Điện Biên: Chủ động ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Điểm sạt lở tại tuyến đường từ đèo Gió - bản Phô (xã Trung Thu) đi xã Lao Xả Phình. Ảnh: CTV |
Những cơn mưa lớn kéo dài vào đầu tháng 6 đã khiến một số điểm trên tuyến đường từ đèo Gió - bản Phô (xã Trung Thu) đi xã Lao Xả Phình bị sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, tại địa bàn bản Phô, tảng đá to nằm trên lưng dốc thẳng đứng cách đường ô tô và nhà dân khoảng 250m xảy ra tình trạng sụt lún, có nguy cơ lăn xuống đường và khu vực 3 hộ dân đang sinh sống tại đây. Sau khi nắm bắt thông tin, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã Trung Thu đã xuống kiểm tra tình hình, sơ tán 3 hộ dân đến nơi an toàn và khắc phục tạm thời bằng cách dùng cột gỗ chống. Đồng thời, thông tin tới Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện và các ngành chức năng để tìm hướng xử lý hữu hiệu nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông cũng như các hộ dân.
Cột gỗ dùng để chống tảng đá lăn xuống đường và khu vực có người dân sinh sống tại bản Phô, xã Trung Thu. Ảnh: CTV |
Cùng với xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa có nhiều xã nằm trong vùng xung yếu ven sông Đà khác như: Sín Chải, Tủa Thàng, Huổi Só, Xá Nhè. Hàng năm, những xã này thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là những đợt gió lốc kéo dài kèm theo mưa đá. Với phương châm “chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, trong đó, lấy phòng là chính, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã đã xây dựng phương án, chủ động chuẩn bị các phương tiện cần thiết phục vụ tốt cho công tác phòng chống bão lũ. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các đoàn thể, từng thành viên trong Ban Chỉ huy, sẵn sàng ứng phó với bão lũ, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Ông Thào A Páo, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thu cho biết: Trước mùa mưa bão, chính quyền xã theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, để chủ động lên phương án phòng tránh và thông báo kịp thời cho nhân dân sơ tán an toàn. Đồng thời, tập trung huy động người dân các thôn, bản khơi thông cống rãnh, nạo vét kênh mương, kiểm tra các công trình giao thông, thủy lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai xảy ra; tiến hành rà soát và chủ động di dời những hộ nằm trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Mưa lớn kéo dài liên tục trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân. Ảnh: CTV |
Từ đầu năm đến nay, nhiều thiệt hại do thiên tai trên địa bàn huyện Tủa Chùa được ghi nhận, như: Rét đậm, rét hại làm chết 48 con trâu, bò; khô hạn làm ảnh hưởng 25ha lúa; mưa lũ, giông lốc làm thiệt hại nhiều hoa màu, 52 ngôi nhà dân bị tốc mái, nhiều con đường liên xã bị sạt lở. Tổng thiệt hại do thiên tai trên 1,3 tỷ đồng. UBND huyện đã chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các cơ quan, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn khẩn trương rà soát, kiểm tra xác minh cụ thể tình hình thiệt hại. Đồng thời giao UBND các xã, thị trấn huy động lực lượng, tuyên truyền vận động nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất.
Tuyến đường từ thôn Páo Tỉnh Làng 2 (xã Tả Sìn Thàng) đi thôn Háng Là (xã Sín Chải) bị sạt lở nghiêm trọng. |
Địa bàn rộng, địa hình phức tạp; giao thông đi lại khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ; hệ thống thông tin liên lạc tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ lũ lụt, sạt lở nguy hiểm còn nhiều khó khăn; thời tiết, khí hậu diễn biến ngày một phức tạp… Những nguyên nhân trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn. Để chủ động ứng phó với thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2024, ngay từ mùa khô, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tủa Chùa đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng phương án PCTT&TKCN với phương châm “4 tại chỗ” (nhân lực, chỉ huy, hậu cần và vật tư tại chỗ); củng cố, kiện toàn lại Ban Chỉ huy PCTT&TKCN từ huyện đến xã; hoàn thành chuẩn bị vật tư, nhân lực sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai.
Huyện Tủa Chùa chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung phương tiện, máy móc khắc phục những vị trí sạt lở để các phương tiện lưu thông. |
Ông Phạm Quốc Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết: Việc chuẩn bị kỹ lưỡng công tác PCTT&TKCN từ phương án, phương tiện, thiết bị, lực lượng với tinh thần chủ động ứng phó sẽ giúp huyện Tủa Chùa hạn chế, giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, khẩn trương khôi phục sau bão lũ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, để công tác phòng chống, khắc phục thiên tai đạt hiệu quả hơn, bên cạnh việc triển khai các biện pháp quyết liệt từ phía cấp ủy chính quyền địa phương thì rất cần đến sự chủ động của người dân trong công tác phòng chống, thường xuyên theo dõi các thông tin về tình hình thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú ý gia cố nhà cửa, di dời đến nơi an toàn để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tin liên quan
Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán 21/01/2025 16:34
Rủi ro địa chính trị Trung Đông giảm bớt ảnh hưởng gì tới giá dầu? 21/01/2025 16:19
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong
Địa phương 18/01/2025 11:05
Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng
Địa phương 17/01/2025 07:07
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông
Địa phương 15/01/2025 16:05
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ
Địa phương 14/01/2025 15:05
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2
Địa phương 14/01/2025 14:24
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng
Địa phương 14/01/2025 12:06
Các tin khác
Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá
Địa phương 14/01/2025 07:00
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”
Địa phương 12/01/2025 07:00
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế
Địa phương 11/01/2025 13:00
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội
Địa phương 09/01/2025 14:16
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa
Địa phương 09/01/2025 07:05
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc
Địa phương 08/01/2025 07:05
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Địa phương 08/01/2025 06:00
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản
Địa phương 08/01/2025 05:00
Ấn tượng Điện Biên
Địa phương 05/01/2025 06:00
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững
Địa phương 04/01/2025 11:07
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu
Địa phương 02/01/2025 06:10
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa
Địa phương 01/01/2025 08:00
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học
Địa phương 30/12/2024 15:10
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết
Địa phương 27/12/2024 05:00
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống
Địa phương 25/12/2024 07:00
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự
Địa phương 24/12/2024 07:05
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở
Địa phương 24/12/2024 06:00
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó
Địa phương 23/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00