Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt
Nông dân bản Mạt, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, chăm sóc đàn gia súc. |
Năm 2018, gia đình bà Lường Thị Tin vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư trồng 2 ha sắn cao sản, 0,5 ha cà phê; nuôi 6 con trâu, bò sinh sản. Đến nay, gia đình đã phát triển đàn gia súc với 34 con trâu, bò, duy trì trồng sắn cao sản và cà phê. Bà Tin chia sẻ: Từ năm 2018 đến nay, ngoài bán gia súc thương phẩm cho các thương lái, mỗi năm gia đình còn cung cấp từ 8-10 con trâu, bò giống cho bà con; thu hoạch 18-22 tấn sắn củ tươi, 3 tấn cà phê, thu nhập hơn 350 triệu đồng/năm.
Còn gia đình bà Lò Thị Hiên nuôi 16 con trâu, bò và trồng 0,5 ha cây ăn quả, gần 1 ha ngô lai, 0,5 ha lúa ruộng. Bà Hiên cho biết: Mỗi năm, gia đình thu 6-7 tấn ngô hạt, bán 5-6 con trâu, bò thịt và giống, trừ chi phí, thu trên 200 triệu đồng. Gia đình đã có của ăn của để, tu sửa nhà cửa, mua sắm thêm vật dụng để phục vụ đời sống và sản xuất.
Trước đây, sản xuất của bà con trong bản chủ yếu trồng ngô, sắn giống địa phương, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập bấp bênh. Từ năm 2015, Chi bộ, Ban quản lý bản phối hợp với Đội sản xuất số 6, Đoàn Kinh tế quốc phòng 326, tuyên truyền, vận động nhân dân đưa cây giống, con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Năm 2017, trục đường liên bản được nhà nước đầu tư rải nhựa; xây dựng điểm trường mầm non, tiểu học khang trang; được hỗ trợ gần 100 tấn xi măng cùng với nhân dân đóng góp đổ bê tông 100% các tuyến đường nội bản, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển sản phẩm nông sản.
Hiện nay, bản có trên 30 ha nhãn, xoài ghép, mận, cam; 10 ha cây cà phê, 40 ha lúa nước và trồng 104 ha thông mã vĩ; nuôi trên 900 con trâu, bò, 300 con lợn giống địa phương và trên 1.500 con gia cầm. Để phát triển chăn nuôi gia súc, bản đã cải tạo, rào chắn bãi chăn thả hơn 70 ha để tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra, bà con đã chuyển đổi gần 2 ha đất trồng ngô năng suất thấp sang trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn; thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh; làm chuồng trại, chăn thả trên những phiêng bãi khi thời tiết thuận lợi; chống rét cho gia súc vào mùa đông; phun thuốc khử trùng khu vực chuồng trại định kỳ 3 lần/năm.
Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Lò Văn Oai chia sẻ: Đến nay, bản có 40% số hộ khá, nhiều hộ có thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm. Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm bản có từ 5-8 hộ thoát nghèo. Hiện nay, bản chỉ còn 7 hộ nghèo. Bà con tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Việc tổ chức lễ cưới đảm bảo văn minh, tiết kiệm; đám hiếu được tổ chức gọn nhẹ, đúng quy định. Bản duy trì 12 nhóm liên gia tự quản về an ninh trật tự, 1 tổ hòa giải hoạt động hiệu quả. 100% số hộ dân được sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, được xem truyền hình. Lớp học cắm bản từ mẫu giáo đến tiểu học, nhà văn hóa bản được xây dựng kiên cố; có sân thể thao, đáp ứng nhu cầu văn hóa của bà con.
Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, cuộc sống của nhân dân bản Mạt đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn mới đang đổi thay, bà con đoàn kết, đồng lòng xây dựng bản ngày càng phát triển.
Nguồn: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt
Tin liên quan
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết 27/12/2024 05:00
7 loại thức uống detox hỗ trợ giảm cân trước Tết 26/12/2024 16:44
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống
Địa phương 25/12/2024 07:00
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự
Địa phương 24/12/2024 07:05
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở
Địa phương 24/12/2024 06:00
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó
Địa phương 23/12/2024 06:00
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
Các tin khác
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao
Địa phương 17/12/2024 14:48
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản
Địa phương 17/12/2024 05:02
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản
Địa phương 14/12/2024 10:53
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách
Địa phương 13/12/2024 10:41
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao
Địa phương 11/12/2024 15:05
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc
Địa phương 10/12/2024 10:17
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận
Địa phương 07/12/2024 09:52
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện
Địa phương 06/12/2024 11:13
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức
Địa phương 06/12/2024 06:15
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân
Địa phương 02/12/2024 20:07
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00