Yên Bái: Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất của người Mông, là nơi thực hành và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái qua nhiều thế hệ. Mới đây, nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Lễ hội truyền thống là niềm tự hào và mở ra nhiều cơ hội,đặc biệt trong phát triển du lịch của người Mông Yên Bái.
Yên Bái: Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái
Lễ hội Gầu Tào được huyện Trạm Tấu tổ chức vào những ngày đầu xuân Giáp Thìn năm 2024.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 107.000 người Mông (chiếm 13,03% dân số toàn tỉnh), tập trung đông nhất ở huyện Mù Cang Chải (chiếm hơn 91% dân số) và huyện Trạm Tấu (chiếm 77% dân số ).

Với bản tính lạc quan yêu đời, dân tộc Mông có nền văn hoá dân gian vô cùng phong phú, trong đó, "Gầu tào" là một lễ hội truyền thống điển hình, quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của tộc người, mang những giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu, thể hiện giá trị tinh thần tích cực của tộc người, đang được cộng đồng lưu giữ và tiếp tục phát huy.

Lễ hội được tổ chức nhằm hai mục đích là cầu phúc và cầu mệnh. Đây là dịp để tạ ơn thần linh đã ban phúc, ban lộc cho mọi nhà, cầu cho bản làng được mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh. Bên cạnh đó, theo tập quán, lễ hội "Gầu tào” còn là dịp để các gia đình không có con, ít con cầu phúc, hay có người ốm đau cầu mệnh hoặc làm ăn không tốt… khấn xin thần linh ban cho con cái, cầu xin sức khỏe hay làm ăn thuận lợi.

Dẫu vậy, Lễ hội cũng từng có một khoảng thời gian bị mai một (từ năm 1958 đến năm 2004) do những lý do khách quan. Đến năm 2005, lần đầu tiên, lễ hội được phục dựng lại và tổ chức ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu; xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải; xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn và mở rộng từ quy mô gia đình, dòng họ lên cấp xã, cấp huyện. Đến nay, lễ hội đã có sự biến đổi, nâng tầm thành lễ hội của cộng đồng cầu cho mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thời gian tổ chức cũng có sự điều chỉnh, từ việc không có thời gian cố định, lễ hội đã được tổ chức từ 1 đến 3 ngày và được tổ chức hàng năm để bà con trong vùng có điều kiện tham gia vui hội trong những ngày đầu năm mới.

Thầy cúng Giàng A Su ở khu phố 1, thị trấn Trạm Tấu là người đã làm chủ lễ cho lễ hội "Gầu tào” nhiều năm nay ở huyện Trạm Tấu cho biết: "Lễ hội "Gầu tào” (tiếng Mông là Tsang hâur tox) nghĩa là: chơi ngoài trời, chơi núi, chơi đồi ngày đầu xuân. Để bảo tồn và chuẩn hóa lễ hội như hôm nay đòi hỏi những người thực hiện phải am hiểu và dành nhiều tâm huyết đối với giá trị tâm linh, văn hóa truyền thống của người dân địa phương”.

Yên Bái: Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái

Nghệ nhân Giàng A Su thực hiện nghi lễ cúng tại Lễ hội "Gầu tào"

Ông Vàng A Giao, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn cũng là người am hiểu về văn hóa truyền thống của tộc người Mông nói chung, đặc biệt là loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, chữ viết, lễ hội truyền thống. Khi biết Lễ hội truyền thống của dân tộc mình được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ông Giao vô cùng vui mừng: "Lễ hội "Gầu tào” giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông. Các nghệ nhân, thầy cúng, những người am hiểu và toàn thể cộng đồng người Mông đều hiểu và thực hành được các quy trình diễn ra lễ hội, cộng đồng tự trao truyền và kế tục qua các đời. Nay Lễ hội được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần quan trọng khẳng định giá trị di sản, đồng thời để mỗi người dân chúng tôi thêm tự hào và ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản bền vững.

Lễ hội tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị đã được tiến hành từ cuối tháng Chạp năm trước. Để tổ chức thành công lễ hội "Gầu tào” thì phải có chủ lễ và những người giúp việc chuẩn bị các lễ vật. Những người được lựa chọn phải là những người có gia cảnh yên ấm, cuộc sống hạnh phúc, con cháu đủ đầy, kinh tế khá giả.

Trong lễ hội "Gầu tào”, cây nêu là một biểu tượng quan trọng nhất. Đây được xem như một biểu tượng "thông quan” giữa con người với thần linh, giữa con người với các thế lực siêu nhiên. Cây nêu được dựng lên trên một khoảng đất thoáng rộng, trang trí với màu sắc sặc sỡ, tượng trưng cho sự tươi đẹp của đất trời, thiên nhiên, hoa trái… Bà con gần xa đi chợ tết, vui chơi nhìn thấy cây nêu là biết sắp có lễ hội, chuẩn bị váy áo tham gia vui tết, đón xuân, dự hội.

Lễ hội "Gầu tào” được thực hành rất chu đáo từ khâu chuẩn bị đến quá trình diễn ra nghi lễ. Phần lễ trịnh trọng, trang nghiêm với các nghi thức cúng truyền thống cầu mong cho gia đình, cộng đồng năm mới bình an, mạnh khỏe, ấm no, đủ đầy.

Tiếp đến là phần hội diễn ra rất sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như: đua ngựa, bắn nỏ, đánh quay, ném pao, đánh cầu lông gà, kéo co, đẩy gậy, thi trình diễn các điệu khèn, thi giã bánh dày, thi dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải...

Người Mông coi việc thực hành các trò chơi, các hoạt động nghệ thuật trình diễn này không chỉ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng hiện tại mà đó còn là những hình thức thể hiện tài năng, biểu diễn nghệ thuật truyền thống để dâng lên các vị thần, để các vị thần chứng giám cuộc sống thực tế của cộng đồng, vui niềm vui chung của cộng đồng. Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong lễ hội đã thực sự trở thành một chất keo kết dính mỗi cá nhân vào cộng đồng, cùng hướng về cội nguồn và nuôi dưỡng ý thức gắn kết cộng đồng, quê hương, quốc gia - dân tộc.

Có thể khẳng định, Lễ hội "Gầu tào” của người Mông ở tỉnh Yên Bái là một thành tố văn hóa dân gian đặc trưng của tộc người, là sự sáng tạo, tích luỹ, trao truyền trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của tộc người. Lễ hội này là sản phẩm độc đáo của cộng đồng, hội tụ nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc trưng, được kiểm nghiệm và thẩm định qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian văn hóa. Bởi thế, nó thể hiện nhiều giá trị độc đáo, riêng biệt. Tất cả đều toát lên tính nhân văn sâu sắc, triết lý sâu xa, thể hiện nguyện vọng chân chính của cộng đồng tộc người luôn mong muốn vươn tới các giá trị chân - thiện - mỹ.

Yên Bái: Lễ hội “Gầu tào”   niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái
Yên Bái: Lễ hội “Gầu tào”   niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Trạm Tấu và đông đảo nhân dân, du khách thưởng thức màn múa khèn tại Lễ hội "Gầu tào".

Tỉnh Yên Bái đã xác định Lễ hội "Gầu tào” là một sản phẩm du lịch trong tương lai, bởi vậy, để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản, đưa di sản trở thành một trong những sản phẩm du lịch tiêu biểu, biến di sản thành tài sản phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương, Lễ hội "Gầu tào” đã được đưa vào nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển của tỉnh, giúp di sản được bảo tồn và phát huy hiệu quả, bền vững nhất.

Cùng với đó, tại các trường học trên địa bàn tỉnh đều phổ biến tài liệu Giáo dục địa phương, trong đó có giới thiệu về lễ hội "Gầu tào”, coi đó là di sản văn hóa tiêu biểu của cộng đồng người Mông cư trú ở tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, trong định hướng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn đến năm 2030 đều đưa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch vào nhiệm vụ trọng tâm, mà trong đó văn hóa Mông được coi là điểm nhấn, lễ hội "Gầu tào” là một trong những di sản đó.

Đến hôm nay, lễ hội "Gầu tào” chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thêm một lần nữa khẳng định lễ hội là giá trị bản sắc, là tâm hồn, là niềm tự hào lớn lao của cộng đồng người Mông Yên Bái. Đây sẽ là động lực quan trọng để cộng đồng người Mông tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác gìn giữ và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc gắn với phát triển du lịch, văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Nguồn: Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái

Thanh Chi
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 14/1, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc tết cán bộ, chiến sĩ và một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

"Mỗi điểm dừng chân đều được thắp sáng dưới ánh điện, trong không khí đêm sâu lắng, lời thuyết minh dường như giàu cảm xúc hơn giúp du khách tập trung cảm nhận câu chuyện của lịch sử…" - đó là ấn tượng để lại khi đến tham quan di tích Đồi A1 vào buổi tối.
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

81 lô đất tại huyện Phong Điền và Phú Lộc, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 1 và tháng 2/2025. Giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Sáng nay (12/1), tại trung tâm xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ phối hợp với Công ty TNHH MTV Thiện Nguyện Sun For Life tổ chức chương trình “Chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng” tặng quà tết đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và học sinh trên địa bàn.
Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Tại một góc xa xôi của vùng biên giới thuộc xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé), điểm trường bản Tả Khoa Pá có lớp học ghép của 10 em nhỏ thuộc ba độ tuổi khác nhau: 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi. Đây không chỉ là nơi tiếp nhận tri thức đầu đời mà còn là không gian ấm áp giữa thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện thiếu thốn.
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025, sáng 11/1, tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, UBND TP. Điện Biên Phủ tổ chức hội thi ẩm thực với chủ đề “Hương sắc Điện Biên”.

Các tin khác

Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng chất thải chăn nuôi, tăng thu nhập… là những lợi ích từ việc nuôi trùn quế (còn gọi là giun quế) bằng chất thải, phụ phẩm nông nghiệp để cho ra loại phân bón hữu cơ có giá trị.
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh đào khoe sắc”, Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 sẽ khai mạc vào 8 giờ 30 phút ngày 11/1 tại đảo hoa, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được UBND TP. Điện Biên Phủ gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho lễ hội thành công tốt đẹp.
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Giữa nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ dần mai một. Song, với những nỗ lực trao truyền đến nay dưới nhiều nếp nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên, những đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị vẫn nhịp nhàng, bền bỉ giữ tiếng thoi đưa…
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Đến với thị xã Mường Lay những ngày này, du khách không chỉ được hòa mình trong tiếng hò reo và nhịp chèo xé nước của các đội đua thuyền đuôi én, mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn, lướt ván hấp dẫn mà còn được chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống đặc sắc…
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Sau thời gian dài chờ đợi, những hộ dân tại khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét thuộc các bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông) đã được di dời đến khu tái định cư Huổi Po. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi được chuyển đến nơi ở mới an toàn, rộng rãi, đầy đủ cơ sở hạ tầng.
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ấn tượng Điện Biên

Ấn tượng Điện Biên

Điện Biên - vùng đất biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng và sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. Những cung đường đèo uốn lượn bên bản làng ẩn hiện giữa mây núi, mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc chính là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là những tín đồ phượt đam mê tìm hiểu, khám phá.
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, người làm nông nghiệp tại Điện Biên đã và đang đầu tư nguồn lực hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Trường Mầm non Sín Thầu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) là nơi trẻ em vùng đất cực Tây bắt đầu hành trình học tập, là mái nhà ấm áp nuôi dưỡng tương lai. Điều đặc biệt tại ngôi trường này chính là vườn rau xanh, không chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang lại những bài học quý giá về thiên nhiên và lao động cho các bé.
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Na Sang là xã vùng cao thuộc huyện Mường Chà, đã chuyển mình ngoạn mục nhờ những triền núi tràn ngập dứa ngọt. Từ một vùng đất khô cằn, người dân đã tìm ra ánh sáng kinh tế nhờ loại cây trồng mang tính đột phá này.
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Sáng 30/12, tại Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức phát động Cuộc vận động "Học sinh Điện Biên nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học ".
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Thịt sấy một trong những món đặc sản ngày tết của không ít gia đình ở vùng cao Tây Bắc. Cũng bởi vậy mà vào mỗi mùa tết, các cơ sở chế biến loại đặc sản này trở nên tất bật hơn để phục vụ nhu cầu thị trường.
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng thuộc huyện Nậm Pồ, được hình thành và đi vào hoạt động khoảng 2 năm. Nhờ phát triển du lịch, nhiều nghề truyền thống dần phục hồi. Trong đó có nghề dệt thổ cẩm.
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

UBND TP. Hà Nội vừa giao 19.727,5 m2 đất cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả. Đặc biệt, mùa đông không kéo dài, không có mưa phùn và thường kết thúc sớm; trong năm có cường độ ánh sáng lớn giúp cây trồng ra hoa, đậu quả thuận lợi.
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Ở nơi cực Tây của Tổ quốc - huyện Mường Nhé, có hai người lính đặc biệt. Họ là bác sĩ đồng thời là chiến sĩ mang quân hàm xanh. Mỗi người gắn với câu chuyện khác nhau, nhưng chung một tâm nguyện: Bảo vệ sức khỏe và đồng hành cùng đồng bào nơi biên giới.
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động