Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.

Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt
Người dân xã Thanh Yên thu gom rơm rạ.

Vụ mùa 2024, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên gieo cấy hơn 470ha lúa. Điều này có nghĩa sau thu hoạch sẽ có một lượng lớn rơm rạ tồn dư trên đồng ruộng. Cùng thời điểm này những năm trước, cứ vào khoảng thời gian từ 17 - 19 giờ, nhiều tuyến đường trên địa bàn xã, nhất là những tuyến đường gần đồng ruộng mù mịt khói rơm rạ, mùi nồng của khói khiến không khí càng thêm ngột ngạt. Thế nhưng vụ mùa này, dù đang vào thời điểm bắt đầu thu hoạch rộ nhưng khắp các cánh đồng trên địa bàn xã, theo như quan sát chỉ lác đác vài hộ dân còn đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.

Ông Lò Văn Hải, chủ tịch UBND xã Thanh Yên chia sẻ: Trước mỗi vụ gặt, chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền tới người dân những ảnh hưởng tiêu cực của việc đốt rơm rạ như: gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông vừa lãng phí phụ phẩm nông nghiệp. Điều đáng mừng là khoảng 2 - 3 năm trở lại đây tình trạng này đã giảm đáng kể. Rơm rạ sau thu hoạch hầu hết được người dân thu gom mang về nhà sử dụng trong chăn nuôi như làm thức ăn, đệm lót sinh học. Có hộ thì ủ với phân gia súc, gia cầm hoặc chế phẩm vi sinh để làm phân bón. Nhiều gia đình làm mô hình trang trại, gia trại còn phải thu mua thêm rơm rạ của các hộ khác để phục vụ chăn nuôi, trồng trọt với giá thu mua từ 100.000 – 150.000 đồng trên 1.000m2 ruộng. Mặc dù, giá bán rơm không cao, nhưng việc rơm được tái sử dụng đã góp phần gia tăng giá trị cây lúa, làm giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất.

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt
Nhiều hộ dân tận dụng rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi thay vì đốt tại ruộng.

Hơn 700m2 lúa vừa được thu hoạch xong, chị Tòng Thị Thu, xã Thanh Yên đã tranh thủ xuống đồng thu gom lại rơm mà máy gặt đập liên hợp để lại. Nhà đã sử dụng gas để đun nấu từ lâu và cũng chỉ nuôi từ 2 - 3 con trâu, nhưng 2 năm nay, vụ thu hoạch lúa nào chị cũng cặm cụi đem rơm về nhà.

“Trước đây tôi toàn đốt rơm rạ tại ruộng, vì nghĩ sẽ tốt cho đất và nhu cầu sử dụng không nhiều. Mấy năm nay xã tuyên truyền không đốt vì ảnh hưởng đến môi trường, hơn nữa việc đốt rơm tại đồng không mang lại lợi ích như bà con nghĩ mà mang lại nhiều tác hại. Bởi thực tế cho thấy, khi đốt đồng các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ trở thành các chất vô cơ nên mất đi lượng dinh dưỡng cần thiết, vì vậy tôi không đốt rơm rạ trên đồng nữa. Giờ mang về làm thức ăn cho trâu bò, nếu mà không hết thì đem phủ lên luống khoai tây, khoai lang. Hầu hết các gia đình ở xóm tôi không ai đốt rơm trên đồng nữa” - Chị Thu chia sẻ.

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt
Rơm rạ được dùng để trồng nấm tại Trung tấm Nấm Điện Biên.

Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi đốt rơm rạ, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân sẽ bị xử phạt. Cụ thể, phạt tiền từ 2,5 - 3 triệu đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính. Và thay vì vi phạm, ngày càng có nhiều nông dân lựa chọn thu gom rơm rạ để sử dụng vào nhiều mục đích hữu ích. Không chỉ tận dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, rơm còn được tận dụng để trồng nấm. Bởi sau vụ thu hoạch là khoảng thời gian nông nhàn, đây cũng là thời điểm nhiều hộ gia đình trồng nấm bước vào vụ trồng chính với chủ yếu các loại nấm như: nấm rơm, nấm sò…

Vụ đông xuân vừa qua, sau khi thu hoạch lúa chị Lường Thị Tiện, bản Co Củ, xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ đã đầu tư tiền mua giống, túi đựng, đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ có sẵn để đóng hơn 100 bịch nấm sò. Nấm cho thu hoạch liên tục trong khoảng 2,5 tháng, mỗi tháng thu từ 2 – 3 đợt. Theo chị Tiện tính toán, với giá bán nấm sò trên thị trường trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, trừ chi phí cho thu lãi hơn 10 triệu đồng. Vụ mùa này, sau khi hoàn tất thu hoạch, chị sẽ tiếp tục tận dụng rơm rạ để trồng nấm, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt
Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất.

Có trụ sở nằm ở ngay trung tâm cánh đồng Mường Thanh, Trung tấm Nấm Điện Biên không chỉ cung cấp hàng triệu bịch giống nấm cho nông dân, mà còn là nơi thu mua lượng lớn rơm rạ mỗi năm. Ông Phạm Ngọc Sáng, Giám đốc Trung tâm Nấm Điện Biên cho biết: Trung bình mỗi năm Trung tâm sử dụng từ 250 - 300 tấn rơm để làm nguyên liệu trồng nấm. Thông thường chúng tôi sẽ tập trung thu mua rơm rạ vào vụ mùa bởi thời điểm này ít mưa, rơm rạ khô, dễ bảo quản. Còn vụ đông xuân mùa thu hoạch thường có mưa nên rơm rạ ẩm, dễ thối mốc. Hiện nay, trung bình cứ 4 tấn rơm đang được chúng tôi thu mua với giá 1 triệu đồng.

Có thể thấy, rơm rạ có rất nhiều lợi ích và điều quan trọng là chúng ta sử dụng cách nào để phát huy hết hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình trạng đốt rơm rạ mặc dù đã giảm đáng kể, song vẫn chưa thể chấm dứt triệt để. Để nâng cao hiệu quả việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; triển khai các mô hình ứng dụng hiệu quả; quy hoạch các vùng sản xuất tập trung để thuận tiện trong thu gom, xử lý rơm rạ… Chỉ khi người nông dân thấy rõ hiệu quả và nguồn lợi to lớn từ rơm rạ thì họ sẽ tự giác chuyển đổi phương thức canh tác, tận thu, chế biến rơm rạ hiệu quả.

Nguồn: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Thu Hằng
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng nay (8/11), UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”.
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Yên năm 2024 tổ chức họp nhằm thống nhất triển khai công tác chuẩn bị cho diễn tập năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì cuộc họp.
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Những năm gần đây, vụ đông ngày càng khẳng định vai trò là vụ sản xuất chủ lực trong năm. Nông nghiệp Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình sản xuất cây trồng vụ đông được người dân tích cực triển khai, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Say mê, tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, nhất là những điệu Khắp Thái cổ, chị Đinh Thị Hiến - thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) không những chỉ chịu khó học hỏi, nghiên cứu mà còn trở thành một trong những người kế cận các nghệ nhân thế hệ trước để truyền thụ cho người trẻ tình yêu Khắp Thái.
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Xã Thanh An nằm ở phía Đông Nam huyện Điện Biên, được biết đến với nhiều loại nông sản, trong đó có giống khoai lang ruột trắng, vỏ vàng. Đây là giống khoai lang được trồng khá phổ biến trên cánh đồng Mường Thanh nhưng riêng tại Thanh An lại được đánh giá cao về độ bùi, thơm, bở và được nhiều người trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Vụ đông hằng năm, người dân Thanh An ra đồng, xuống giống “khoai đặc sản Thanh An”.
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Thời gian qua, du lịch tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch.

Các tin khác

Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Chúng tôi đến thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm, Văn Yên đúng dịp bà con nhân dân trong thôn tập trung vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đào hố đựng rác thải sinh hoạt gia đình để nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và chuẩn bị đón bằng công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu vào cuối tháng 11 này.
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Bản Ổ, xã Lay Nưa là khu dân cư được TX. Mường Lay lựa chọn tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Sáng 1/11, bà con các dân tộc trong bản tưng bừng tham gia các hoạt động đại đoàn kết.
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững là tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nhận thức được điều này, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung nghiên cứu, chuyển đổi mô hình nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Sáng nay (1/11), Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường đi kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm và gặp gỡ đại diện hộ gia đình chưa đồng thuận với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án.
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với sự chăm chỉ, lòng quyết tâm, người phụ nữ dân tộc Tày Nguyễn Thị Vân ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Cách trung tâm TX. Mường Lay gần 8km, bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa là nơi sinh sống của hơn 70 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Khoảng 3 năm trở lại đây, liên tiếp các dự án về điện, đường và hỗ trợ sản xuất được triển khai tại bản, nâng cao đời sống người dân. Vậy nhưng câu chuyện giảm nghèo ở Hô Nậm Cản vẫn còn lắm gian nan.
Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Ngành nông nghiệp Yên Bái đã xây dựng Phương án số 01/PA-SNN nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ để khôi phục sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trên 5,5% trong năm nay.
Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 13km, có vị trí gần “cung đường du lịch” Tà Lèng - Mường Phăng, chợ phiên Pu Nhi, xã Pu Nhi (huyện Điện Biên Đông) họp vào ngày thứ 7 hàng tuần được kỳ vọng là điểm đến của đông đảo người dân bản địa và vùng lân cận đến mua bán, trao đổi hàng hóa; hấp dẫn, thu hút du khách gần xa đến trải nghiệm, thưởng thức bản sắc chợ vùng cao. Tuy nhiên, qua gần 2 tháng hoạt động, nơi đây vẫn chưa thoát được nếp chợ quê cố hữu để vươn mình trở thành điểm nhấn du lịch của xã Pu Nhi. Yếu tố cần hiện nay là hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối, liên kết trong cả hoạt động thương mại lẫn du lịch.
Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái

Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái

Thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tập trung các giải pháp nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra, cũng để tạo đà cho giai đoạn tiếp theo…
Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025

Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025

Sáng 26/10, UBND TX. Mường Lay long trọng tổ chức Lễ khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025.
Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ

Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ

Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, sáng 26/10, tại khu vực cây Chè tổ, thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ năm 2024.
Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Cùng với các di tích lịch sử cấp quốc gia như nhà ông Trần Đình Khánh, Gốc vải Đình Trung, Hang Dơi và các điểm du lịch cộng đồng tại bản Vần thì đình làng Dọc là địa điểm du lịch tâm linh để du khách tham quan mỗi khi đặt chân đến mảnh đất chiến khu cách mạng Việt Hồng, huyện Trấn Yên, Yên Bái.
Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ

Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ

Ngày 21 và 22/10 (tức 19 - 20 tháng Chín năm Giáp Thìn), tại Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia Đền Nhược Sơn, thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã diễn ra Lễ dâng hương cúng cơm mới để tưởng nhớ công lao to lớn của tướng quân người Tày Hà Chương cũng như gửi gắm những mong ước về cuộc sống được thuận lợi, ấm no, hạnh phúc.
Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”

Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”

Đã tròn 15 năm, chị Lò Thị Phòng gắn bó, cống hiến cho Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ. Trong ngôi nhà mang tên Hoa Thiên Lý, bằng trái tim, tình thương, chị Phòng đã chăm lo cho những đứa trẻ từng miếng ăn, giấc ngủ. Lần lượt từng người con khôn lớn, trưởng thành, với chị Phòng đây chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình.
Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Điện Biên là huyện luôn dẫn đầu cả tỉnh về phát triển cây vụ đông, nhất là cây vụ đông trên đất lúa 2 vụ. Đến nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm, góp phần tăng giá trị trên từng héc ta đất canh tác, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm nay, khi các huyện khác trong tỉnh mới bắt đầu thu hoạch lúa mùa thì huyện Điện Biên đã triển khai trồng cây vụ đông, đảm bảo khung thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở.
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Trong 2 ngày (18 - 19/10), các cơ quan chuyên môn huyện Điện Biên phối hợp với UBND xã Noong Luống tổ chức phục dựng thành công Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái năm 2024, tại bản U Va.
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Ngày 17/10 ( tức 15/9 Giáp Thìn), tại khuôn viên Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Đền Trái Hút thuộc thôn Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên, Yên Bái) đã diễn ra Lễ Cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, tạ ơn đất trời, thần linh, Thánh Mẫu Thượng ngàn và tổ tiên đã ban phước lành cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh.
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Chàng trai người Mông Sùng A Tủa, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu là một trong những người đã được các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều với tư cách nhà sáng tạo nội dung để quảng bá cho du lịch quê hương với những video hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Trong Chương trình hưởng ứng Ngày chuyển số quốc gia năm 2024 diễn ra mới đây tại Yên Bái, A Tủa vinh dự là công dân tiêu biểu, đại diện duy nhất chia sẻ về ứng dụng thành công công nghệ số để phát triển kinh tế du lịch.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động