Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Lễ “Xên đông” còn gọi là Lễ Cúng rừng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.
Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ
Các thầy mo làm lễ cúng "Xên đông" dưới gốc cây đa cổ thụ ở bản Đường, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ.

Đối với tộc người Thái ở vùng lòng chảo Mường Lò, việc bảo vệ rừng, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã trở thành lệ và được coi là trách nhiệm của mỗi cư dân Thái bao đời nay.

Lễ "Xên đông”, còn gọi là Lễ Cúng rừng, là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ "Xên đông” của người Thái Nghĩa Lộ mới đây được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2319/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trở thành niềm tự hào và mở ra cơ hội để bản sắc văn hóa dân tộc của người Thái được gìn giữ, phát huy và là tiền đề vững chắc để người dân địa phương thu hút khách du lịch.

Ông Hà Văn Điền - một thầy mo chính trong lễ "Xên đông” hiện nay cho biết: "Rừng với người Thái có ý nghĩa như trái tim của cộng đồng, thể hiện những quy ước, luật tục và những giá trị văn hóa truyền thống. Từ đời này sang đời khác, người Thái truyền nhau câu ca "Tai pá phăng, nhăng pá liệng" có nghĩa là "Sống rừng nuôi, chết rừng chôn". Người già vẫn nhắc người trẻ rằng, phải giữ rừng để mó nước luôn tuôn trào, đời đời sinh sôi; nếu không có rừng, muôn loài sẽ bỏ đi. Bởi thế, hàng năm Lễ "Xên đông” được tổ chức vào mỗi dịp đầu xuân để cảm tạ thần rừng và những người đã có công khai phá, giúp đời sống nhân dân bản mường có cuộc sống no đủ, hạnh phúc”.

Rừng như trái tim của cộng đồng thể hiện ở những quy ước, luật tục và những giá trị văn hóa truyền thống. Chính từ những nhận thức đúng đắn về vai trò của rừng đã đưa đến những cách thức ứng xử hài hòa với rừng của cộng đồng nhằm hướng tới một cuộc sống bình yên, no đủ đã quyết định sự ra đời và tồn tại gần như xuyên suốt của lễ "Xên đông” trong lịch sử tộc người Thái ở vùng đất Mường Lò.

Là người am hiểu văn hóa của tộc người Thái, bản thân đã chứng kiến và nhiều lần tham gia lễ "Xên đông”, bà Hà Thị Đoàn - thôn Bản Mớ, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ vui mừng: Tham dự nghi lễ "Xên đông” giúp mỗi cá nhân trong cộng đồng hướng tới việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống. Đồng thời, giúp con người có một tinh thần thoải mái, tự tin bắt tay vào những công việc đồng áng, chăn nuôi.

"Chúng tôi rất hạnh phúc, tự hào khi Lễ "Xên đông” được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đây, mỗi người dân sẽ càng nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản bền vững. Bản thân tôi sẽ tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung của tộc người mình” - bà Đoàn nói.

Thành thông lệ, cứ vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, người Thái vùng Mường Lò lại rộn ràng tổ chức lễ "Xên đông” để tạ ơn thần rừng và mở hội vui xuân, với mong muốn một năm cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, giống nòi sinh sôi, vạn vật nảy nở. Địa điểm tổ chức bao giờ cũng là trên rừng, dưới gốc một cây cổ thụ, có khuôn viên rộng.

Để chuẩn bị cho các nghi lễ, từ sáng ngày hôm trước thầy mo và những người giúp đến việc thắp hương tại khu vực gốc cây đa và khấn báo cáo với các thần, xin dọn dẹp, sửa sang, trang trí khu vực tổ chức lễ.

Một cái lán cúng nhỏ tại gốc cây đa ở bản Đường sẽ được dân bản trang trí giấy màu xung quanh với 3 màu chủ đạo để thể hiện những ước mong của cộng đồng. Màu đỏ tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy; màu xanh tượng trưng cho sự bình an, may mắn; màu vàng tượng trưng cho sự thành công, vui vẻ.

Khi công tác chuẩn bị tại khu vực diễn ra nghi lễ chính xong, dân bản sẽ chuẩn bị lễ vật chính gồm: con trâu, bánh chưng, cây mía, áo và vòng bạc của nhà chủ mường. Trâu được buộc vào cột cái, dưới gầm sàn.

Đến giờ đã chọn, thầy mo đến nhà chủ mường thực hiện nghi lễ dưới gầm sàn, xin mang trâu đi mổ, đồng thời mượn áo của chủ mường, vòng tay, vòng cổ bằng bạc của vợ ông chủ mường, vải trắng của nhà chủ mường ra khu rừng thiêng làm lễ.

Tuy nhiên, do những tác động khách quan, lễ Xên Đông cũng có khoảng thời gian không được tổ chức. Theo trí nhớ của các cụ cao niên trong vùng thì nghi lễ luôn tồn tại trong cộng đồng cho đến năm 1948 (đây là lần cuối cùng được tổ chức tại bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn trước khi mai một).

Đến năm 2004, lễ Xên đông được khôi phục và tổ chức tại bản Đường, xã Hạnh Sơn (vì lúc này bản Viềng Công đã không còn cây cổ thụ). Từ đó đến nay, cứ tới ngày 12 tháng Giêng hàng năm, bà con người Thái (nay có cả cộng đồng người Tày, người Mường, người Kinh) vùng Mường Lò lại cùng nhau về bên rừng thiêng, về bên cây đa cổ thụ ở bản Đường, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ để tham dự lễ "Xên đông”.

Khi giờ lành đã đến, tất cả mọi người đều hướng về khu rừng "pu loong” (đồi rồng) - nơi có cây cổ thụ để thực hiện nghi lễ Xên đông. Theo quan niệm của người Thái, gốc cây cổ thụ là nơi các vị thần, thánh thường xuyên lui tới nên các nghi lễ thường được tổ chức tại đây và nơi này được coi là khu rừng thiêng. Thầy mo chính (mặc áo đỏ) thực hiện các nghi lễ theo cách thức truyền thống của tộc người, thỉnh mời các thần về dự lễ.

Sau khi đã hoàn tất các nghi lễ, các thần đã chứng giám, các thầy đã báo cáo và "trao đổi” công việc của bản mường với các thần, các vị tổ tiên là lúc kết thúc phần lễ tại khu vực rừng thiêng. Tiếp đó mọi người tham dự đều thụ lộc bằng những chén rượu thiêng ngay tại khu vực này. Tất cả tiền giấy, vàng, hương, giấy cắt đặt ở các mâm dâng lễ đều được hóa ngay tại trước lán thờ, trong khu rừng thiêng.

Sau khi hóa vàng, những người giúp việc chia nhau đi cắm "taleo” mắt cáo (là tấm đan bằng nan nứa, theo kỹ thuật cài nan chéo nhau, mỗi ô có 6 cạnh kèm theo 4 vòng tròn trang trí, trên đó có cài một gói giấy nhỏ, bên trong có da và lông trên trán của con trâu tế) ở 4 hướng vào bản, mường nhằm thông báo cho mọi người biết về việc bản mường đang có nghi lễ.

Cũng từ khi cắm "taleo”, mọi người dân không đặt chân lên rừng, không chặt cây, không chăn thả gia súc trên rừng, không khai thác bất cứ sản vật gì từ rừng, thậm chí kiêng sử dụng đồ dùng dụng cụ sinh hoạt có nguồn gốc từ rừng. Sau 3 ngày, dân bản mới được lên rừng chặt cây, lấy củi và sinh hoạt bình thường.

Người Thái vùng Mường Lò quan niệm, thần rừng đã giúp dân bản, cả năm phù hộ, che chở, mang lại những gì tốt đẹp nhất cho nhân dân, đây chính là dịp để cho các vị thần nghỉ ngơi và hưởng thụ những công ơn báo đáp của con người. Đây cũng là dịp để đồng bào nghỉ ngơi, vui vẻ, chúc mừng nhau với những thành quả đã đạt được trong một năm miệt mài lao động vất vả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sau khi cộng đồng cùng nhau ăn uống vui vẻ là đến phần hội với các hoạt động văn hóa, thể thao vui nhộn. Mọi người có thể xòe, khắp, trình diễn "tính tẩu” ngay trên sàn nhà, ngay trong mâm rượu để cùng chúc nhau và chúc cho bản mường một năm may mắn, khỏe mạnh, bình an, no đủ. Một số nam thanh, nữ tú hòa mình vào các trò chơi dân gian như: ném còn, tó mắc lẹ, kéo co, đẩy gậy, leo cột mỡ, xòe, nhảy sạp…

Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong nghi lễ đã thực sự trở thành một chất keo, tạo nên sự gắn kết đó, giúp mỗi cá nhân hòa mình vào cộng đồng, hướng đến cội nguồn và nuôi dưỡng ý thức gắn kết cộng đồng, quê hương, quốc gia - dân tộc.

Trong thời gian qua, Lễ "Xên đông” của người Thái Nghĩa Lộ được địa phương tích cực quảng bá, giới thiệu trên nhiều kênh thông tin khác nhau đến với bạn bè trong nước và quốc tế, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu và trải nghiệm ngày càng đông của du khách. Từ đó không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy, lan tỏa những giá trị của di sản mà còn gửi đi thông điệp về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.

Nguồn: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Thanh Chi
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 80 cơ sở lưu trú, trong đó các cơ sở homestay đón và phục vụ trên 40% lượng khách du lịch. Trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã có vai trò không nhỏ của phụ nữ.
Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.
Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Những năm qua, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, đã vận động nhân dân lựa chọn cây, con giống phù hợp với lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Lễ “Xên đông” còn gọi là Lễ Cúng rừng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.

Các tin khác

Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mỗi vùng đất, mỗi bản làng tại Yên Bái còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong số đó, các trò chơi dân gian mang trong mình những câu chuyện, tri thức và bản sắc văn hóa phong phú.
Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Để các hội viên Hội Phụ nữ tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay ưu đãi, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh cũng như các địa phương trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội LHPN triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng. Nhờ có nguồn vốn vay với lãi suất thấp mà nhiều hội viên phụ nữ đã có thêm điều kiện về tài chính, đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Với lợi thế đó, tỉnh Điện Biên đã và đang hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trên cơ sở tận dụng tối đa ưu thế về điều kiện tự nhiên kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn.
Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Thời điểm này, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín đẹp nhất trong năm, đường lên huyện sau bão số 3 đã thông, thuận lợi cho du khách tham gia các lễ hội tiếp theo của du lịch mùa vàng.
Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Là xã vùng cao, nhiều dân tộc anh em chung sống, xuất phát điểm rất thấp nhưng với sự quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã khắc phục khó khăn, tìm cho mình những cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương để cán đích xã nông thôn mới.
Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Nhằm tiếp tục tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải năm 2024 và những năm tiếp theo, tạo thêm những sản phẩm mới cho du lịch địa phương, vừa qua, tại khu vực Tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã khởi động và tổ chức Chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách những ngày cuối tuần sau gần 2 tuần bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão bão số 3.
Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các loại cây trồng, con nuôi có giá trị vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.
Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, cùng với xây dưng nông thôn mới (XDNTM), các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa đã được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực. Nhiều nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, tạo không gian cho người dân tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.
Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Quản lý, vận hành hiệu quả các công trình thoát lũ đã được đầu tư xây dựng; tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích ngô trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, trồng rừng sản xuất. Đồng thời, chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai; bố trí địa điểm di chuyển các hộ ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn... là những giải pháp được xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tập trung thực hiện trong những năm qua, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Những năm qua, người dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã thay đổi tư duy và nhận thức về phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững kết hợp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra sức hút riêng cho sản phẩm du lịch của địa phương.
Ngày 5/10, huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ đấu giá tiếp 58 lô đất

Ngày 5/10, huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ đấu giá tiếp 58 lô đất

58 lô đất được đấu giá vào sáng 5/10 thuộc thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (TP. Hà Nội) có giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1

Điện Biên: Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1

Ngày 15/9, tại Hội trường 2A, UBND tỉnh diễn ra Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Nhâp dịp Tết Trung thu 2024, sáng 16/9, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh.
Điện Biên: Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Đó là chỉ đạo của đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi kiểm tra thực địa và họp đánh giá tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, trong sáng nay (13/9).
Yên Bái: Nghĩa Lộ phát huy các giá trị văn hóa Thái xây dựng thị xã văn hóa - du lịch

Yên Bái: Nghĩa Lộ phát huy các giá trị văn hóa Thái xây dựng thị xã văn hóa - du lịch

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái đã trở thành yếu tố quan trọng để xây dựng Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa - du lịch.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động