Báo động tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa
Những con số biết nói
“Rác thải nhựa" là cụm từ không còn xa lạ với đông đảo người dân Việt Nam bởi nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Tại tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam” diễn ra mới đây, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, cảnh báo: “Ở Việt Nam, hiện nay, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới. Rác thải nhựa gây ra cái chết cho nhiều sinh vật, các hóa chất phụ gia trong sản phẩm nhựa có thể tác động trực tiếp đến con người và động vật".
Rác thải nhựa bị đẩy xuống đại dương. (Ảnh: onegreenplanet.org) |
Người Việt lạm dụng quá mức đồ nhựa như: thìa nhựa, ly nhựa, cốc nhựa, bát nhựa phục vụ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, nhất là ở các cửa hàng bán đồ ăn uống hay tại các sự kiện, buổi dã ngoại... Khi khách mua đồ ăn uống mang về, thường không mang theo đồ để đựng, mà nhà hàng chuẩn bị hộp xốp, hộp nhựa gói hàng và phụ thu mỗi khách thêm 5.000 - 10.000 đồng. Đây chỉ là 1 trong số vô vàn những lý do có thể giải thích cho việc 350 triệu tấn nhựa được sản xuất ra mỗi năm và thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn.
Những con số không chỉ mang ý nghĩa thống kê từ năm này qua năm khác, mà nó còn là tiếng chuông cảnh báo khi môi trường sống, mẹ thiên nhiên đang “kêu gào" bởi bị rác thải nhựa bao vây. Với tính chất khó phân hủy, rác thải nhựa đang là “kẻ thù" không đội trời chung với môi trường. Vì vậy, nếu không có những giải pháp kịp thời thì rác thải nhựa sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như làm tổn hại tới sức khỏe con người.
Biến lời nói thành hành động
Cùng chung nỗ lực với các nước trên thế giới, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa, từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện; tuy nhiên nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa.
Chính vì vậy, tại tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”, bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đề xuất: “Cần ban hành những chính sách giáo dục tuyên truyền tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường, áp dụng các chính sách kinh tế, tăng thuế, đặc biệt đối với các bao bì nhựa, nilon khó phân hủy. Áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa. Áp dụng công nghệ tái chế chất thải nhựa bằng nhiều phương pháp, vừa có thể xử lý chất thải nhựa khó phân hủy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường…”.
Việc đột ngột thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa của người dân thực sự khó, nhưng không phải là không có cách khắc phục. Thêm vào đó, cần có biện pháp khắc chế với các cơ sở sản xuất và phân phối đồ nhựa. Cần tăng cường giám sát, thành lập những đội kiểm tra với hành vi xả rác, xả thải bừa bãi, xử lý vi phạm những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp, sử dụng đồ nhựa trong mô hình kinh doanh đã bị cấm sử dụng đồ nhựa.
Mặt khác, cần tuyên truyền nhiều hơn nữa tới người dân về tác hại, mặt trái của sự tiện lợi mà đồ nhựa đem lại. Ngoài ra, cần thuyết phục mọi người thay đổi thói quen dùng đồ nhựa một lần rồi vứt bỏ vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí tiền bạc, mà chuyển sang những đồ dùng có thể tái sử dụng.
Sinh viên tình nguyện tham gia tuyên truyền, dọn rác ở các khu vực đất trống. |
Tại các tỉnh, thành phố lớn, nhiều siêu thị đã cam kết không sử dụng túi nilon. Một số hãng hàng không cũng cam kết đặt trọng tâm về kế hoạch sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trên các chuyến bay. Nhiều cửa hàng nước giải khát không phục vụ ống hút nhựa đi kèm, thay bằng ống hút giấy, dùng cốc sử dụng nhiều lần…
"Cuộc chiến" chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi, không hề đơn giản. Mỗi người dân hãy nâng cao thêm ý thức, trách nhiệm của mình với môi trường, xã hội xung quanh, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật nhất. Chúng ta nên học cách biến hoá đồ nhựa đã sử dụng vào các mục đích khác nhau như: Chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, đựng các đồ dùng khác hoặc làm đồ trang trí, hộp nhựa có thể tái dùng làm chậu hoa nhỏ để bàn học, bàn làm việc... Và người dân nên học cách từ chối túi nilon, thay vào đó là sử dụng túi giấy, túi vải, những sản phẩm được gói đựng bằng lá, tre, nứa.../.
Khánh Hương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Chanh đào ngâm mật ong có tác dụng gì?
Sức khỏe - Làm đẹp 14/10/2024 10:15
Cà phê hay matcha tốt hơn cho sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 13/10/2024 13:54
Có nên đạp xe hàng ngày?
Sức khỏe - Làm đẹp 12/10/2024 12:44
Bác sĩ Đỗ Đào: "Sẵn sàng lan tỏa Smart A” để bảo vệ sức khỏe cho mọi nhà
Sức khỏe 11/10/2024 21:40
2 lý do nên sử dụng chanh đào vào mùa thu
Sức khỏe - Làm đẹp 11/10/2024 11:03
Thực phẩm chua: có lợi hay hại cho sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 10/10/2024 09:36
Các tin khác
Bỏ ngay 5 thói quen xấu trong ăn uống để duy trì sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 09/10/2024 10:29
4 lý do nên uống nước chanh mật ong vào buổi sáng
Sức khỏe - Làm đẹp 08/10/2024 09:00
Lợi ích "vàng" của trái thanh long với sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 07/10/2024 07:00
Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 06/10/2024 08:05
Ăn gì để tăng sức đề kháng thời điểm giao mùa?
Sức khỏe 05/10/2024 07:00
Uống hoa đu đủ đực hàng ngày có tốt cho sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 03/10/2024 09:54
Cách tăng cường collagen tự nhiên hàng ngày giúp da khỏe, đẹp
Sức khỏe - Làm đẹp 03/10/2024 06:05
5 thực phẩm “vàng” cực tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Sức khỏe 02/10/2024 06:00
Top 9 thực phẩm giàu biotin giúp tóc mọc nhanh và khỏe mạnh
Sức khỏe - Làm đẹp 01/10/2024 16:48
Top 10 loại rau củ mùa thu giúp tăng cường sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 01/10/2024 07:00
Thời tiết giao mùa, nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 30/09/2024 07:00
Ăn lựu nên bỏ hay nuốt hạt?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/09/2024 08:00
Lợi ích tuyệt với của trà hoa nhài đối với sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 28/09/2024 09:00
Những lưu ý khi uống nước vào buổi sáng
Sức khỏe - Làm đẹp 27/09/2024 07:00
7 loại rau giàu canxi tốt cho trẻ
Sức khỏe - Làm đẹp 26/09/2024 10:10
Cách tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa
Sức khỏe - Làm đẹp 25/09/2024 10:07
Uống trà xanh mỗi ngày có tốt không?
Sức khỏe 24/09/2024 07:00
Lợi ích sức khỏe khi ăn 2 bữa mỗi ngày: Bí quyết ăn uống khoa học
Sức khỏe 23/09/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00