Đông Nam Á "loay hoay" ứng phó hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc
Nâng cao rào cản với hàng giá rẻ Trung Quốc
Khi nhà máy dệt ở Bandung, Tây Java (Indonesia), bắt đầu sa thải công nhân vào tháng 1, Kurniadi Eka Mulyana (một công nhân của nhà máy) cảm thấy bất an. Người thanh niên 26 tuổi này bắt đầu làm việc tại nhà máy này hai năm trước sau khi mất việc tại một công ty sản xuất dệt may khác.
Nhưng cuối cùng Mulyana cũng bị sa thải vào tháng 3. Các nhà quản lý tại nhà máy nói rằng doanh số và doanh thu của công ty đã giảm đáng kể từ khi TikTok Shop ra mắt tại Indonesia vào năm 2021. Nền tảng này bán hàng hóa giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc cho người xem trên nền tảng video của mình.
Trong khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất Đông Nam Á đang tìm cách thoát khỏi những gì họ coi là cạnh tranh không lành mạnh, các quan chức chính phủ đang cố gắng thuyết phục các công ty Trung Quốc đầu tư vào sản xuất tại địa phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. (Ảnh: Daniel Garcia) |
Khoảng 49.000 công nhân Indonesia trong ngành dệt may và giày dép đã bị sa thải trong năm nay vì các nhà máy ở các tỉnh Banten, Tây Java và Trung Java đóng cửa.
Để đáp lại lời kêu gọi của các nhà sản xuất hàng dệt may, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan vào tháng 6 cho biết chính phủ sẽ xem xét áp thuế lên tới 200% đối với vải nhập khẩu. Ông chỉ ra rằng các loại thuế mới cũng đang được xem xét để giải quyết tình trạng nhập khẩu gốm sứ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm và đồ điện tử tăng mạnh.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang có động thái tương tự.
Vào tháng 1, Malaysia đã áp dụng thuế bán hàng 10% đối với hàng hóa nhập khẩu được mua trực tuyến với giá dưới 500 ringgit (108 USD). Những mặt hàng như vậy trước đây được miễn thuế bán hàng, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thái Lan trong tháng này cũng đã mở rộng thuế giá trị gia tăng (VAT) 7% đối với các giao dịch mua hàng có giá trị dưới 1.500 baht (42 USD).
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada và TikTok Shop rõ ràng đã tạo cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc một cầu nối mới để tiếp cận những khách hàng Đông Nam Á đang tìm kiếm những món hời nhất.
Các nền tảng thương mại điện tử của khu vực đã đạt doanh số bán hàng lên tới 114,6 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 15% so với một năm trước đó, theo công ty tư vấn Momentum Works của Singapore.
"Kênh phân phối lớn nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc là Lazada hoặc Shopee. Với hai kênh phân phối đó, họ thậm chí không cần phải đăng ký công ty tại Thái Lan", ông Chaovalit Pakpianthakolphol, chủ tịch ban xúc tiến xuất khẩu SME của Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan cho biết.
Quần họa tiết voi là món quà lưu niệm phổ biến được du khách nước ngoài mua khi đến Thái Lan, nhưng hầu hết quần được bán đều được sản xuất tại Trung Quốc. (Ảnh: Shinya Sawai) |
Ông Ristadi, chủ tịch Liên đoàn Công đoàn Lao động Quốc gia Indonesia, thì cho biết, "Hàng hóa Trung Quốc vẫn tiếp tục chất đống trên cả thị trường truyền thống và trực tuyến của chúng tôi".
Một chiếc ốp lưng điện thoại thông minh bằng silicon hiện có thể được mua trên Lazada với giá chỉ 35 baht. So với các sản phẩm rẻ nhất trong một cửa hàng bách hóa của Thái Lan, thường có giá 400 baht, thì mức thuế 7% là không đáng kể đối với những người tiêu dùng ưu tiên tiết kiệm.
Cùng lúc đó, William Ng, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia, cho biết mức thuế 10% mà nước ông áp dụng vào tháng 1 không có nhiều tác động đến dòng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Hiện các nhà cung cấp trực tuyến tiếp thị cho người Malaysia hiện phải đăng ký với cơ quan hải quan nếu họ bán hơn 500.000 ringgit một năm đối với hàng hóa giá rẻ.
Tuy nhiên, các quan chức Đông Nam Á khẳng định rằng việc giám sát hàng nhập khẩu của họ không chỉ dành riêng cho hàng hóa Trung Quốc.
"Chiến dịch này nhằm vào các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở nước ngoài gây tổn hại cho các ngành công nghiệp địa phương bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia", Thứ trưởng Bộ Thương mại Liew Chin Tong cho hay.
Tương tự như vậy, phát biểu sau khi người đồng cấp của mình công bố các kế hoạch thuế quan mới của Indonesia, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan cho biết: "Chúng tôi không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào, chứ đừng nói đến Trung Quốc. Chúng tôi đã đồng ý ưu tiên lợi ích quốc gia của mình, nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ quan hệ đối tác với một quốc gia là bạn tốt của chúng tôi".
Ông Franciska Simanjuntak, người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ Indonesia cho biết thêm: "Các quốc gia bị nhắm mục tiêu trong cuộc điều tra không chỉ là Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, còn có Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác".
Thế khó của Đông Nam Á
"Hơn 15% GDP của Thái Lan phụ thuộc vào sự tham gia của Trung Quốc", ông Aat Pisanwanich, một học giả thương mại quốc tế trước đây làm việc tại Đại học Phòng Thương mại Thái Lan cho biết.
"Chúng tôi cần du lịch Trung Quốc, chúng tôi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc để xuất khẩu sản phẩm của mình và chúng tôi cần đầu tư trực tiếp nước ngoài của họ", ông Pisanwanich nhấn mạnh thêm.
Năm 2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, được ký kết bởi 10 thành viên ASEAN cũng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, đã tiếp tục hạ thấp các rào cản đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Đông Nam Á.
Hiệp định này đặt ra các quy tắc về thương mại điện tử và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng không có điều khoản nào hạn chế trợ cấp của chính phủ cho các ngành xuất khẩu.
Một trung tâm phân loại của J&T Express tại Weifang, Trung Quốc: Hàng hóa giảm giá được bán qua các nền tảng thương mại điện tử đang tràn vào Đông Nam Á. (Ảnh: Getty Images) |
Các quốc gia châu Á khác bên ngoài ASEAN cũng đang vật lộn với những vấn đề tương tự. Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, đã ghi nhận thâm hụt thương mại đầu tiên với Trung Quốc sau 31 năm vào năm 2023.
Mặc dù các công ty Hàn Quốc vẫn dẫn đầu các đối thủ Trung Quốc của mình về các mặt hàng công nghệ cao như chất bán dẫn, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng nước này đang tìm kiếm các giải pháp thay thế rẻ hơn cho các mặt hàng cơ bản như đồ gia dụng, quần áo và phụ kiện.
Các công ty cũng đang tìm nguồn cung ứng nhiều sản phẩm công nghệ cao hơn từ Trung Quốc, bao gồm điện thoại thông minh và pin.
Các nhà phân tích đã liên kết dòng hàng hóa Trung Quốc ngày càng tăng vào Hàn Quốc với sự gia tăng các vụ phá sản của công ty. Gần 1.000 công ty Hàn Quốc đã nộp đơn xin phá sản trong nửa đầu năm, tăng so với 724 công ty trong cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, thay vì siết chặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vào tháng 5, chính phủ Hàn Quốc đã đồng ý đẩy nhanh việc mở rộng hiệp định thương mại tự do hiện có của nước này với Trung Quốc cũng như đẩy mạnh các cuộc đàm phán về một hiệp định ba bên bao gồm cả Nhật Bản.
Tuy nhiên, Hàn Quốc đã tìm ra giải pháp một phần cho cán cân thương mại đang xấu đi với Trung Quốc bằng cách tập trung nhiều hơn vào Mỹ, quốc gia gần đây đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Seoul, cũng như vào châu Âu. Sự thay đổi này đã giúp Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm trong chín tháng qua.
Tương tự, Úc cũng thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sau nhiều năm Trung Quốc áp dụng lệnh cấm vận thương mại không chính thức đối với các lô hàng rượu vang, thịt bò, gỗ, than và các mặt hàng khác được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị. Hầu hết các rào cản thương mại đã được dỡ bỏ trong năm qua khi chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ nồng ấm hơn.
Các sản phẩm ngách khác phải đối mặt với lệnh cấm vận từ Bắc Kinh trong những năm gần đây bao gồm len từ New Zealand, rượu từ Pháp và chuối từ Philippines. Những người nông dân trồng sầu riêng ở Thái Lan cũng đang tỏ ta cẩn trọng hơn nếu có bất kỳ căng thẳng nàog giữa Bangkok và Bắc Kinh.
Nguồn: Đông Nam Á 'loay hoay' ứng phó hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc
Tin liên quan
Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ 15/01/2025 18:00
Trong năm 2025, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục được cải thiện về nguồn cung và giá 15/01/2025 17:00
Gấp rút mua sắm camera giám sát an toàn giao thông 15/01/2025 15:36
Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp bán lẻ đua nhau giảm giá trong những ngày cuối năm
Thị trường 15/01/2025 10:13
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến
Kinh tế - Tài chính 13/01/2025 10:00
Doanh nghiệp thép Việt Nam không còn 'bị động' trong các vụ kiện chống bán phá giá
Thị trường 10/01/2025 08:00
Ngành rau quả chung tay đưa xuất khẩu đạt 10 tỷ USD
Thị trường 08/01/2025 07:00
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng trưởng 9%, đạt kỳ vọng của Chính phủ
Thị trường 07/01/2025 15:21
Hà Nội sẽ thanh tra loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử
Thị trường 07/01/2025 10:00
Các tin khác
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Thị trường 06/01/2025 14:54
Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh sẽ bị tính thuế
Thị trường 05/01/2025 14:09
TPHCM: Đảm bảo giá cả thị trường ổn định trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Thị trường 04/01/2025 14:00
Giá xăng tăng trong kỳ điều hành đầu năm 2025
Kinh tế - Tài chính 02/01/2025 19:23
Sầu riêng Việt Nam gia tăng thị phần mạnh mẽ tại Trung Quốc
Thị trường 29/12/2024 08:00
Bốn xu hướng định hình lại bán lẻ vào năm 2025
Thị trường 27/12/2024 13:00
Giá xăng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 26/12/2024 16:19
Doanh nghiệp tăng cường bán hàng trực tuyến mùa Tết
Thị trường 26/12/2024 07:00
Xuất khẩu online là cơ hội vàng cho hàng Việt
Thị trường 24/12/2024 10:00
Cường Thịnh Fish - Chất lượng cá sông Đà là giá trị của thương hiệu
Kinh tế - Tài chính 23/12/2024 11:22
EU tiếp tục tăng tần suất kiểm tra sản phẩm sầu riêng Việt Nam
Thị trường 23/12/2024 09:00
Hàng hoá không rõ xuất xứ, thiếu hợp chuẩn hợp quy đang bị ‘thả nổi’?
Thị trường 23/12/2024 08:00
Các thương hiệu xa xỉ ‘quay xe’, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ
Thị trường 22/12/2024 11:00
Thị trường bán lẻ Việt Nam là một điểm sáng đầy tiềm năng
Thị trường 22/12/2024 07:00
Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Thị trường 21/12/2024 08:00
Thị trường hàng hóa 20/12: Sắc đỏ quay trở lại chiếm ưu thế trên bảng giá
Thị trường 20/12/2024 17:00
Ngành bán lẻ năm 2025 dưới góc nhìn của cựu CEO Amazon
Thị trường 20/12/2024 08:00
Xăng 95 tăng mạnh lên mức 21.004 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 16:12
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00