Ánh sáng xanh gây hại da như thế nào?
1. Làn da chịu tác động gì từ ánh sáng xanh?
Ánh sáng xanh là quang phổ ánh sáng mà con người nhìn thấy được. Ánh sáng xanh có nhiều nhất trong ánh nắng mặt trời, nhưng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, máy tính bảng, đèn LED… cũng phát ra ánh sáng loại này.
Chúng ta nói nhiều về tác hại của ánh sáng của tia cực tím UVA (tồn tại trong bước sóng từ 315 - 400nm) và UVB (tồn tại trong khoảng từ 280 - 315nm). Các tổn thương do tia UV gây ra như hình thành nếp nhăn sớm, nám da, lão hóa... Nguy hiểm nhất là nguy cơ dẫn đến ung thư da.
Thế nhưng, với bước sóng trong khoảng từ 390 đến 500 nm, ánh sáng xanh có thể xuyên qua da sâu hơn cả tia UVA và UVB, vượt qua cả lớp biểu bì và kéo dài sâu vào lớp mô hạ bì bên trong da. Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Oanh - Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ mặt trời và thiết bị điện tử khiến nguy cơ gây hại cho da rất cao, có thể kể đến một số tác động chính như:
- Da mất đi độ đàn hồi và săn chắc: Giống như tia UV, khi tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh cũng đẩy nhanh quá trình phân hủy elastin (protein chịu trách nhiệm cho làn da săn chắc và trẻ trung) và collagen. Kết quả là làn da bị chảy xệ, nhăn nheo và không còn săn chắc, đàn hồi.
Ánh sáng xanh có thể xuyên qua da sâu hơn cả tia UVA và UVB, vượt qua cả lớp biểu bì và kéo dài sâu vào lớp mô hạ bì bên trong da. |
- Tăng sắc tố da: Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh sẽ làm tăng sắc tố da. Thậm chí, các sắc tố hình thành bởi ánh sáng xanh sẽ bền hơn so với sắc tố được hình thành bởi tia UVA và UVB. Điều này đồng nghĩa với việc cho dù bạn đã thoa kem chống nắng mỗi ngày, làn da vẫn có khả năng bị sạm đen, xỉn màu, xuất hiện nhiều tàn nhang, thâm nám... khi dành nhiều giờ liên tục sử dụng các thiết bị điện tử.
- Viêm, đỏ và sưng da: Mặc dù liệu pháp ánh sáng xanh được áp dụng trong da liễu để điều trị mụn trứng cá đỏ, nhưng nếu lạm dụng lại gây viêm, đỏ và sưng da. Điều này khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, mất khả năng giữ ẩm và làm suy giảm khả năng miễn dịch của da.
2. Làm sao để hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến làn da?
Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết mọi người đều dành nhiều thời gian trong ngày trước màn hình các thiết bị kỹ thuật số. Từ việc sử dụng máy tính tại nơi làm việc, xem TV ở nhà cho đến lướt điện thoại khi đang di chuyển, bạn gần như không thể không tiếp xúc với ánh sáng xanh trong môi trường sống hiện tại.
Tuy nhiên, để hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến làn da, bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhất định nhằm duy trì và bảo vệ sức khỏe làn da:
- Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh là biện pháp hiệu quả nhất. Việc này không chỉ có lợi cho làn da mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Nếu có thể, hãy hạn chế thời gian ngồi trước màn hình máy tính, lướt điện thoại, xem TV...
- Sử dụng tấm chắn chống ánh sáng xanh cho máy tính.
Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh sẽ làm tăng sắc tố da. |
- Giảm ánh sáng xanh trên điện thoại bằng những cách như sử dụng chế độ ban đêm, cài đặt ứng dụng giảm ánh sáng xanh hay điều chỉnh độ sáng màn hình.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tốt nhất là không nên sử dụng tối thiểu 30 phút trước khi ngủ.
- Chọn loại mắt kính có khả năng chống ánh sáng xanh để để bảo vệ đôi mắt và vùng da mỏng manh quanh mắt.
Ngoài ra, cần chăm sóc da đúng cách với các loại kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, serum... để ngăn ngừa lão hóa, duy trì vẻ tươi trẻ của làn da. Trong đó, bôi kem chống nắng mỗi ngày là thói quen cực kỳ quan trọng chống lại quá trình lão hóa và tổn thương da.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe - Làm đẹp 24/11/2024 09:00
Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 23/11/2024 09:00
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
Sức khỏe - Làm đẹp 22/11/2024 15:14
Các loại trà tốt nhất hỗ trợ giảm cân vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 21/11/2024 10:37
7 lợi ích sức khoẻ khi ăn trứng luộc vào buổi sáng
Sức khỏe 20/11/2024 09:00
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
Sức khỏe 19/11/2024 12:19
Các tin khác
7 thực phẩm làm giảm quầng thâm mắt
Sức khỏe - Làm đẹp 17/11/2024 09:00
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Sức khỏe - Làm đẹp 15/11/2024 11:28
Cách trị rụng tóc từ củ gừng
Sức khỏe - Làm đẹp 14/11/2024 13:01
Tác dụng làm đẹp của củ gừng
Sức khỏe - Làm đẹp 13/11/2024 08:00
Smart A – Được thầy cô tin dùng trong chăm sóc sức khỏe học đường
Sức khỏe 12/11/2024 14:58
Thực phẩm chứa kali ngăn đường huyết tăng vọt
Sức khỏe - Làm đẹp 12/11/2024 08:10
Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe - Làm đẹp 11/11/2024 13:00
5 thực phẩm giúp hạ đường huyết tự nhiên
Sức khỏe - Làm đẹp 10/11/2024 13:15
Uống nước ép táo tự làm có an toàn không?
Sức khỏe - Làm đẹp 09/11/2024 12:51
Cách uống nghệ mật ong tốt nhất cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 09/11/2024 08:00
Nguy cơ tiểu đường có thể dẫn đến đột quỵ bất kỳ lúc nào
Sức khỏe - Làm đẹp 07/11/2024 22:59
Đông y thế hệ 2 - Đông y hiện đại
Sức khỏe - Làm đẹp 07/11/2024 13:18
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?
Sức khỏe - Làm đẹp 06/11/2024 07:00
5 sự kết hợp trái cây gây hại cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 05/11/2024 10:10
Lợi và hại khi uống cà phê hòa tan
Sức khỏe - Làm đẹp 04/11/2024 09:00
Ngâm chân bằng nước nóng có thật sự trị được bệnh xương khớp?
Sức khỏe - Làm đẹp 03/11/2024 13:32
Nho xanh và nho đỏ: Loại nào tốt hơn?
Sức khỏe - Làm đẹp 02/11/2024 10:00
Vì sao chuyên gia gợi ý nên sử dụng sữa non SuvieMi hàng ngày?
Sức khỏe - Làm đẹp 01/11/2024 09:42
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00