Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Sau thời gian dài chờ đợi, những hộ dân tại khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét thuộc các bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông) đã được di dời đến khu tái định cư Huổi Po. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi được chuyển đến nơi ở mới an toàn, rộng rãi, đầy đủ cơ sở hạ tầng.

Tháng 6/2024, UBND huyện Điện Biên Đông chính thức bàn giao mặt bằng khu tái định cư Huổi Po cho xã Keo Lôm, đồng thời yêu cầu UBND xã nhanh chóng triển khai công tác vận động, hỗ trợ các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.

UBND xã Keo Lôm đã phối hợp cùng ba bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III tổ chức các cuộc họp dân thống nhất phương án và thời gian di chuyển các hộ dân đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét đến điểm tái định cư.

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Toàn cảnh điểm tái định cư Huổi Po, xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông).

Ông Vàng A Bông, Chủ tịch UBND xã Keo Lôm cho biết: “Sau các cuộc họp với dân, chúng tôi đã thống nhất chia thành ba đợt di chuyển. Đợt 1 có 37 hộ, đợt 2 có 11 hộ và đợt 3 có 1 hộ. Đến nay, 49 hộ dân hoàn thành việc di chuyển, dựng nhà và đang dần ổn định cuộc sống tại khu tái định cư Huổi Po”.

Khu tái định cư Huổi Po có diện tích gần 3ha, được bố trí cách bản cũ khoảng 7km. Tại đây, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng đầy đủ, gồm điện, đường giao thông liên bản, đường bê tông nội bản, nhà văn hóa, trường mầm non và công trình cấp nước sinh hoạt. Mỗi hộ dân được cấp 400m² đất ở, rộng rãi hơn nhiều so với nơi ở cũ.

Trước đây, tại bản Suối Lư II, gia đình anh Lò Văn Tôn sinh sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, cách dòng suối Lư khoảng 5m. Mùa mưa đến, nước suối dâng cao ngập hết gầm sàn, gia đình anh phải di chuyển tài sản và các vật dụng cần thiết đến ở nhờ nhà khác. Cả mùa mưa, anh Tôn đều thấp thỏm lo âu, cầu mong nước lũ không cuốn trôi ngôi nhà – tài sản lớn nhất của gia đình. Chính vì vậy khi chính quyền địa phương có chủ trương di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy cơ thiên tai, anh Tôn không đắn đo, suy nghĩ mà đăng ký di chuyển. Đến cuối tháng 6/2024, hộ anh Lò Văn Tôn là một trong những gia đình đầu tiên di chuyển đến khu tái định cư Huổi Po.

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Tết Nguyên đán năm 2025, gia đình anh Lò Văn Tôn sẽ đón Tết trong ngôi nhà mới, tại khu tái định cư Huổi Po.

Cuối tháng 8/2024, sau khi hoàn tất việc di dời, anh Lò Văn Tôn dựng tạm một lán nhỏ trên mảnh đất tái định cư, đồng thời thuê thợ xây dựng nhà mới. Đến nay, ngôi nhà sàn mới, kiên cố đã hoàn thành hơn 80%. Dự kiến trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngôi nhà sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Anh Lò Văn Tôn phấn khởi chia sẻ: “Gia đình tôi rất vui mừng khi được di chuyển đến khu tái định cư Huổi Po. Tại đây, chỗ ở rộng rãi và an toàn. Tết Nguyên đán năm 2025, gia đình tôi sẽ chính thức chuyển vào ngôi nhà mới, yên tâm với một khởi đầu mới”.

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Hộ ông Lò Văn Hinh, bản Suối Lư II làm nhà mới tại điểm tái định cư Huổi Po.

Bên cạnh nhà anh Tôn, ông Lò Văn Hinh đang giám sát đội thợ mộc dựng ngôi nhà sàn mới tại điểm tái định cư Huổi Po. Theo chia sẻ của ông Hinh thì ở đây tốt hơn nơi ở cũ rất nhiều. Trước đây, ở bản cũ chật chội, nhà cửa san sát. Khi trời mưa, nước mưa từ mái nhà này chảy xuống mái nhà khác; thậm chí 2 nhà chỉ cách nhau 1 bước chân là chuyện bình thường. Ông Hinh không có đất, phải mượn đất người thân làm nhà tạm. Nhà ông có 5 người chen chúc nhau trong ngôi nhà sàn khoảng 50m2. Giờ đây, về nơi ở mới, mỗi hộ được cấp 400m2 đất ở, ngoài diện tích dựng nhà, người dân còn có đất để làm sân, làm vườn trồng rau, rộng rãi và thoái mái. Thêm vào đó, khu tái định cư được chính quyền đầu tư hạ tầng đồng bộ phục vụ cuộc sống.

Ông Lò Văn Mười, người dân bản Suối Lư III cho biết: “Điều khiến tôi hài lòng nhất khi chuyển về nơi ở mới là vị trí gần khu vực sản xuất. Trước đây, bản cũ cách nương khoảng 6 - 7km. Vì khoảng cách quá xa, có thời điểm người dân thường xuyên phải ngủ lại ở lán nương. Nhưng giờ đây, điểm tái định cư Huổi Po nằm sát khu vực canh tác, thuận tiện cho bà con”.

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Người dân điểm tái định cư Huổi Po sơ chế củ sắn.

Hiện tại, các hộ dân tại khu tái định cư Huổi Po đã cơ bản hoàn tất việc di dời, tập trung dựng nhà và dần ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, một nhu cầu cấp thiết đang được người dân mong đợi là việc chính quyền các cấp sớm quyết định thành lập bản mới. Từ đó bầu ra các vị trí lãnh đạo như bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng ban MTTQ… đảm bảo quản lý và điều hành hoạt động của bản. Đồng thời, người dân cũng mong nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền trong việc triển khai các mô hình sản xuất, tạo sinh kế lâu dài.

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Đường bê tông nội bản tại khu tái định cư Huổi Po được đầu tư kiên cố, đồng bộ.

Hiện tại, khu tái định cư Huổi Po có 74 hộ dân gồm: 25 hộ sở tại và 49 hộ mới chuyển đến. Thời gian tới, UBND xã Keo Lôm sẽ kiến nghị UBND huyện sớm xem xét, quyết định thành lập bản mới nhằm đảm bảo các hoạt động được tổ chức chặt chẽ và hiệu quả. Đồng thời, UBND xã sẽ nghiên cứu, rà soát và sử dụng nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống tại nơi ở mới.

Nguồn: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Nhật Phương
baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Đến với thị xã Mường Lay những ngày này, du khách không chỉ được hòa mình trong tiếng hò reo và nhịp chèo xé nước của các đội đua thuyền đuôi én, mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn, lướt ván hấp dẫn mà còn được chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống đặc sắc…
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Sau thời gian dài chờ đợi, những hộ dân tại khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét thuộc các bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông) đã được di dời đến khu tái định cư Huổi Po. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi được chuyển đến nơi ở mới an toàn, rộng rãi, đầy đủ cơ sở hạ tầng.

Các tin khác

Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ấn tượng Điện Biên

Ấn tượng Điện Biên

Điện Biên - vùng đất biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng và sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. Những cung đường đèo uốn lượn bên bản làng ẩn hiện giữa mây núi, mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc chính là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là những tín đồ phượt đam mê tìm hiểu, khám phá.
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, người làm nông nghiệp tại Điện Biên đã và đang đầu tư nguồn lực hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Trường Mầm non Sín Thầu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) là nơi trẻ em vùng đất cực Tây bắt đầu hành trình học tập, là mái nhà ấm áp nuôi dưỡng tương lai. Điều đặc biệt tại ngôi trường này chính là vườn rau xanh, không chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang lại những bài học quý giá về thiên nhiên và lao động cho các bé.
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Na Sang là xã vùng cao thuộc huyện Mường Chà, đã chuyển mình ngoạn mục nhờ những triền núi tràn ngập dứa ngọt. Từ một vùng đất khô cằn, người dân đã tìm ra ánh sáng kinh tế nhờ loại cây trồng mang tính đột phá này.
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Sáng 30/12, tại Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức phát động Cuộc vận động "Học sinh Điện Biên nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học ".
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Thịt sấy một trong những món đặc sản ngày tết của không ít gia đình ở vùng cao Tây Bắc. Cũng bởi vậy mà vào mỗi mùa tết, các cơ sở chế biến loại đặc sản này trở nên tất bật hơn để phục vụ nhu cầu thị trường.
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng thuộc huyện Nậm Pồ, được hình thành và đi vào hoạt động khoảng 2 năm. Nhờ phát triển du lịch, nhiều nghề truyền thống dần phục hồi. Trong đó có nghề dệt thổ cẩm.
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

UBND TP. Hà Nội vừa giao 19.727,5 m2 đất cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả. Đặc biệt, mùa đông không kéo dài, không có mưa phùn và thường kết thúc sớm; trong năm có cường độ ánh sáng lớn giúp cây trồng ra hoa, đậu quả thuận lợi.
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Ở nơi cực Tây của Tổ quốc - huyện Mường Nhé, có hai người lính đặc biệt. Họ là bác sĩ đồng thời là chiến sĩ mang quân hàm xanh. Mỗi người gắn với câu chuyện khác nhau, nhưng chung một tâm nguyện: Bảo vệ sức khỏe và đồng hành cùng đồng bào nơi biên giới.
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Cảnh quan tươi đẹp, xanh sạch, văn minh; hạ tầng đồng bộ, khang trang với điện, đường, trường, trạm hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện… Đó là "trái ngọt" từ sự đoàn kết, quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nông đặc sản, Điện Biên đã và đang chỉ đạo các cấp, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất tìm kiếm, mở rộng thị trường. Nhiều sản phẩm địa phương đã được hỗ trợ, kết nối thị trường, giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng nên những năm qua hơn 700ha rừng bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa, TX. Mường Lay được giao quản lý, bảo vệ luôn xanh tốt.
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch là hướng đi được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm thực hiện. Tại Điện Biên, với cộng đồng 19 dân tộc anh em, mỗi dân tộc là chủ nhân của những kho tàng văn hóa khác nhau. Đây là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để Ðiện Biên có sản phẩm du lịch phong Phú, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới có địa hình phức tạp, dân cư sống rải rác, thưa thớt nên việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn, bản vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Khắc phục trở ngại, tỉnh đã và đang phối hợp chặt chẽ với ngành điện huy động tối đa nguồn lực phấn đấu đến năm 2025 đạt 98% thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động