Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại đang là bài toán khó.
Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”
Người dân xã Chung Chải, huyện Mường Nhé chăm sóc cây dổi xanh.

Với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu, như sa nhân, thảo quả, sâm Ngọc Linh, quế… Thời gian qua, một số huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Nhé và Nậm Pồ đã tận dụng các lợi thế để phát triển thành vùng trồng cây dược liệu. Bên cạnh việc phát triển theo kế hoạch, quy hoạch thì diện tích cây dược liệu tăng mạnh do người dân trồng tự phát.

Mường Nhé là một trong những huyện có diện tích cây sa nhân lớn (hơn 300ha) và được kỳ vọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Song phần lớn diện tích sa nhân do người dân trồng tự phát, sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái nên giá bán bị phụ thuộc. Có năm giá cao, nhưng có vụ giá rất thấp, thậm chí thu hoạch không đủ tiền công nên nhiều người trồng còn không thu hoạch. Theo nhận định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Nhé, một phần nguyên nhân là do diện tích trồng sa nhân trên địa bàn huyện ngày càng tăng trong khi tiểu thương, doanh nghiệp thu mua hạn chế và phụ thuộc thị trường Trung Quốc.

Chị Hồ Thị Kía, bản Nậm Pố 2, xã Mường Nhé cho biết: Năm 2018, gia đình trồng hơn 5.000m2 cây sa nhân dưới tán rừng. Mấy vụ đầu trồng không đủ bán, giá rất cao, thương lái đến tận nhà mua. Nhưng từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, Trung Quốc dừng thu mua thì giá cả rất thấp, thậm chí không có người mua. Vụ thu hoạch năm 2022 - 2023, giá sa nhân quả tươi có 14 nghìn đồng/kg, trước đây 50 - 60 nghìn đồng/kg, nên gia đình tôi và nhiều hộ dân không thu hoạch.

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”
Chị Hồ Thị Kía, bản Nậm Pố 2, xã Mường Nhé chăm sóc vườn cây sa nhân.

Huyện Tuần Giáo cũng có thế mạnh phát triển cây dược liệu. Hiện nay, tổng diện tích trồng cây dược liệu chính trên địa bàn huyện gần 498ha. Một số hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư trồng cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và một số cây dược liệu có giá trị. Tuy nhiên, sản phẩm cây dược liệu chủ yếu tiêu thụ dưới dạng thô thông qua thương lái, các điểm thu mua nhỏ, lẻ; sau thu hoạch chủ yếu được người dân bán tươi, sấy thủ công.

Ông Giàng Chứ Phình, người dân xã Tỏa Tình, cho biết: Gia đình trồng cây sơn tra với mong muốn phát triển kinh tế gia đình. Cây sơn tra vướng mắc đầu ra, năm nào được giá thì mất mùa, còn năm được mùa sơn tra thì giá xuống thấp. Người dân sau khi thu hoạch chủ yếu đem xuống đường ngồi bán, được cân nào hay cân ấy. Gần đây, chính quyền huyện Tuần Giáo và xã Tỏa Tình đã vận động người dân và tạo điều kiện thành lập hợp tác xã để thu mua quả sơn tra khi người dân thu hoạch rồi chế biến thành nhiều sản phẩm khác, nhưng chưa như kỳ vọng.

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”
Người dân xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo thu hoạch táo mèo.

Hiện nay, cây dược liệu có tại hầu hết các huyện trong tỉnh, với diện tích hơn 2.180ha; trong đó cây quế 1.021ha, sa nhân 849ha, sơn tra 208ha, thảo quả 95ha... Quy mô, diện tích trồng cây dược liệu chưa lớn; sản lượng, số lượng loài dược liệu đang gây trồng, phát triển trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dược liệu cũng như tiềm năng, lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, tưới tiêu, cơ sở nhân ươm giống, thu gom và chế biến sản phẩm còn hạn chế; chưa hình thành được vùng trồng dược liệu tập trung, quy mô lớn; nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp.

Bà Mai Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Đầu ra sản phẩm không ổn định, còn phụ thuộc vào thương lái thu mua để đưa về các tỉnh miền xuôi hoặc xuất sang thị trường Trung Quốc. Có năm thương lái thu mua rất nhiều, giá cao, không đủ sản phẩm để bán nhưng cũng có năm sản phẩm sơ chế ra không có người thu mua hoặc mua với giá rất thấp. Trong quá trình phát triển cây dược liệu, chưa hình thành được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển diện tích dược liệu đã trồng; các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư chế biến bởi sản lượng dược liệu chưa đủ lớn, không ổn định. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 cơ sở thu mua, chế biến lâm sản ngoài gỗ (sả Java, sơn tra, bách bộ, bảy lá một hoa, bình vôi...) với quy mô nhỏ.

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”
Người dân thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa phát triển mô hình cây dược liệu cà gai leo.

Tỉnh Điện Biên đã xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ phát triển vùng trồng cây dược liệu quý có quy mô, diện tích vùng dược liệu khoảng gần 4.000ha. Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị của cây dược liệu, từng bước tạo chuyển biến về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương từ canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp đầu ra cho cây dược liệu được tỉnh xác định là mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất dược liệu, để thúc đẩy dược liệu hàng hóa; khuyến khích hình thức liên kết sản xuất doanh nghiệp với người dân thông qua cầu nối là các hợp tác xã. Thu hút đầu tư chế biến sản phẩm, nhất là chế biến sâu, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người dân và nâng cao giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, quản lý chặt chẽ việc người dân trồng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch, dẫn đến rủi ro và gặp khó khăn đầu ra sản phẩm.

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”
Lãnh đạo huyện Tuần Giáo kiểm tra mô hình trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, việc phát triển cây dược liệu phải có quy hoạch chặt chẽ, không nên thực hiện đại trà mà phải phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, tiêu thụ tránh tình trạng phát triển tràn lan, được mùa mất giá. Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dược liệu gắn với Đề án OCOP; phát triển dược liệu gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Nguồn: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Văn Tâm
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

76 năm tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng, suốt chặng đường công tác của cuộc đời, ông Nguyễn Quốc Tuấn ở tổ dân phố số 5, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng, phát triển quê hương. Hành trình của ông không chỉ là câu chuyện của cá nhân mà còn là tấm gương sáng ngời về sự cống hiến, lòng yêu nước, kiên trung, tinh thần trách nhiệm với quê hương và lối sống giản dị, giàu lòng nhân ái, được nhân dân kính trọng, noi theo.
Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Trong quá trình phát triển chăn nuôi và chế biến nông sản các trang trại, gia trại, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, là đối tượng thụ hưởng chính trong chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình CĐS.
Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Ngày 8/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm II - Trực tiếp hỗ trợ Trẻ khuyết tật tổ chức trao quà hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão gây ra trên địa bàn xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông.
Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

9 tháng năm 2024, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái đã tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Mỗi lần đến với bản Pa Thơm, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên), chúng tôi lại được chứng kiến những đổi thay trong cuộc sống của bà con nơi đây. Đặc biệt, đầu năm 2024, khi điện về bản, cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc...

Các tin khác

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 80 cơ sở lưu trú, trong đó các cơ sở homestay đón và phục vụ trên 40% lượng khách du lịch. Trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã có vai trò không nhỏ của phụ nữ.
Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.
Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Những năm qua, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, đã vận động nhân dân lựa chọn cây, con giống phù hợp với lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Lễ “Xên đông” còn gọi là Lễ Cúng rừng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.
Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mỗi vùng đất, mỗi bản làng tại Yên Bái còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong số đó, các trò chơi dân gian mang trong mình những câu chuyện, tri thức và bản sắc văn hóa phong phú.
Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Để các hội viên Hội Phụ nữ tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay ưu đãi, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh cũng như các địa phương trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội LHPN triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng. Nhờ có nguồn vốn vay với lãi suất thấp mà nhiều hội viên phụ nữ đã có thêm điều kiện về tài chính, đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Với lợi thế đó, tỉnh Điện Biên đã và đang hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trên cơ sở tận dụng tối đa ưu thế về điều kiện tự nhiên kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn.
Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Thời điểm này, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín đẹp nhất trong năm, đường lên huyện sau bão số 3 đã thông, thuận lợi cho du khách tham gia các lễ hội tiếp theo của du lịch mùa vàng.
Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Là xã vùng cao, nhiều dân tộc anh em chung sống, xuất phát điểm rất thấp nhưng với sự quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã khắc phục khó khăn, tìm cho mình những cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương để cán đích xã nông thôn mới.
Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Nhằm tiếp tục tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải năm 2024 và những năm tiếp theo, tạo thêm những sản phẩm mới cho du lịch địa phương, vừa qua, tại khu vực Tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã khởi động và tổ chức Chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách những ngày cuối tuần sau gần 2 tuần bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão bão số 3.
Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các loại cây trồng, con nuôi có giá trị vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.
Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, cùng với xây dưng nông thôn mới (XDNTM), các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa đã được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực. Nhiều nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, tạo không gian cho người dân tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.
Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Quản lý, vận hành hiệu quả các công trình thoát lũ đã được đầu tư xây dựng; tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích ngô trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, trồng rừng sản xuất. Đồng thời, chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai; bố trí địa điểm di chuyển các hộ ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn... là những giải pháp được xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tập trung thực hiện trong những năm qua, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Những năm qua, người dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã thay đổi tư duy và nhận thức về phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững kết hợp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra sức hút riêng cho sản phẩm du lịch của địa phương.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động