Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa
Hành trình phát triển mô hình trồng dứa ở Na Sang bắt đầu từ năm 2015, khi giống dứa Queen được đưa về trồng thử nghiệm trên diện tích 50ha. Tuy nhiên, những ngày đầu của hành trình trồng dứa không hề dễ dàng. Người dân phải đầu tư cao cho giống cây và phân bón.
Mỗi cây giống khi đó có giá từ 500 - 700 đồng, trong khi 1.000m2 đất trung bình trồng được 5.000 cây dứa giống, tốn đến 10 bao phân cho 2 lần bón. Để hỗ trợ, địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội đã vào cuộc, giúp bà con vay vốn với lãi suất hỗ trợ, giảm bớt áp lực tài chính
Không chỉ vấn đề vốn, người dân còn gặp khó khăn về kỹ thuật trồng dứa. Ban đầu, một số gia đình tự học hỏi kinh nghiệm từ địa phương khác hoặc những người đi trước. Sau này, các đợt tập huấn trồng trọt được tổ chức, trang bị cho bà con kiến thức về cách bón phân và chăm sóc dứa.
Ban đầu, mỗi cây dứa giống có giá từ 500 - 700 đồng. |
Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt là một trở ngại đối với mở rộng diện tích trồng dứa. Những trận mưa lớn không chỉ khiến đường đồi trở nên trơn trượt, cản trở việc vận chuyển, mà còn đẩy bà con vào cảnh "chạy đua" để thu hoạch trước khi quả bị hỏng. Bằng sự kiên cường, học hỏi kinh nghiệm, người dân Na Sang dần vượt qua thử thách, từng bước biến cây dứa thành nguồn thu nhập ổn định.
Nhận thấy tiềm năng của mô hình trồng dứa, huyện Mường Chà đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển của những đồi dứa trên địa bàn. Mô hình HTX trồng dứa được thành lập tại xã Na Sang và Sa Lông năm 2017. Đây chính là bước ngoặt giúp bà con tiêu thụ sản phẩm ổn định, hướng tới xây dựng chuỗi giá trị từ trồng trọt đến chế biến dứa...
Năm 2018, dứa Na Sang được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Đến năm 2020, sản phẩm tiếp tục được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao - một minh chứng rõ nét cho giá trị của trái dứa trên đất Mường Chà.
Dứa trồng trên sườn đồi nên việc thu hoạch, di chuyển khá vất vả đặc biệt vào mùa mưa. |
HTX Na Sang đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp lớn như Công ty Tấn Phát (Nam Định), Doanh nghiệp Á Châu (Lào Cai), và Công ty Đồng Giao (Ninh Bình). Những hợp đồng này không chỉ mở ra thị trường rộng lớn mà còn giúp bà con an tâm sản xuất. Ngoài việc cung cấp cho các công ty thu mua, người dân còn mang dứa ra bán ngoài trục đường lớn, mỗi quả dứa sẽ có giá dao động từ 7.000 - 20.000 đồng.
Hiện nay, diện tích trồng dứa ở Na Sang và các xã lân cận đã đạt 320ha, với năng suất trung bình 30 tấn/ha. Tổng sản lượng mỗi năm hơn 9.000 tấn, mang lại doanh thu khoảng 45 tỷ đồng. Với mức giá bán trung bình 5.000 đồng/kg, mỗi héc ta dứa mang về doanh thu 150 triệu đồng, trong đó lãi ròng khoảng 80 triệu đồng.
Một số hộ gia đình mang dứa ra trục đường chính bán lẻ |
Anh Quàng Văn Việt, Trưởng bản Na Sang chia sẻ: Việc trồng dứa đã giúp nhiều hộ gia đình ở bản Na Sang thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Không chỉ trồng trọt, bà con còn biết kết hợp chăn nuôi, tạo ra nguồn thu nhập đa dạng. Các hộ gia gia đình sau mùa vụ đã tự sản xuất cây giống, giảm bớt chi phí đầu vào, từ đó tăng hiệu quả kinh tế.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Chà: Huyện đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng dứa lên hơn 500ha, trong đó xã Na Sang dự kiến tăng 100ha. Bên cạnh đó, việc chế biến sâu các sản phẩm từ dứa như dứa đóng lon, nước dứa đóng chai, dứa sấy dẻo và mứt dứa cũng được đặt ra như những mục tiêu lâu dài.
Để hiện thực hóa những định hướng này, huyện Mường Chà đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể như: Duy trì các đối tác tiêu thụ truyền thống, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao công suất chế biến, và hỗ trợ bà con áp dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc cân đối sản lượng, thu hoạch rải vụ cũng được chú trọng nhằm giảm áp lực tiêu thụ lúc cao điểm.
Những trái dứa ngọt trên triền núi Na Sang giờ đây không chỉ là biểu tượng của sự đổi thay mà còn là niềm tự hào của một vùng đất biên cương. Trong tương lai, với những định hướng và chiến lược rõ ràng, mô hình trồng dứa tại đây hứa hẹn phát triển mạnh mẽ hơn, mang lại những mùa vàng bội thu và mở ra cơ hội mới cho người dân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu
Địa phương 02/01/2025 06:10
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa
Địa phương 01/01/2025 08:00
Các tin khác
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học
Địa phương 30/12/2024 15:10
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết
Địa phương 27/12/2024 05:00
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống
Địa phương 25/12/2024 07:00
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự
Địa phương 24/12/2024 07:05
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở
Địa phương 24/12/2024 06:00
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó
Địa phương 23/12/2024 06:00
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao
Địa phương 17/12/2024 14:48
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản
Địa phương 17/12/2024 05:02
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản
Địa phương 14/12/2024 10:53
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách
Địa phương 13/12/2024 10:41
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao
Địa phương 11/12/2024 15:05
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc
Địa phương 10/12/2024 10:17
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận
Địa phương 07/12/2024 09:52
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện
Địa phương 06/12/2024 11:13
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức
Địa phương 06/12/2024 06:15
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân
Địa phương 02/12/2024 20:07
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00