Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.

Sau đại dịch Covid-19, lối mở A Pa Chải - Long Phú khôi phục hoạt động từ ngày 1/8/2023, tạo điều kiện cho người dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc qua lại. Việc lưu thông qua lối mở A Pa Chải chủ yếu nhằm mục đích thăm thân hoặc lao động thuê, chưa cấp phép hoạt động giao thương buôn bán. Điều này khiến kinh tế biên giới tại Sín Thầu, vốn là tiềm năng lớn chưa được khai thác, phát huy.

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Nhiều hộ dân tại xã Sín Thầu phụ thuộc vào nông nghiệp tự cung tự cấp.

Với đặc thù là xã biên giới, giao thương từng là một trong những phương thức tạo sinh kế quan trọng của người dân địa phương. Việc hạn chế hoạt động này đã tạo ra khoảng trống về kinh tế, khiến nhiều hộ dân phải dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp hoặc các mô hình kinh tế chưa ổn định.

Là nơi đặt cột mốc số 0, ngã ba biên giới cùng nét văn hóa độc đáo của dân tộc Hà Nhì là điểm thu hút khách du lịch đến Sín Thầu. Một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mô hình du lịch cộng đồng homestay hoặc phục dựng nhà truyền thống.

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Mô hình du lịch cộng đồng tại Sín Thầu chưa được khai thác tối đa và còn nhiều hạn chế.

Do địa bàn xa, giao thông cách trở, lượng khách đến Sín Thầu không đều và phụ thuộc lớn vào các sự kiện cấp tỉnh, huyện, khiến doanh thu từ du lịch không ổn định. Với nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì, xã Sín Thầu kiến nghị hỗ trợ để bảo tồn và phục dựng nhà trình tường truyền thống của người Hà Nhì tại bản A Pa Chải. Nét độc đáo của những ngôi nhà trình tường sẽ góp phần tạo sức hút du khách và thúc đẩy du lịch cộng đồng.

Dự kiến đến năm 2025, Cột cờ A Pa Chải hoàn thành, lối mở A Pa Chải - Long Phú nâng cấp thành cửa khẩu, và đường lên cột mốc số 0 được xây dựng. Đây sẽ là động lực quan trọng giúp du lịch ở Sín Thầu phát triển. Du lịch phát triển góp phần quảng bá hình ảnh vùng biên và mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân thông qua dịch vụ du lịch và thương mại.

Hiện nay, nông nghiệp và bảo vệ rừng vẫn là trụ cột kinh tế chính của người dân Sín Thầu. Các hộ gia đình chủ yếu trồng lúa, ngô hoặc chăn nuôi. Tuy nhiên, giá trâu bò giảm mạnh từ 40 - 50 triệu đồng xuống còn 20 triệu đồng/con trâu, bò trưởng thành khiến thu nhập của nhiều gia đình giảm thấp, không có vốn tái đầu tư sản xuất.

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Giá trâu bò giảm mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của nhiều hộ gia đình.

Một điểm sáng là dự án trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng được thực hiện khá hiệu quả ở Sín Thầu. Trồng sa nhân tím vừa bảo vệ môi trường, vừa mang lại nguồn thu nhập khá ổn định. Hiện giá bán sa nhân tím đạt trên 70.000 đồng/kg, giúp nhiều hộ gia đình có thể thu về hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã hỗ trợ người dân bảo vệ rừng và cải thiện thu nhập.

Tỷ lệ hộ nghèo tại Sín Thầu giảm còn 19,41% nhưng việc giảm nghèo bền vững vẫn là bài toán khó giải, trong đó đến từ chính tư duy kinh tế của người dân. Đây cũng là thách thức trong việc hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới của xã. Sự e ngại trong việc vay vốn, thiếu tự tin đầu tư và phụ thuộc vào sản xuất nhỏ lẻ đã giới hạn khả năng vươn lên của người dân nơi đây. Chính quyền địa phương đã triển khai các gói vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách, nhưng người dân chưa mạnh dạn tiếp cận do lo ngại không trả được nợ.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tại Sín Thầu, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ như gieo cấy giống lúa mới cho năng suất cao, xây dựng trung tâm văn hóa các dân tộc tại bản Tá Miếu để phát triển hạ tầng du lịch.

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Năm 2024, huyện Mường Nhé triển khai hỗ trợ người dân gieo cấy giống lúa mới và áp dụng tiến bộ kỹ thuật bón phân trong sản xuất lúa vụ mùa.

Việc khôi phục nhà trình tường truyền thống và nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nhì cũng được đề xuất, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa và tạo nền tảng cho du lịch cộng đồng. Đây sẽ là cơ hội để người dân Sín Thầu không chỉ cải thiện thu nhập mà còn gìn giữ giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Trong kỳ hội đàm giữa đồn biên phòng A Pa Chải, Sen Thượng với trạm hội đàm khu vực Kim Bình (Trung Quốc), hai bên đã bàn bạc về các dự án đang triển khai như thiết kế mở rộng sân mốc giao điểm biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, hoàn thiện các công trình đấu nối giao thông cửa khẩu. Hai bên đã chuẩn bị các bước cần thiết để tổ chức công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) - Long Phú (Trung Quốc). Điều này hứa hẹn tạo tiền đề cho sự phát triển về kinh tế nhất là hoạt động giao thương, buôn bán khu vực biên giới hai nước.

Sín Thầu đang đứng trước ngưỡng cửa của sự chuyển mình, nhất là khi tiềm năng du lịch, kinh tế biên giới và nông nghiệp được khai thác, phát huy. Song để xã biên giới giảm nghèo bền vững, cần có sự kết hợp giữa hỗ trợ chính sách, sự chủ động của người dân và đầu tư kết cấu hạ tầng. Với định hướng đúng đắn, được đầu tư khai thác tiềm năng, xã Sín Thầu có thể trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế tại vùng biên giới phía Tây Bắc.

Nguồn: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Thu Thảo
baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Ở nơi cực Tây của Tổ quốc - huyện Mường Nhé, có hai người lính đặc biệt. Họ là bác sĩ đồng thời là chiến sĩ mang quân hàm xanh. Mỗi người gắn với câu chuyện khác nhau, nhưng chung một tâm nguyện: Bảo vệ sức khỏe và đồng hành cùng đồng bào nơi biên giới.
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.

Các tin khác

Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Cảnh quan tươi đẹp, xanh sạch, văn minh; hạ tầng đồng bộ, khang trang với điện, đường, trường, trạm hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện… Đó là "trái ngọt" từ sự đoàn kết, quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nông đặc sản, Điện Biên đã và đang chỉ đạo các cấp, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất tìm kiếm, mở rộng thị trường. Nhiều sản phẩm địa phương đã được hỗ trợ, kết nối thị trường, giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng nên những năm qua hơn 700ha rừng bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa, TX. Mường Lay được giao quản lý, bảo vệ luôn xanh tốt.
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch là hướng đi được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm thực hiện. Tại Điện Biên, với cộng đồng 19 dân tộc anh em, mỗi dân tộc là chủ nhân của những kho tàng văn hóa khác nhau. Đây là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để Ðiện Biên có sản phẩm du lịch phong Phú, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới có địa hình phức tạp, dân cư sống rải rác, thưa thớt nên việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn, bản vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Khắc phục trở ngại, tỉnh đã và đang phối hợp chặt chẽ với ngành điện huy động tối đa nguồn lực phấn đấu đến năm 2025 đạt 98% thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc

Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc

Những ngày này, hoa dã quỳ đã vào thời điểm rực rỡ nhất, mang đến vẻ đẹp ngọt ngào, thơ mộng cho đất trời Điện Biên. Mùa hoa bắt đầu tháng 11 trong tiết trời se lạnh của đầu đông và kết thúc vào cuối tháng 12 hàng năm.
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận

Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận

Sáng nay (5/12), Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Điện Biên tổ chức họp xét công nhận 4 nghề truyền thống năm 2024 thuộc huyện Tủa Chùa. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện

Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng đầu tiên tại huyện Nậm Pồ, nằm trên trục đường chinh phục mốc cực Tây A Pa Chải (huyện Mường Nhé). Sau 2 năm hoạt động, hiện bản đang được đầu tư thêm cơ sở vật chất, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu du khách thập phương.
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức

Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức

Xuôi dòng Nậm Mức, thời điểm này hoa dã quỳ đã nhuộm vàng những vạt đồi, duyên dáng in bóng xuống mặt nước tạo nên cảnh sắc thơ mộng, bình yên. Dù không tấp nập trên bến dưới thuyền như những khu vực khác song cuộc sống của người dân ở xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà đã có nhiều đổi thay. Từ trong gian khó, cùng sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, người dân nơi đây chăm chỉ, cần cù lao động, tận dụng lợi thế mặt nước xây dựng cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân

Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân

Mùa khô năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, dẫn đến không ít vụ cháy rừng. Nhận định tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến khó lường, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Phương châm “phòng hơn chống” được quán triệt thực hiện nghiêm túc trong phòng chống cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng nay (8/11), UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”.
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Yên năm 2024 tổ chức họp nhằm thống nhất triển khai công tác chuẩn bị cho diễn tập năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì cuộc họp.
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Những năm gần đây, vụ đông ngày càng khẳng định vai trò là vụ sản xuất chủ lực trong năm. Nông nghiệp Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình sản xuất cây trồng vụ đông được người dân tích cực triển khai, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Say mê, tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, nhất là những điệu Khắp Thái cổ, chị Đinh Thị Hiến - thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) không những chỉ chịu khó học hỏi, nghiên cứu mà còn trở thành một trong những người kế cận các nghệ nhân thế hệ trước để truyền thụ cho người trẻ tình yêu Khắp Thái.
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Xã Thanh An nằm ở phía Đông Nam huyện Điện Biên, được biết đến với nhiều loại nông sản, trong đó có giống khoai lang ruột trắng, vỏ vàng. Đây là giống khoai lang được trồng khá phổ biến trên cánh đồng Mường Thanh nhưng riêng tại Thanh An lại được đánh giá cao về độ bùi, thơm, bở và được nhiều người trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Vụ đông hằng năm, người dân Thanh An ra đồng, xuống giống “khoai đặc sản Thanh An”.
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Thời gian qua, du lịch tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch.
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Chúng tôi đến thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm, Văn Yên đúng dịp bà con nhân dân trong thôn tập trung vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đào hố đựng rác thải sinh hoạt gia đình để nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và chuẩn bị đón bằng công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu vào cuối tháng 11 này.
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Bản Ổ, xã Lay Nưa là khu dân cư được TX. Mường Lay lựa chọn tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Sáng 1/11, bà con các dân tộc trong bản tưng bừng tham gia các hoạt động đại đoàn kết.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động