Các ngân hàng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay

Ngân hàng Nhà nước cho biết, với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các TCTD hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.

Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, trong 9 tháng đầu năm 2024 và Quý III/2024, kinh tế trong nước và thế giới có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Trên thế giới, lạm phát tại nhiều nước tiếp tục hạ nhiệt dù vẫn khó lường, củng cố xu hướng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương. Triển vọng giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khiến chỉ số USD quốc tế giảm mạnh. Trong nước, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra tại các địa phương phía Bắc nhưng với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ , tăng trưởng kinh tế chín tháng năm 2024 duy trì xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước . Lạm phát được kiểm soát phù hợp và hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Đây là điểm thuận lợi hơn cho NHNN so với năm 2023.

Các ngân hàng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định các TCTD hiện đang thuận lợi để cung ứng vốn cho vay. Ảnh: SBV

"Chúng ta đã và đang có diễn biến tích cực trong tất cả lĩnh vực chung của nền kinh tế, bao gồm việc kiểm soát lạm phát. Với tốc độ hiện nay, mục tiêu tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát khả năng sẽ thực hiện được", Phó Thống đốc Đào Minh Tú phát biểu tại họp báo thông tin về điều hành chính sách tiền tệ quý III và 9 tháng đầu năm 2024 của NHNN sáng ngày 17/10.

Theo đó, thời gian qua, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Về điều hành lãi suất: NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp góp phần hỗ trợ nền kinh tế; chỉ đạo TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, công khai lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân cũng như thông tin về lãi suất cho vay các gói, chương trình tín dụng, sản phẩm trên website của ngân hàng. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm so với cuối năm 2023.

NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường.

Nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng đã được NHNN triển khai đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

Các ngân hàng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay
Trong hôm nay, CBBank và OceanBank sẽ được làm lễ chuyển giao bắt buộc về 2 ngân hàng 'mẹ" mới là Vietcombank và MBBank. Ảnh: CB

"Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế còn thấp; mức tăng trưởng tín dụng của các TCTD không đồng đều, có TCTD tăng thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong khi một số TCTD tăng sát chỉ tiêu NHNN đã thông báo, ngày 28/8/2024, NHNN đã thông báo mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm cho các TCTD đảm bảo công khai, minh bạch. Theo đó, kể từ ngày 28/8/2024, TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên điểm xếp hạng của TCTD.

Đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các TCTD hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế", Lãnh đạo NHNN thông tin.

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản…Đặc biệt ngành Ngân hàng đã khẩn trương, kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

NHNN cũng cho biết trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các giải pháp đồng bộ của NHNN và sự phối hợp của các Bộ ngành liên quan, đến nay, mục tiêu cơ bản ban đầu là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được.

Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Cùng với đó, khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và hoạt động ngân hàng số tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi cho phát triển TTKDTM, thúc đẩy hoạt động ngân hàng số, ứng dụng công nghệ mới và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường mạng. Nhờ đó, hoạt động TTKDTM và chuyển đổi số ngân hàng tiếp tục đạt kết quả tích cực .

Hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tiếp tục được chú trọng hoàn thiện, vừa bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn vừa bám sát yêu cầu thực tiễn, đáp ứng kịp với xu thế và chuẩn mực, thông lệ quốc tế. NHNN đã và đang tiến hành xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD 2024 để đảm bảo thực hiện đồng bộ với các quy định của Luật Các TCTD 2024.

Từ nay đến cuối năm, cơ quan quản lý định hướng tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT. ​Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

NHNN chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, TTCP; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các TCTD triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực lâm, thủy sản; Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các TCTD triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3;..

Đây cũng thuộc nội dung chỉ đạo các TCTD trong văn bản số 8444/NHNN-VP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng ký ban hành mới đây.

NHNN khẳng định tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Liên quan đến hoạt động thực hiện đề án này, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết trong hôm nay 17/10, NHNN sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng mua bắt buộc. Cụ thể, CBBank sẽ được chuyển giao cho Vietcombank, OceanBank chuyển giao cho ngân hàng MB.

Nguồn: Các ngân hàng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay

Lê Mỹ
diendandoanhnghiep.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

NHNN sớm thực hiện giải pháp kiểm soát tiền ảo và phát hiện giao dịch giả mạo

NHNN sớm thực hiện giải pháp kiểm soát tiền ảo và phát hiện giao dịch giả mạo

Trong quý I/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần ban hành quy trình nhận diện và giám sát tài khoản doanh nghiệp cũng như các giao dịch nghi ngờ có liên quan đến hoạt động phạm tội. Đồng thời, cần hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ nhằm ngăn ngừa nhân viên ngân hàng tiếp tay cho các hành vi lừa đảo.
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa.
Ngành ngân hàng năm 2025: NIM phục hồi từ đáy, nợ xấu sẽ cải thiện

Ngành ngân hàng năm 2025: NIM phục hồi từ đáy, nợ xấu sẽ cải thiện

Theo nhận định của Chứng khoán Tiên Phong, năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi của biên lãi thuần tại các ngân hàng nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ nhà nước và triển vọng phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, chất lượng nợ xấu cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể trong năm này.
Sửa quy định giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Sửa quy định giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa.
Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế

Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế

Quá trình điện tử hóa toàn diện của ngành thuế không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tạo ra một cơ sở dữ liệu đồ sộ, phản ánh đầy đủ tình trạng tài chính và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Các tin khác

BSR: Doanh thu và nộp ngân sách năm 2024 vượt xa kỳ vọng

BSR: Doanh thu và nộp ngân sách năm 2024 vượt xa kỳ vọng

Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, BSR đã hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 43 ngày, đạt kỷ lục cao nhất trong năm lần bảo dưỡng tổng thể nhà máy. Đến cuối năm 2024, sản lượng của BSR ước đạt 6,6 triệu tấn, doanh thu vượt 120 nghìn tỷ đồng, và nộp ngân sách Nhà nước trên 13 nghìn tỷ đồng.
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Bất động sản, chứng khoán, tiền số, nông nghiệp hữu cơ, ngành công nghệ cao, bán dẫn,… là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm

Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 2690/QĐ-NHNN ngày 18/12/2024 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở.
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm

Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm

Trong những tháng cuối năm, tín dụng toàn ngành kinh tế tăng mạnh và không còn xa mục tiêu 14% mà ngành ngân hàng đã đặt ra.
Sức ép đè nặng lãi suất

Sức ép đè nặng lãi suất

Việc tăng lãi suất cuối năm không chỉ là tính chất mùa vụ mà còn do sức ép từ các yếu tố như tỷ giá, lợi suất trái phiếu Chính phủ, hay việc hạ lãi suất của các NHTW lớn.
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"

Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"

Sau cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2024, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục ra quyết định cắt giảm lãi suất 0,25% như kỳ vọng của thị trường. Giá vàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng sau quyết định này.
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng

FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị công bố quyết định lãi suất mới, thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới đầu tư và các ngân hàng trung ương toàn cầu.
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng

Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng

Nếu tính cả nguồn vượt thu trong ba năm 2021, 2022 và 2023, tổng kế hoạch vốn Bộ GTVT phải giải ngân trong năm 2025 ước tính khoảng 87.000 tỷ đồng.
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng

Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ, nếu không sẽ bị gián đoạn các giao dịch.
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại

Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 52/2024/TT-NHNN quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

NHNN đã ban hành Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?

Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?

Những chính sách mới của chính quyền Mỹ dự báo tác động mạnh đến toàn cầu và Việt Nam, trong đó có tỷ giá USD/VND.
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng

Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng

Việc ban hành Thông tư mới về cơ cấu lại nợ bị tác động do bão số 3 (Yagi) hay kỳ vọng gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024

Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024

Năm 2024, nền kinh tế tiếp tục đứng trước những "cơn gió ngược" trong, ngoài nước. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của NHNN đã góp phần ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.
Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh

Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh

Chuyên gia cho rằng, khi xác định ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh thì cần tuỳ từng trường hợp, không nên đánh đồng…
Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025

Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025

Nhân dân tệ đã chịu áp lực rất lớn sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc dự kiến phá giá đồng tiền nhằm bù đắp tác động của các mức thuế quan.
Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới

Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới

Thủ đô Thái Lan đứng đầu thế giới về lượng khách du lịch quốc tế đến, đạt con số kỷ lục 32,4 triệu người trong năm 2024, nhờ chính sách thị thực cởi mở.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động