Điện Biên: Thiếu nhân lực quản lý, bảo vệ rừng
![]() |
Kiểm lâm phụ trách địa bàn phối hợp cùng các lực lượng và người dân xã Mường Tùng đi tuần tra rừng. |
Hơn 10.000ha rừng chỉ 1 kiểm lâm phụ trách
Với 10.278ha đất có rừng, Mường Tùng (huyện Mường Chà) là một trong 7 xã của tỉnh có diện tích rừng từ 10.000ha trở lên. Diện tích rừng lớn, địa hình đồi núi dốc, đi lại khó khăn, song toàn xã chỉ có duy nhất 1 công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn. Để quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả nhất, theo anh Điêu Vương Cường, kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Mường Tùng, cùng với việc tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các lực lượng trong việc triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì phần lớn phải gần dân, bám dân để có thông tin về các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn.
Không riêng ở Mường Tùng, toàn tỉnh hiện có 5 xã gồm: Leng Su Sìn, Mường Nhé, Chung Chải, Sín Thầu (huyện Mường Nhé) và Pa Tần (huyện Nậm Pồ) cũng trong tình cảnh tương tự khi chỉ có 1 kiểm lâm địa bàn phải “gánh” hơn 10.000ha rừng. Công việc khó khăn vất vả, thậm chí phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm, song với trách nhiệm công việc, tâm huyết với nghề, lực lượng kiểm lâm địa bàn đã nỗ lực vượt qua tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hơn 3 năm gắn bó với những cánh rừng ở xã biên giới Sen Thượng, huyện Mường Nhé, đối với anh Bạc Cầm Trung, công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, dấu ấn sâu đậm nhất có lẽ là những chuyến đi tuần rừng từ 2 đến 3 ngày. Anh Trung kể: Có những diện tích rừng của xã giáp ranh với Trung Quốc, không được dùng thiết bị không người lái để kiểm tra thực địa nên chúng tôi phải đến tận nơi tuần rừng. Có chuyến đi tuần rừng dù quãng đường chưa đến 10km nhưng phải đi mất 2 ngày bởi đường tuần tra chủ yếu là đi bộ men theo khe suối, vách đá dựng đứng. Những chuyến đi xa như vậy anh em phải dựng lán lợp lá chuối, ngủ lại trong rừng qua đêm để hôm sau tiếp tục hành trình.
![]() |
Đường tuần tra của lực lượng bảo vệ rừng ở Sen Thượng chủ yếu là đi bộ men theo khe suối và vách đá dựng đứng. (ảnh Chi cục Kiểm lâm cung cấp) |
Được biết, ở Sen Thượng dù hiện tại đang có 2 công chức kiểm lâm phụ trách, nhưng được giao quản lý ở địa bàn xã có diện tích rừng lớn nhất tỉnh với trên 13.305ha. Vậy nên anh Trung cùng đồng nghiệp đang phải gồng gánh việc gấp hai, gấp ba sức mình mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, quán xuyến hết diện tích rừng được giao.
Trao đổi về câu chuyện thiếu nhân lực ngành Kiểm lâm với ông Hà Lương Hồng, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, chúng tôi được thông tin: Toàn tỉnh hiện có hơn 415.361ha rừng với 128/129 xã, phường, thị trấn có rừng. Số biên chế được giao của đơn vị là 222 người, song hiện tại đang có 213 biên chế, trong đó biên chế kiểm lâm địa bàn xã là 121 người. Căn cứ diện tích rừng hiện có, mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành; vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm, tình hình thực tế sử dụng biên chế được giao thì ngành Kiểm lâm tỉnh còn thiếu 193 biên chế. Thiếu người quản lý, bảo vệ rừng, nhiều công chức kiểm lâm địa bàn đang phải gồng mình làm việc gấp nhiều lần so với nhiệm vụ quy định.
![]() |
Lán tạm lợp bằng lá chuối rừng là nơi nghỉ qua đêm của những người đi tuần rừng ở xã Sen Thượng. (ảnh Chi cục Kiểm lâm cung cấp) |
Khó khăn mong tháo gỡ
Bù đắp cho việc thiếu hụt biên chế, lâu nay ngành Kiểm lâm tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, như: nâng cao nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm địa bàn, trang bị cơ sở vật chất để nắm bắt thông tin, đồng thời thực hiện luân chuyển công chức kiểm lâm trẻ về cơ sở.
Đơn cử như việc cân đối phân bổ và bố trí sử dụng biên chế được giao sao cho hiệu quả, phù hợp. Theo đó, ở những địa bàn có diện tích rừng ít, điều kiện, địa hình thuận lợi, ít xảy ra các vụ việc phức tạp về lâm luật, Chi cục Kiểm lâm sẽ bố trí 1 kiểm lâm viên phụ trách 2 xã, phường, thị trấn. Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thời điểm này, toàn tỉnh có 21 kiểm lâm viên đang phụ trách địa bàn từ 2 xã, phường trở lên nhằm bù đắp chỗ trống do thiếu hụt nhân lực.
Một giải pháp nữa cũng được ngành Kiểm lâm chú trọng là tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin giúp giảm tải sức lao động. Hiện nay, ngoài sử dụng công nghệ viễn thám GIS, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cài đặt phần mềm di động cho 100% công chức kiểm lâm; trang bị máy flycam, bộ đàm cầm tay cho 10/10 Hạt Kiểm lâm và phòng chuyên môn đầu tư lắp đặt 3 biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động tại các Hạt Kiểm lâm: Nậm Pồ, Mường Nhé và Ðiện Biên.
![]() |
Thiết bị không người lái được Chi cục Kiểm lâm tỉnh trang bị cho 10/10 Hạt Kiểm lâm góp phần giảm thời gian, nhân lực trong tuần tra, kiểm soát rừng. |
Dù linh hoạt nhiều giải pháp nhưng tình trạng thiếu hụt nhân lực kiểm lâm sẽ tạo nên "lỗ hổng" dẫn đến hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng còn gặp muôn vàn khó khăn. Thực tế cho thấy, tình hình vi phạm lâm luật ngày càng có tính chất phức tạp, trong khi việc cùng một lúc phải phụ trách nhiều địa bàn hay phải quản lý hàng chục ngàn héc ta rừng thì kiểm lâm địa bàn khó có thể quán xuyến hết công việc được giao. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, năm 2021 toàn tỉnh xảy ra 319 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; năm 2022 xảy ra 358 vụ. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay toàn tỉnh cũng đã xảy ra 345 vụ vi phạm.
Từ nhiều năm nay việc tăng biên chế cho ngành Kiểm lâm gặp nhiều khó khăn do thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương chung. Thêm vào đó, giai đoạn 2018 - 2023 toàn ngành có 10 người xin chuyển công tác và 1 người xin thôi việc khiến nhân lực càng trở nên thiếu hụt. Ông Hà Lương Hồng cho biết thêm: Đơn vị đã đề xuất không thực hiện cắt giảm biên chế công chức thuộc Chi cục Kiểm lâm trong giai đoạn 2023 - 2026; đồng thời đề nghị xem xét bổ sung nguồn lực nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn địa phương, trong đó tập trung ưu tiên bố trí đủ lực lượng cho kiểm lâm địa bàn cấp xã.
Trên thực tế, công tác bảo vệ rừng không chỉ của riêng lực lượng kiểm lâm, mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, với vai trò là lực lượng nòng cốt, bài toán nguồn nhân lực cho ngành Kiểm lâm cũng cần sớm có lời giải.
Tin liên quan
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân 02/12/2024 20:07
Cú “hích” cho du lịch Điện Biên bứt phá 13/08/2024 07:05
Điện Biên: Chủ động ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai 10/07/2024 09:05
Cùng chuyên mục

Điện Biên: Động lực để người dân nuôi rừng
Địa phương 20/04/2025 17:00

Điện Biên khảo sát mô hình chính số tại Saint Petersburg
Địa phương 19/04/2025 07:00

Điện Biên: Tạo sức bật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương 18/04/2025 07:00

Điện Biên: Sản phẩm sản xuất lúa gạo giảm kích thước
Địa phương 15/04/2025 08:00

Điện Biên: Phục dựng Tết té nước của người Lào Mường Luân sau gần 50 năm mai một
Địa phương 14/04/2025 05:00

Điện Biên: Xây dựng nhà Đại đoàn kết, sẻ chia giấc mơ an cư
Địa phương 11/04/2025 14:33
Các tin khác

Điện Biên: Hoàn thành 300 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới
Địa phương 11/04/2025 11:05

Điện Biên: Trăn trở nghề mây tre đan
Địa phương 07/04/2025 11:00

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường khảo sát thực tế dự án tại TX. Mường Lay
Địa phương 06/04/2025 09:00

Điện Biên: Xóa bỏ tập quán nuôi nhốt gia súc sát nhà ở
Địa phương 04/04/2025 15:00

Điện Biên đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3
Địa phương 04/04/2025 08:00

Điện Biên: Tuần Giáo xóa nhà tạm, nhà dột nát
Địa phương 31/03/2025 11:00

Điện Biên: Tuổi trẻ vì một xã hội sinh học
Địa phương 27/03/2025 08:00

Điện Biên: Thực hiện hiệu quả các phong trào thanh niên
Địa phương 25/03/2025 15:15

Điện Biên: Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên
Địa phương 25/03/2025 07:06

Điện Biên: Khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025
Địa phương 24/03/2025 07:00

Bình Thuận yêu cầu các nhà máy nhiệt điện ngừng bốc dỡ than khi có gió to
Địa phương 22/03/2025 07:00

Điện Biên: Du lịch đêm ở bảo tàng chưa hút khách
Địa phương 21/03/2025 16:00

Đấu giá đất tại Ân Thi (Hưng Yên), giá trúng cao nhất 56,2 triệu đồng/m2
Địa phương 20/03/2025 10:15

Điện Biên: Linh hoạt chuyển đổi cây trồng trên đất lúa
Địa phương 20/03/2025 09:56

Điện Biên điểm hẹn văn hóa, lịch sử và lễ hội
Địa phương 18/03/2025 07:00

Điện Biên: Hơn 60 vận động viên thi trải nghiệm kéo pháo tại Đồi A1
Địa phương 17/03/2025 07:00

Điện Biên: Đầu mùa giải cây trồng Mưa
Địa phương 16/03/2025 14:00

Điện Biên: Ấn tượng các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Hoa Ban
Địa phương 15/03/2025 13:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58