báo doanh thu quả vải chỉ bằng 20 - 30% so với năm 2023 thôi. Lịch sử trồng vải ở Lục Ngạn chưa khi nào mất mùa nặng như năm nay", ông Hải đánh giá.

Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ
Vải đầu mùa tại Hà Nội được bán với giá 100.000 - 120.000 đồng/kg.PHAN HẬU

Doanh nghiệp chốt đơn đến hết năm 2030

Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, vải là trái cây có giá trị kinh tế rất cao trong số cây trồng ở địa phương này. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ổn định, giá vải tăng đều hàng năm. Năm 2023, sản lượng vải của Bắc Giang đạt trên 201.000 tấn, doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ lập kỷ lục 6.876 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, doanh thu trực tiếp từ quả vải trên 4.658 tỉ đồng, còn lại là các ngành dịch vụ phụ trợ.

Còn năm nay, sản lượng vải toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 100.000 tấn, thời gian thu hoạch vải thiều sớm từ ngày 20.5; vải thiều chính vụ từ ngày 10.6 - 30.7. Sản lượng vải chỉ còn 50% so với năm 2023, đồng nghĩa nông dân Bắc Giang thất thu, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.

Trong các thị trường xuất khẩu quả vải Việt Nam, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, nhận định Trung Quốc vẫn là thị trường chính. Hiện nhiều doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc là bạn hàng truyền thống đã chuẩn bị cho việc giám sát thu mua, tiêu thụ vải thiều tại H.Tân Yên và H.Lục Ngạn.

"Chúng tôi đã chuẩn bị và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, doanh nghiệp, các hiệp hội, thương hội quan tâm đến khảo sát, giám sát thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều và các loại nông sản khác của tỉnh Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc", ông Tấn nói.

Theo kế hoạch đã ban hành, dự kiến cuối tháng 5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải chín sớm của H.Tân Yên, triển khai đưa quả vải lên tiêu thụ ở các sàn thương mại điện tử. Sang đầu tháng 6, UBND tỉnh Bắc Giang tiếp tục tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và du lịch mùa vải thiều H.Lục Ngạn.

Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Tân Yên (Bắc Giang), cho biết do nhiều huyện trong tỉnh bị mất mùa nên năm nay lượng doanh nghiệp dồn về mua vải ở Tân Yên tăng nhiều hơn những năm trước. Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp đăng ký mua vải xuất khẩu ở huyện này với giá ký hợp đồng phổ biến 35.000 đồng/kg, cao hơn năm 2023 là 5.000 đồng/kg.

Còn theo bà Nguyễn Thị Nhung, cán bộ khuyến nông xã Phúc Hòa (H.Tân Yên), thị trường tiêu thụ vải chín sớm năm nay "nóng" ngay từ đầu vụ. Hiện các vườn vải có mã số vùng trồng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đều có doanh nghiệp ký hợp đồng mua xuất khẩu đến các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, EU…

Điểm mới so với những năm trước đây là nhiều doanh nghiệp đàm phán ký hợp đồng thu mua cho cả giai đoạn 2024 - 2030 chứ không ký theo từng năm. Giá mua tại vườn phổ biến 35.000 đồng/kg, trong trường hợp thị trường giảm, giá không thấp hơn 25.000 đồng/kg.

"Năm nay vải mất mùa nên có thể giá bán ngoài thị trường sẽ cao hơn so với giá ký hợp đồng. Nhưng đây là các hợp đồng cam kết thu mua trong dài hạn, các nhà vườn đều tính toán được chi phí trong khoảng an toàn để sản xuất và đảm bảo vẫn có lãi khi liên kết làm vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Vì thế, có nhiều nhà vườn ở Phúc Hòa đã ký xong hợp đồng bán vải cho doanh nghiệp đến năm 2030", bà Nhung thông tin.

Nguồn:Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ

Phan Hậu
thanhnien.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tín dụng quý 2 sẽ khởi sắc?

Tín dụng quý 2 sẽ khởi sắc?

Nhiều dấu hiệu cho thấy tín dụng quý 2 chắc chắn sẽ cải thiện sau quý đầu năm tăng trưởng ì ạch.
Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn
Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm 2024

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm 2024

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%, trong đó có những ngân hàng tiệm cận 4%.
Bộ Tài chính dự kiến trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm 2025

Bộ Tài chính dự kiến trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm 2025

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát, đánh giá Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.
Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng

Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng

VND mất giá có tác động không lớn đến xuất khẩu nhưng lại có rủi ro làm tăng lạm phát.
Nhà đầu tư ưa mạo hiểm, nhưng chưa biết cách tiêu tiền

Nhà đầu tư ưa mạo hiểm, nhưng chưa biết cách tiêu tiền

Thị trường quản lý gia sản Việt Nam được đánh giá có quy mô 600 tỷ USD vào năm 2027. Trong sân chơi này, ngân hàng đang là người chơi tiên phong, dẫn dắt thị trường.

Các tin khác

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật

Câu chuyện quanh vụ việc TikTok “Vua quạt” đang ồn ào nhiều ngày nay thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật.
Điện Biên đứng số 1 với 105 dự án chưa giải ngân, tổng gần 344 tỷ đồng

Điện Biên đứng số 1 với 105 dự án chưa giải ngân, tổng gần 344 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%. Đứng vị trí số 1 là Điện Biên.
Xuất khẩu sầu riêng: Bao giờ có bộ tiêu chuẩn quốc gia?

Xuất khẩu sầu riêng: Bao giờ có bộ tiêu chuẩn quốc gia?

Việc thiếu kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn sản xuất đang khiến sầu riêng - mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam thời gian qua phải đối mặt với nỗi lo về việc có thể tạm dừng xuất khẩu.
Nhiều DN tắc thanh toán trái phiếu đến hạn

Nhiều DN tắc thanh toán trái phiếu đến hạn

Tổ chức định mức tín nhiệm FiinRatings và VISRatings cùng đánh giá, áp lực trả nợ đối với các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và 2025 là khá lớn, đặc biệt đối với các trái phiếu chậm trả gốc/lãi có thời hạn đáo hạn gốc vào năm 2022 và 2023, được cơ cấu tối đa 2 năm theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP. Thách thức đang hiện hữu khi kênh gọi vốn mới từ trái phiếu không còn dễ dàng và nhiều doanh nghiệp chưa biết tìm đâu dòng tiền trả nợ.
Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đặt ra hàng loạt kế hoạch để gỡ khó trước bối cảnh khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản, khiến trích lập dự phòng lớn, nguồn vốn mất cân đối, gánh nặng nợ vay cao gấp 30 lần vốn chủ sở hữu.
Tp.HCM dẫn đầu cả nước về xuất khẩu

Tp.HCM dẫn đầu cả nước về xuất khẩu

Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Trong số 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước, Tp.HCM dẫn đầu, Hà Nội đứng ở vị trí thứ tám.
Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.
Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát “đáy”

Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát “đáy”

PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường đại học Kinh tế TP.HCM) phân tích, gần đây, lãi suất tiết kiệm bắt đầu tăng do tín dụng cải thiện, các ngân hàng chuẩn bị vốn để đón đầu nhu cầu tín dụng, đồng thời lãi suất tiền gửi tăng cũng nhằm giảm áp lực tỷ giá. Nhưng trước mắt, mặt bằng lãi suất tiền gửi khó tăng cao.
3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

"Một doanh nghiệp tốt, một dự án khả thi, một mục tiêu bền vững thực sự - đó là ba yếu tố mà chúng tôi tìm kiếm" - Chia sẻ của ông LIM Dyi Chang, Ngân hàng UOB Việt Nam với DĐDN.
Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030

Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030

Trong vòng 6 năm tới đây, Hà Nội phấn đấu hoàn thành thi công xây dựng thêm 96,9km đường sắt đô thị khổ đường đôi 1.435mm, gồm 03 đoạn Tuyến số 2; 02 đoạn Tuyến số 3 và Tuyến số 5, nâng tổng số km đường sắt đô thị vận hành trên địa bàn Thủ đô lên 109,8km. Tổng mức đầu tư các tuyến metro kể trên khoảng 16,208 tỷ USD...
Nợ xấu ngân hàng lại tăng cao

Nợ xấu ngân hàng lại tăng cao

Xu hướng nợ xấu tăng trở lại trong quý đầu năm cho thấy sự cải thiện về chất lượng tài sản cuối năm ngoái chỉ mang tính thời vụ. Ước tính trong quý đầu năm, số dư nợ xấu của ngành ngân hàng đã tăng thêm 14% so với cuối năm 2023, lên 224.000 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng nhanh, NHNN dự kiến gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024

Nợ xấu tăng nhanh, NHNN dự kiến gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024. Việc kéo dài hiệu lực Thông tư 02 là nguyện vọng của hầu hết ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, nhu cầu tín dụng yếu.
Tín dụng ì ạch - ngân hàng thiếu động lực huy động vốn?

Tín dụng ì ạch - ngân hàng thiếu động lực huy động vốn?

Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay vẫn ì ạch, nên các nhà băng cũng giảm động lực huy động vốn, tạo điều kiện cho lãi suất giảm xuống mức thấp trong những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, xu hướng này liệu có thay đổi trong giai đoạn tới, trong bối cảnh nhiều áp lực đang đè nặng lên lãi suất huy động đầu vào?
Hà Nội kêu gọi đầu tư khu đô thị thông minh - sinh thái hơn 35 ngàn tỷ

Hà Nội kêu gọi đầu tư khu đô thị thông minh - sinh thái hơn 35 ngàn tỷ

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội mời nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng đối với dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Yêu cầu báo cáo đề xuất cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

Yêu cầu báo cáo đề xuất cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 218/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai xây dựng một số đề án của Chính phủ trình Quốc hội.
Lỗ 4 năm liên tiếp, Đường Man không thể trả lãi, gốc trái phiếu

Lỗ 4 năm liên tiếp, Đường Man không thể trả lãi, gốc trái phiếu

CTCP Đường Man, nhà cung cấp malt bia cho nhiều đơn vị sản xuất bia trong nước, liên tục kinh doanh thua lỗ trong giai đoạn 2020-2023. Năm qua, Công ty không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ trả lãi, gốc nào đối với trái chủ lô trái phiếu 200 tỷ đồng.
Doanh nghiệp muốn bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công thương vẫn muốn giữ

Doanh nghiệp muốn bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công thương vẫn muốn giữ

Nhiều “ông lớn” xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Thanh Lễ… kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tránh những vụ việc sử dụng sai mục đích như Xuyên Việt Oil, Hải Hà, Thiên Minh Đức thời gian qua.
Hoàn thiện pháp lý để phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Hoàn thiện pháp lý để phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Để thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển được như kỳ vọng, các chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động này trong thời gian tới.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động