Người dân "khóc" vì giá vàng, chuyên gia kiến nghị dừng đấu thầu

Sau chuỗi ngày “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc”. Nhà đầu tư “khóc ròng” vì biến động khó lường. Giới chuyên môn kiến nghị dừng cơ chế đấu thầu vàng như hiện nay.

Khóc ròng vì mua vàng cấp tốc lúc giá lên đỉnh

Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội ngày cuối tuần 11/5 được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 88,8 triệu đồng/lượng mua vào và 91,3 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng thiết lập ngày trước đó giá vàng SJC đã giảm 1,1 triệu đồng/lượng.

Người dân "khóc" vì giá vàng, chuyên gia kiến nghị dừng đấu thầu
Vàng "bốc hơi" cả triệu đồng mỗi lượng. Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, các thương hiệu khác giảm sâu hơn. DOJI tại khu vực Hà Nội điều chỉnh giảm giá vàng miếng 2,4 triệu đồng chiều mua và 2,2 triệu đồng chiều bán xuống lần lượt 87,7 triệu đồng/lượng mua vào và 89,2 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu lần lượt là 87,8 triệu đồng/lượng và 90,1 triệu đồng/lượng, giảm 2,3 triệu đồng. Phú Quý SJC thu mua vàng miếng với giá 87,3 triệu đồng/lượng và bán ra 90,1 triệu đồng/lượng, giảm 2,7 triệu đồng chiều mua và 2,3 triệu đồng chiều bán.

Giá vàng đã giảm mạnh sau chỉ đạo “nóng” của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thanh, kiểm tra thị trường vàng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 5/2024.

Những người đổ xô mua vào thời điểm giá vàng trong nước đạt “đỉnh” 92,4 triệu đồng/lượng đã lỗ nặng gần 5 triệu đồng/lượng (bao gồm cả giá xuống và chênh lệch mua -bán vàng). Hiện chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra vẫn là 2,5 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro lớn về phía người mua vàng.

Trong những ngày giá vàng tăng “điên cuồng”, người dân sẵn sàng đội nắng chờ cả tiếng đồng hồ xếp hàng để mua vàng vì nghĩ giá vàng còn lên nữa. Tình trạng khan vàng miếng và nhẫn tròn trơn diễn ra trên diện rộng khiến giá vàng SJC, kể cả vàng nhẫn, càng bị đẩy lên cao. Trong khi cơ quan nhà nước tìm cách để tăng cung vàng miếng, thì các doanh nghiệp lại có dấu hiệu tiết cung, tạo ra sự khan hiếm.

Chị Nguyễn Thị Hoa ở Hà Đông, Hà Nội cho hay, thấy vàng liên tục lên, chị có sổ tiết kiệm hơn 500 triệu đồng, chấp nhận mất lãi, rút ra đi mua vàng. Chị Hoa tính tất tay mua 5 lượng vàng, chật vật xếp hàng mới mua được 3 chỉ vàng. Đã thế còn phải chờ 1 tuần sau mới lấy nốt số vàng còn lại. Thế nhưng vừa mua xong lúc đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng, giá vàng đã tuột một mạch xuống sát 90 triệu (giá bán ra của nhà vàng), trong khi giá thu mua chỉ 88 triệu đồng/lượng). Chưa thấy lãi đâu, tính sơ sơ chị đã mất hơn 20 triệu trong 1 ngày. Giờ chị lo nơm nớp mất ăn mất ngủ, không biết tuần sau giá vàng như nào.

Bà Ngô Thu Nga ở Hoàng Mai kể thấy mấy chị hàng xóm bàn tán xôn xao về giá vàng liên tục lập đỉnh mới, phá mọi kỷ lục nên cũng nóng ruột.

“Sợ giá vàng lên nữa và tiền mất giá, tôi liền vay mượn đi mua 2 lượng vàng. Vừa mua xong thì giá vàng lao dốc. So với giá lúc đỉnh vàng thì tôi đã bị thổi bay gần 10 triệu đồng/lượng. Đu theo giá vàng không cẩn thận tăng xông mà chết” - bà Nga thở dài.

Không lỗ như trường hợp chị Hoa và bà Nga nhưng chị Nguyễn Phương Minh muối ruột nhìn vàng rơi 2 ngày nay, chị và chồng nhấp nhổm gọi điện cho nhau suốt ngày xem có nên bán vàng ra để xây nốt căn nhà dở dang hay không. Bán ra sợ vàng lên, mà không bán sợ vàng còn giảm tiếp.

Trên thế giới, đóng cửa phiên giao dịch cuối của tuần, giá vàng giao ngay tăng 1% lên 2.360,7 USD/ounce. Mức chốt tuần của giá vàng thế giới tương đương khoảng 72,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng SJC bán lẻ 19 triệu đồng/lượng và thấp hơn giá vàng nhẫn gần 5 triệu đồng/lượng...

Tuần tới, dữ liệu có thể ảnh hưởng mạnh tới diễn biến giá vàng là chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ. Hai thống kê lạm phát quan trọng này sẽ chi phối triển vọng lãi suất, tỷ giá đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, từ đó tác động tới giá vàng.

Tuy nhiên, với mức tăng cao hơn gần 20 triệu đồng của giá vàng trong nước so với thế giới, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là mức giá cao vô lý.

Kiến nghị dừng cơ chế đấu thầu vàng

Sau 5 phiên đấu thầu vàng, chỉ có 6.800 lượng vàng được đưa ra thị trường, 3/5 phiên phải hủy thầu. Cứ sau mỗi phiên đấu thầu/hủy thầu thì giá vàng lại tăng cao thêm. Việc đấu thầu vàng chỉ để tăng cung, nhưng số lượng trúng thầu quá thấp, không thể đem lại hiệu quả.

Do đó hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, để tăng cung, đấu thầu vàng không phải là biện pháp.

Một chuyên gia lâu năm về tài chính phân tích: Thị trường vàng quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, giá vàng thế giới liên tục biến động theo cả hai chiều tăng và giảm. NHNN cũng khó có thể biết trước tương lai của giá vàng để đưa ra “cái nhìn trong dài hạn” mà xác định giá sàn phù hợp với xu hướng biến động của giá vàng thế giới.

“Nếu NHNN chào thầu và bán ra với mức giá gần sát với giá vàng quốc tế, thì không có gì bảo đảm doanh nghiệp trúng thầu sẽ bán vàng với giá rẻ. Rất có thể doanh nghiệp trúng thầu mua vàng với giá rẻ, nhưng lại duy trì mức giá cao như giá thị trường để hưởng mức chênh lệch lớn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. NHNN chào thầu vàng miếng với giá thấp sát với giá thế giới, các doanh nghiệp sẽ mua vào để đóng trạng thái, chứ chưa hẳn bán ra thị trường”- vị chuyên gia nói.

Như vậy, người được lợi lớn nhất là các doanh nghiệp này chứ chưa hẳn là người dân.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam TS Nguyễn Thế Hùng kiến nghị, thay đổi cơ chế đấu thầu vàng. NHNN nên chào bán cho các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng từng đợt với số lượng nhỏ hơn. Đồng thời NHNN cần ấn định giá bán vàng SJC ra thị trường đối với các tổ chức kinh doanh vàng được mua. Các doanh nghiệp mua từ NHNN bán vàng ra cũng chỉ được hưởng hoa hồng nhất định khoảng 300.000 - 500.000 đồng/lượng, ai ăn chênh lớn hơn sẽ bị xử phạt.

Khác với đại diện của Hiệp hội Kinh doanh vàng, chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Việt Nam có thể kiểm soát thị trường vàng bằng cách giảm mức chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới bằng nhiều biện pháp khác, chứ không chỉ trông chờ tổ chức đấu thầu vàng.

“Nên để doanh nghiệp tự xuất và nhập khẩu vàng thì luồng vàng ra vào Việt Nam sẽ nhanh hơn, cân bằng được giá trong nước với giá thế giới. Còn NHNN chỉ làm nghiệm vụ giám sát về khối lượng, thậm chí giám sát giá cả khi cần thiết”- TS Lê Xuân Nghĩa nói.

“Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất - kinh doanh thì để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu như các doanh nghiệp khi đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền" - PGS.TS Ngô Trí Long đồng quan điểm.

NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ, lại trực tiếp gánh thêm trách nghiệm cân bằng cung - cầu vàng và điều tiết thị trường vàng thì bản thân NHNN sẽ trở thành người gánh rủi ro của thị trường.

Tại Trung Quốc nguồn cung chính của thị trường vàng nội địa Trung Quốc đến từ việc nhập khẩu vàng, thông qua các ngân hàng được PBOC phê duyệt. Và theo quy định, mức giá bán ra từ các đơn vị kinh doanh phải cộng thêm 15% dựa trên mức giá sàn mà SGE công bố hằng ngày. Tương tự Trung Quốc, Ấn Độ có mức tiêu thụ vàng cao nhất trên thế giới. Nguồn cung chủ yếu của Ấn Độ cũng đến từ nguồn vàng nhập khẩu. Năm 2003, Ấn Độ thành lập Sở Giao dịch hàng hóa Ấn Độ (MCX), đồng thời quy định tất cả các giao dịch vàng trên cả nước sẽ thực hiện dưới sự kiểm soát của MCX.

Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay. Nếu quan niệm giống như các nước trên thế giới, vàng là một loại hàng hóa thì NHNN không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ nên xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC, trả lại thương hiệu SJC cho Công ty SJC trong Nghị định mới sửa đổi Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Cơ quan quản lý đang có quyết tâm khắc phục tình trạng giá vàng miếng chênh lệch quá cao so thế giới và nhẫn trơn. Chính phủ yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá; đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, đầu cơ, thao túng, thanh tra và giám sát kỹ hơn hoạt động mua - bán. Do đó, đây có thể là rủi ro đáng cân nhắc với nhà đầu tư. (PGS. TS Đinh Trọng Thịnh)

Chủ trương không nhập khẩu vàng chính ngạch đã kéo dài 12 năm qua và việc gia công cũng hạn chế. Vì vậy, cung - cầu đóng vai trò quyết định rất lớn đến giá vàng SJC. Tương tự các kênh tài sản khác, tác động đến giá cả nhiều nhất vẫn là nhóm tạo lập thị trường (còn gọi là cá mập). Những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường khó đoán định những nước đi của họ, nên thường là bên chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước những "cơn sóng" bất ngờ. (PGS.TS Ngô Trí Long)

Nguồn: Người dân "khóc" vì giá vàng, chuyên gia kiến nghị dừng đấu thầu

Trâm Anh
kinhtedothi.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kết nối hợp tác khởi nghiệp với nước ngoài

Kết nối hợp tác khởi nghiệp với nước ngoài

Đà Nẵng đang chứng tỏ là một thành phố năng động, cởi mở khi đã chủ động tìm kiếm và kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với đối tác nước ngoài.
Xu hướng đầu tư bất thường từ Trung Quốc

Xu hướng đầu tư bất thường từ Trung Quốc

Kênh đầu tư trong nước khó sinh lời, nhà giàu Trung Quốc thông qua các quỹ đầu tư mua lại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ngoài.
Sóc Trăng thu hút đầu tư vào KCN, CCN

Sóc Trăng thu hút đầu tư vào KCN, CCN

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng có 10 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 4.334 ha; 18 cụm công nghiệp (CCN) diện tích 983,6 ha và thành lập khu kinh tế Trần Đề với quy mô khoảng 40.000 ha.
Người giàu Trung Quốc tích cực đổ tiền ra nước ngoài

Người giàu Trung Quốc tích cực đổ tiền ra nước ngoài

Theo các nhà quản lý và cố vấn tài sản, những người giàu có ở Trung Quốc ngày càng tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài để theo đuổi các cơ hội kinh doanh, thay vì chỉ theo đuổi lợi nhuận đầu tư.
Nhà xưởng xanh: "Chìa khóa" thu hút vốn FDI

Nhà xưởng xanh: "Chìa khóa" thu hút vốn FDI

Thị trường bất động sản công nghiệp khu vực phía Bắc là điểm sáng của thị trường bất động sản Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 với sự hình thành, mở rộng nhiều khu công nghiệp hiện đại và gia tăng số lượng nhà kho xây sẵn, đặc biệt tỉ lệ hấp thụ luôn ở mức cao.
Thông tư 02: Có nên gia hạn tiếp sau 2024?

Thông tư 02: Có nên gia hạn tiếp sau 2024?

Thời hạn mới của Thông tư 02 (31/12/2024) vẫn chưa đủ dài để giúp doanh nghiệp, người dân thực sự phục hồi năng lực sản xuất kinh doanh cũng như khả năng chi tiêu.

Các tin khác

Điều gì đang xảy ra với kinh tế châu Âu?

Điều gì đang xảy ra với kinh tế châu Âu?

Kinh tế châu Âu suy giảm, khiến nhiều doanh nghiệp lớn ở khu vực này đã bắt đầu cảm nhận được tình hình kinh tế khó khăn trong tương lai gần.
Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt

Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt

Không chỉ đóng góp tích cực cho hiệu quả kinh doanh, mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk cũng đang đưa niềm tự hào "thương hiệu Việt" ra thế giới. Liên tiếp gia tăng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, sở hữu nhiều tiêu chuẩn cao của thế giới, Vinamilk đang khẳng định sữa "made in Vietnam" hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Các ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm

Các ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm

Tăng trưởng lợi nhuận cho cả năm 2024 được dự báo nâng lên thêm 2,6 điểm phần trăm, đạt mức 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vì sao Hải Dương thu hút nhiều dự án đầu tư

Vì sao Hải Dương thu hút nhiều dự án đầu tư

Tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh của Hải Dương, từ đầu năm đến nay nhiều doanh nghiệp FDI đã quyết định gắn bó lâu dài, liên tục tăng vốn, đầu tư vào địa phương này.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, từ đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay đạt khoảng 7%.
Phát triển cơ sở nhà đầu tư tổ chức trên thị trường vốn, hướng đi nào?

Phát triển cơ sở nhà đầu tư tổ chức trên thị trường vốn, hướng đi nào?

Cơ sở nhà đầu tư tổ chức là một trong những điểm cản trở sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, dù thị trường đã, đang phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua.
Tập đoàn Trường Hải lãi 1.011 tỷ đồng nửa đầu năm

Tập đoàn Trường Hải lãi 1.011 tỷ đồng nửa đầu năm

Theo báo cáo tài chính mới nhất, nửa đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Thaco) do tỷ phú Trần Bá Dương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) lãi 1.011 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát ổn định, FED thêm tự tin giảm lãi suất

Lạm phát ổn định, FED thêm tự tin giảm lãi suất

PCE - chỉ số lạm phát ưa thích của FED, đã tăng đúng như kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế, càng củng cố thêm khả năng FED giảm lãi suất vào tháng 9 tới.
Kỷ nguyên kinh tế mới

Kỷ nguyên kinh tế mới

Chưa có thời kỳ nào Việt Nam hội đủ các điều kiện để tham gia vào kỷ nguyên kinh tế mới một cách đầy đủ và chất lượng như hiện nay.
Bánh kẹo Hải Hà (HHC) bớt "ngọt"?

Bánh kẹo Hải Hà (HHC) bớt "ngọt"?

Vừa nhận án phạt vi phạm hành chính về thuế với số tiền hơn tỷ đồng, bánh kẹo Hải Hà tiếp tục nhận “tin buồn” khi lợi nhuận bán niên 2024 bị “bốc hơi” 7% sau soát xét.
Những chỉ báo kinh tế kỳ lạ trong thời kỳ suy thoái

Những chỉ báo kinh tế kỳ lạ trong thời kỳ suy thoái

Khi nền kinh tế đối mặt với nguy cơ suy thoái, việc dựa vào các chỉ báo kinh tế truyền thống như GDP, lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp có thể trở nên phức tạp. Các chỉ báo truyền thống thường có độ trễ do phải xử lý số liệu thống kê và thường bị ảnh hưởng bởi giả định và phương pháp tính toán, dẫn đến những kết luận có thể trái ngược hoặc mâu thuẫn.
Báo cáo việc làm Mỹ sẽ đẩy hay “dìm” giá vàng tuần tới?

Báo cáo việc làm Mỹ sẽ đẩy hay “dìm” giá vàng tuần tới?

Báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào tuần tới sẽ tác động mạnh đến quyết định cắt giảm lãi suất của FED và giá vàng tuần tới.
“Đau đầu” với phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần làm gì?

“Đau đầu” với phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần làm gì?

“Để tham gia vào sân chơi chung của thế giới, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần tương hỗ lẫn nhau nhằm kiến tạo lợi thế quốc gia, bảo vệ lợi ích cộng đồng…”.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt 6% trong năm 2024

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt 6% trong năm 2024

Theo dự báo của UOB, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay dự báo 6% và có triển vọng vượt con số này.
Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Người bị xác định là chủ mưu, cầm đầu hiện đang bị truy nã; trong khi đó những mắt xích trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm đã lần lượt lĩnh án.
Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước

Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước

Dù được đánh giá cao với nhiều quy định mang tính đổi mới, thế nhưng, xoay quanh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ quá tải, trì trệ, mất cơ hội kinh doanh…
Vàng thế giới tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ

Vàng thế giới tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ

Giá vàng tăng vào ngày thứ Năm (29/08), được thúc đẩy bởi kỳ vọng mạnh mẽ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9, khi nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ để có thêm thông tin chi tiết về quy mô tiềm năng của đợt hạ lãi suất.
Cảnh báo lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng trước kỳ nghỉ lễ 2-9

Cảnh báo lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng trước kỳ nghỉ lễ 2-9

Lợi dụng kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến tăng cao, các đối tượng lừa đảo dùng nhiều thủ đoạn để đánh cắp tiền trong tài khoản.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động