Chuyên gia lý giải nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt 6% trong năm 2024
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt 6%
Nhận định được ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB đưa ra mới đây. Trước đó, ngân hàng Singapore đã dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay ở mức 6%, tương tự các tổ chức khác như IMF, ADB, và Standard Chartered.
Chưa điều chỉnh dự báo nhưng ông Suan Teck Kin cho rằng triển vọng vượt 6% nhờ hiệu suất của các ngành như sản xuất, điện tử, đồ nội thất và ôtô đang tích cực. Bất chấp một số thách thức toàn cầu như lãi suất cao và nhu cầu chậm lại ở các thị trường phát triển, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất ở châu Á, cho thấy sự mở rộng liên tục.
"Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất hứa hẹn cho cả năm 2024 và 2025, đặc biệt là khi so sánh với mức tăng trưởng chậm hơn là 5% vào năm 2023", ông Suan Teck Kin nêu. Đầu tuần này, World Bank cũng nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay lên mức 6,1% từ mức cũ 5,5%. HSBC đang đưa ra dự báo lạc quan nhất, ở mức 6,5% trong khi Chính phủ phấn đấu đạt 7%.
Nửa đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,4%, chủ yếu nhờ vào các ngành sản xuất, công nghiệp và dịch vụ tích cực. Theo chuyên gia UOB, thương mại của Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể, đặc biệt là xuất khẩu và nhập khẩu, vượt qua mức giảm trong năm 2023.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn mạnh mẽ, với hai năm liên tiếp đạt mức cao kỷ lục. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện đạt 13 tỷ USD, chủ yếu từ Singapore, Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Nhật Bản. Xu hướng này cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư, doanh nghiệp vào khả năng cạnh tranh và tiềm năng của Việt Nam, theo UOB.
Ngành bán lẻ dần phục hồi trên nhiều phân khúc khác nhau. Du lịch quốc tế thu hút gần 10 triệu lượt khách, tính đến tháng 7. Nhà băng này dự báo khách ngoại có thể không đạt đỉnh trước Covid là 18 triệu lượt nhưng triển vọng tốt do các điều kiện kinh tế thuận lợi như lãi suất thấp và tâm lý tiêu dùng cải thiện.
Theo dự báo của UOB, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay dự báo 6% và có triển vọng vượt con số này. |
Ông Suan Teck Kin cho rằng lạm phát vẫn đáng quan tâm khi CPI tháng 7 tăng 4,36% so với cùng kỳ năm ngoái, gần với mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Lạm phát cơ bản, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đang giảm, nhưng lạm phát toàn phần bị thúc đẩy bởi giá thực phẩm và nhà ở tăng.
Chuyên gia dự báo lạm phát tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức khoảng 4% cho đến cuối năm và tỷ giá đã giảm nên ít khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất. Tiền đồng đã bắt đầu tăng giá trở lại mức mạnh hơn là 25.000 đồng đổi một USD. Trong tương lai, VND dự kiến tăng giá dần dần lên mức 24.100 đổi một USD vào quý II/2025.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân
Trong khi đó, Ngân hàng HSBC dự báo, Việt Nam sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP Việt Nam tăng 6,42%, vượt cận trên kịch bản tại Nghị quyết 01 đưa ra hồi đầu năm là 6%. Như vậy, với mức tăng trưởng này, Việt Nam đã vươn lên để trở thành nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Philippines và Malaysia với GDP lần lượt tăng 6,3% và 5,9%.
Theo dự báo của HSBC, Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ASEAN năm 2024.
Lý giải cho dự báo này, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho rằng, tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam đã tăng lên 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây gần như là mức cao nhất trong hai năm đổ lại đây, vượt xa mức kỳ vọng của HSBC cũng như thị trường là 6%.
Không chỉ tăng trưởng đầy thuyết phục, tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng. Lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất chính là sản xuất, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả này cũng được phản ánh qua tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của quý II, đạt 15% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù sự phục hồi chủ yếu được dẫn dắt bởi mảng điện tử, song các ngành hàng khác cũng bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.
“Chúng tôi tin rằng Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn trong năm 2024, nếu tình hình phục hồi tiếp tục lan rộng. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho Malaysia và Philippines trong năm 2022 và 2023”, bà Yun Liu cho biết.
Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 7, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có khả năng sẽ dẫn đầu khu vực (cùng với Philippines) với mức tăng GDP 6,0% nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của cả nhập khẩu và xuất khẩu và sự hồi phục của nhu cầu nội địa khi chính sách tiền tệ vẫn duy trì ở mức nới lỏng.
Ngoài ra, tăng trưởng được hỗ trợ bởi các biện pháp tài khóa như việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng và các nỗ lực để thực hiện tốt hơn đầu tư công.
Theo sau là Indonesia với mức tăng trưởng dự báo sẽ đạt 5% trong năm 2024. Tiếp theo là Malaysia, Thái Lan và Singapore, với mức tăng trưởng được dự báo lần lượt là 4,5%, 2,6% và 2,4% trong năm nay.
Cũng phát hành trong tháng 7, báo cáo mới nhất của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã điều chỉnh mức tăng trưởng của Việt Nam lên 6,3% năm 2024, cao hơn 0,3 điểm % so với dự báo 6% hồi tháng 4 vừa qua và là mức cao nhất trong số các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2024.
AMRO dự báo Philippines có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai khu vực ASEAN ở mức 6,1%, tiếp theo là Campuchia với 5,6% và Indonesia với 5,2%.
Tuy nhiên, từ nay tới cuối năm, nền kinh tế vẫn gặp phải những thách thức từ bên ngoài. Về vấn đề này, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam cho biết, nhu cầu toàn cầu suy giảm do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, đặc biệt ở các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam và căng thẳng chính trị trên thế giới vẫn còn tiếp diễn. Cả hai quá trình này sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, tốc độ bình thường hóa lãi suất ở thị trường Mỹ và các nền kinh tế tiến tiến khác sẽ tác động lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam.
Trong khi đó, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng chậm đã bộc lộ rủi ro về tính dễ đổ vỡ của cấu trúc nền kinh tế Việt Nam như phụ thuộc vào công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu của khối FDI, thị trường vốn còn non trẻ, và sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng ngân hàng.
“Nếu những rủi ro này được giải quyết kịp thời thì Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Vì vậy, Chính phủ cần phải kết hợp cả hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn để thúc đẩy nhu cầu trong nước với biện pháp trong dài hạn để giúp Việt Nam tăng trưởng vững hơn”, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam khuyến nghị.
Nguồn: Chuyên gia lý giải nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt 6% trong năm 2024
Tin liên quan
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh 22/12/2024 07:00
Các thương hiệu xa xỉ ‘quay xe’, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ 22/12/2024 11:00
Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định và bảng giá các loại đất 22/12/2024 09:00
Cùng chuyên mục
Ngân hàng MSB "hút" về hơn 12.000 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm đến nay
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 20:41
Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức
Kinh tế 20/12/2024 11:23
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
Kinh tế - Tài chính 20/12/2024 10:11
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản
Kinh tế 20/12/2024 10:07
Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại
Kinh tế 18/12/2024 15:05
Giá vàng 'bất động' chờ Fed
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 06:00
Các tin khác
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu
Kinh tế 17/12/2024 15:21
Giá vàng miếng SJC lại quay đầu giảm “sốc”
Kinh tế 17/12/2024 12:00
Động lực nào cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá?
Kinh tế 17/12/2024 09:00
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Kinh tế - Tài chính 16/12/2024 19:14
Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam
Kinh tế 16/12/2024 18:08
ESG - Chìa khóa vàng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
Kinh tế 16/12/2024 15:42
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
Kinh tế 16/12/2024 14:49
Giá vàng tuần tới: FED sẽ “bật mí” định hướng mới?
Kinh tế 16/12/2024 06:00
Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới
Kinh tế 15/12/2024 17:00
Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG
Kinh tế 15/12/2024 10:00
Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Kinh tế 15/12/2024 09:09
Kinh tế Đông Nam Á sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?
Kinh tế 15/12/2024 08:00
Trung Quốc muốn Mỹ chọn đối thoại để giải quyết căng thẳng
Kinh tế 14/12/2024 14:00
Tăng trưởng GDP hai con số gắn liền với “sức khoẻ” của doanh nghiệp
Kinh tế 14/12/2024 08:00
TP HCM: Miễn thuế cho người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Kinh tế 14/12/2024 07:00
Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY
Kinh tế 13/12/2024 17:00
Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường
Kinh tế 13/12/2024 09:00
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Kinh tế - Tài chính 12/12/2024 21:12
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00