Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Cách trung tâm TX. Mường Lay gần 8km, bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa là nơi sinh sống của hơn 70 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Khoảng 3 năm trở lại đây, liên tiếp các dự án về điện, đường và hỗ trợ sản xuất được triển khai tại bản, nâng cao đời sống người dân. Vậy nhưng câu chuyện giảm nghèo ở Hô Nậm Cản vẫn còn lắm gian nan.
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Trong 2 năm 2022 - 2023 bản Hô Nậm Cản đã có 27 nhà đại đoàn kết được hoàn thành.

Hô Nậm Cản là 1 trong 57 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi đến cuối năm 2020, cả bản 64 hộ thì có đến 55 hộ nghèo. Những ai đã từng đến Hô Nậm Cản trước năm 2021 sẽ cảm nhận rõ những khó khăn, vất vả của một bản vùng cao “toàn không” này. Con đường đất vắt vẻo sườn núi nối từ tỉnh lộ 142 lên Hô Nậm Cản dài gần 8km, mùa khô có thể đi lại nhưng vào mùa mưa thì trơn trượt, sình lầy, di chuyển vô cùng khó khăn.

Không chỉ khó về giao thông, trước năm 2023, Hô Nậm Cản chưa có điện. Nhớ lại những ngày tháng sống trong cảnh không điện, giao thông đi lại khó khăn, Trưởng bản Ly A Vân chia sẻ: Khi ấy bà con trong bản chủ yếu sử dụng đèn dầu. Rồi khi cuộc sống khá hơn, vài gia đình góp tiền mua được chiếc tua bin nhỏ lắp bên dòng suối phát điện thắp sáng. Thế nhưng, chỉ một trận mưa to, nước đổ về cuốn phăng chiếc tua bin. Vào mùa khô nước suối cạn, thủy điện mini không thể phát điện. Không có điện, người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, phát triển kinh tế, nhất là việc học của của con trẻ.

Đầu năm 2021, tuyến đường nhựa từ trung tâm TX. Mường Lay lên bản Hô Nậm Cản với tổng mức đầu tư 13,6 tỷ đồng chính thức được khởi công và hoàn thành đưa vào sử dụng sau đó 5 tháng. Cùng thời điểm này, hệ thống điện lưới quốc gia dài 7km cũng được đầu tư về bản. Khát khao mong chờ được sử dụng điện của bà con Hô Nậm Cản đã trở thành hiện thực khi đầu năm 2023, những ánh điện từ hệ thống điện lưới quốc gia lần đầu tiên được thắp sáng những ngôi nhà trong bản.

Ông Giàng A Phía, Bí thư Chi bộ bản Hô Nậm Cản chia sẻ: “Người dân chúng tôi mong có điện từ lâu lắm rồi, có điện mọi sinh hoạt đều thuận tiện, con cháu học hành tốt hơn”.

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Cán bộ Trung tâm Y tế TX. Mường Lay khám sức khỏe cho người dân bản Hô Nậm Cản.

Được biết, trong giai đoạn 2021 - 2024, liên tiếp các dự án đầu tư hạ tầng cũng như hỗ trợ sản xuất đã được đầu tư cho bản Hô Nậm Cản. Ngoài hệ thống điện lưới, đường giao thông, Hô Nậm Cản còn được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt; sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ trồng cây dược liệu và phát triển chăn nuôi giống gà Mông… Tổng mức đầu tư các chương trình, dự án lên tới gần 24 tỷ đồng.

Không dừng lại ở đó, trong 2 năm 2022 - 2023, bản Hô Nậm Cản đã có 27 ngôi nhà đại đoàn kết được hoàn thành, mang đến niềm vui, sự sẻ chia, được kỳ vọng là động lực để người dân sớm thoát nghèo.

Có đường, có điện, nhà tạm nhà dột nát dần được xóa đã làm thay đổi diện mạo của bản vùng cao Hô Nậm Cản. Thế nhưng, trên thực tế, câu chuyện giảm nghèo của Hô Nậm Cản vẫn là bài toán làm đau đầu chính quyền địa phương mà nguyên nhân là ý chí vươn lên của người dân còn hạn chế, bà con chưa thực sự đoàn kết, thiếu đồng thuận trong thực hiện chủ trương, thụ hưởng chính sách và các hộ đều rất… đông con.

Ông Mai Văn Tài, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa cho biết: “Cấp ủy, chính quyền từ thị xã đến xã đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động bà con nhân dân định canh, định cư, phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ về kỹ thuật, đầu tư con giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm; vận động nhân dân trồng rừng phòng hộ, cây dược liệu để tăng thu nhập cải thiện đời sống. Tuy vậy, khó khăn vẫn còn nhiều vì nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng rất bấp bênh, vẫn thiếu tư liệu, thiếu đất sản xuất. Rào cản lớn nhất hiện nay khiến công tác giảm nghèo ở bản bị kìm hãm, trì trệ đó là tình trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn phổ biến.

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Nguồn thu nhập chính của người dân bản Hô Nậm Cản dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng rất bấp bênh.

Được biết, ở Hô Nậm Cản, cộng tác viên dân số vẫn thường xuyên “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ thực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ. Cơ quan, đoàn thể địa phương thường xuyên tổ chức lồng ghép chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân, tuyên truyền các biện pháp tránh thai đến từng nhà... Tuy nhiên, không ít người có tư tưởng đông con thì có đông lao động để tăng thu nhập, từ đó họ mặc nhiên sinh đông, sinh dày bất chấp hệ lụy mai sau.

Thời điểm cả bản Hô Nậm Cản có 74 hộ thì có đến 72 hộ… rất nhiều con. Nhà nào ít thì sinh 5 - 7 con, thậm chí có cặp vợ chồng năm nay 42 - 43 tuổi có đến 11 người con. Việc sinh nhiều con đã và đang gây trở ngại cho công tác giảm nghèo, gây áp lực cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở Hô Nậm Cản. Thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ em không được chăm lo toàn diện. Người chồng chỉ riêng lo cái ăn hằng ngày cho đàn con và người vợ đã không đủ thời gian suy tính gì cho phát triển sinh kế; người vợ thì đẻ nhiều, sa sút về sức khỏe, hiệu suất lao động kém. Cuộc sống của họ cứ luẩn quẩn, bế tắc trong cái vòng “đông con - nghèo đói” không tìm được lối ra.

Những ngày tháng 10, công tác rà soát đánh giá hộ nghèo ở bản Hô Nậm Cản đang được triển khai, tuy chưa có số liệu chính thức song rà soát bước đầu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo trên 75% và khoảng 15% hộ cận nghèo. Để Hô Nậm Cản thoát nghèo, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước cần sự vượt khó, vươn lên của chính người dân. Nếu bản thân người dân không quyết tâm, chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì câu chuyện giảm nghèo ở Hô Nậm Cản vẫn còn lắm gian nan.

Nguồn: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Thu Hằng
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Cách trung tâm TX. Mường Lay gần 8km, bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa là nơi sinh sống của hơn 70 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Khoảng 3 năm trở lại đây, liên tiếp các dự án về điện, đường và hỗ trợ sản xuất được triển khai tại bản, nâng cao đời sống người dân. Vậy nhưng câu chuyện giảm nghèo ở Hô Nậm Cản vẫn còn lắm gian nan.

Các tin khác

Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Ngành nông nghiệp Yên Bái đã xây dựng Phương án số 01/PA-SNN nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ để khôi phục sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trên 5,5% trong năm nay.
Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 13km, có vị trí gần “cung đường du lịch” Tà Lèng - Mường Phăng, chợ phiên Pu Nhi, xã Pu Nhi (huyện Điện Biên Đông) họp vào ngày thứ 7 hàng tuần được kỳ vọng là điểm đến của đông đảo người dân bản địa và vùng lân cận đến mua bán, trao đổi hàng hóa; hấp dẫn, thu hút du khách gần xa đến trải nghiệm, thưởng thức bản sắc chợ vùng cao. Tuy nhiên, qua gần 2 tháng hoạt động, nơi đây vẫn chưa thoát được nếp chợ quê cố hữu để vươn mình trở thành điểm nhấn du lịch của xã Pu Nhi. Yếu tố cần hiện nay là hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối, liên kết trong cả hoạt động thương mại lẫn du lịch.
Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái

Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái

Thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tập trung các giải pháp nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra, cũng để tạo đà cho giai đoạn tiếp theo…
Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025

Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025

Sáng 26/10, UBND TX. Mường Lay long trọng tổ chức Lễ khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025.
Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ

Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ

Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, sáng 26/10, tại khu vực cây Chè tổ, thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ năm 2024.
Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Cùng với các di tích lịch sử cấp quốc gia như nhà ông Trần Đình Khánh, Gốc vải Đình Trung, Hang Dơi và các điểm du lịch cộng đồng tại bản Vần thì đình làng Dọc là địa điểm du lịch tâm linh để du khách tham quan mỗi khi đặt chân đến mảnh đất chiến khu cách mạng Việt Hồng, huyện Trấn Yên, Yên Bái.
Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ

Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ

Ngày 21 và 22/10 (tức 19 - 20 tháng Chín năm Giáp Thìn), tại Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia Đền Nhược Sơn, thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã diễn ra Lễ dâng hương cúng cơm mới để tưởng nhớ công lao to lớn của tướng quân người Tày Hà Chương cũng như gửi gắm những mong ước về cuộc sống được thuận lợi, ấm no, hạnh phúc.
Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”

Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”

Đã tròn 15 năm, chị Lò Thị Phòng gắn bó, cống hiến cho Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ. Trong ngôi nhà mang tên Hoa Thiên Lý, bằng trái tim, tình thương, chị Phòng đã chăm lo cho những đứa trẻ từng miếng ăn, giấc ngủ. Lần lượt từng người con khôn lớn, trưởng thành, với chị Phòng đây chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình.
Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Điện Biên là huyện luôn dẫn đầu cả tỉnh về phát triển cây vụ đông, nhất là cây vụ đông trên đất lúa 2 vụ. Đến nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm, góp phần tăng giá trị trên từng héc ta đất canh tác, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm nay, khi các huyện khác trong tỉnh mới bắt đầu thu hoạch lúa mùa thì huyện Điện Biên đã triển khai trồng cây vụ đông, đảm bảo khung thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở.
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Trong 2 ngày (18 - 19/10), các cơ quan chuyên môn huyện Điện Biên phối hợp với UBND xã Noong Luống tổ chức phục dựng thành công Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái năm 2024, tại bản U Va.
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Ngày 17/10 ( tức 15/9 Giáp Thìn), tại khuôn viên Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Đền Trái Hút thuộc thôn Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên, Yên Bái) đã diễn ra Lễ Cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, tạ ơn đất trời, thần linh, Thánh Mẫu Thượng ngàn và tổ tiên đã ban phước lành cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh.
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Chàng trai người Mông Sùng A Tủa, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu là một trong những người đã được các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều với tư cách nhà sáng tạo nội dung để quảng bá cho du lịch quê hương với những video hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Trong Chương trình hưởng ứng Ngày chuyển số quốc gia năm 2024 diễn ra mới đây tại Yên Bái, A Tủa vinh dự là công dân tiêu biểu, đại diện duy nhất chia sẻ về ứng dụng thành công công nghệ số để phát triển kinh tế du lịch.
Điện Biên: Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác của Liên hợp quốc tại Việt Nam

Điện Biên: Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác của Liên hợp quốc tại Việt Nam

Sáng 17/10, đoàn công tác Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) do bà Caroline Nyamayemombe - Trưởng đại diện UN Women đã có buổi chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh. Đón tiếp đoàn công tác có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

76 năm tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng, suốt chặng đường công tác của cuộc đời, ông Nguyễn Quốc Tuấn ở tổ dân phố số 5, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng, phát triển quê hương. Hành trình của ông không chỉ là câu chuyện của cá nhân mà còn là tấm gương sáng ngời về sự cống hiến, lòng yêu nước, kiên trung, tinh thần trách nhiệm với quê hương và lối sống giản dị, giàu lòng nhân ái, được nhân dân kính trọng, noi theo.
Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Trong quá trình phát triển chăn nuôi và chế biến nông sản các trang trại, gia trại, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, là đối tượng thụ hưởng chính trong chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình CĐS.
Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Ngày 8/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm II - Trực tiếp hỗ trợ Trẻ khuyết tật tổ chức trao quà hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão gây ra trên địa bàn xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông.
Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

9 tháng năm 2024, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái đã tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động