Yên Bái: Cây giống mới giúp làm giàu nhà nông Mù Cang Chải
Đến nay, Mù Cang Chải có khoảng 39,5 ha rau, nấm sản xuất hàng hóa; sản lượng trên 1.200 tấn sản phẩm/năm. |
Là địa phương vùng cao kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên việc khuyến khích nông dân phát triển các mô hình áp dụng KHCN vào sản xuất được huyện Mù Cang Chải đặc biệt quan tâm. Việc tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế; mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - công nghệ (KHCN) cho nông dân; triển khai thực hiện và nhân rộng các dự án khoa học… đã giúp nông nghiệp Mù Cang Chải có thêm các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thông qua xây dựng mô hình trình diễn, nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp như: mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, trồng hoa hồng, lê, hồng giòn, đào chín sớm, nấm, cà chua, lúa đặc sản địa phương, chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học..., góp phần để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt mức tăng trưởng bình quân từ 5,5%/năm trở lên.
Nhờ chọn được các giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương và nhu cầu của người tiêu dùng nên hiện nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 116 ha sản xuất hoa hồng và rau màu hàng hóa, trong đó có 76,5 ha hoa hồng cho sản lượng khoảng gần 23 triệu bông/năm; rau, nấm sản xuất hàng hóa có khoảng 39,5 ha, sản lượng trên 1.200 tấn; trên 700 ha lúa chất lượng cao cho sản lượng khoảng 2.600 tấn/năm (lúa Shéng cù 300 ha, tập trung chủ yếu tại 3 xã Khao Mang, Nậm Có, Cao Phạ và trên 400 ha lúa nếp Tan, tập trung tại 2 xã Nậm Có, Cao Phạ).
Huyện còn triển khai 2 dự án liên kết trồng mới và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới (cây lê, cây hồng không hạt Fuyu) tại 4 xã: Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Púng Luông và Dế Xu Phình với tổng diện tích 84,1 ha, đưa tổng diện tích cây ăn quả của Mù Cang Chải lên 434 ha.
Hồng giòn Fuyu chính là loại cây mà gia đình ông Thào Nhà Của ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt tham gia trong dự án trồng thử nghiệm tại hơn 1ha đất vườn. Đến nay, gia đình ông Của đã có trên 80 gốc hồng, sản lượng đạt khoảng 2 tấn quả/năm, giúp gia đình doanh thu trên 80 triệu đồng tiền hồng/năm.
Ông Thào Nhà Của cho biết: Tôi đã được học và áp dụng KHKT trong trồng, chăm sóc cây hồng giòn như: lựa chọn cây giống, trồng đúng quy định về khoảng cách, bón phân định kỳ, cắt tỉa cành lá, phát hiện và diệt sâu thủ công, chú trọng đến việc thu hoạch đúng thời điểm... Vì thế, cây hồng giòn của gia đình luôn phát triển khỏe mạnh. Năm nay, gia đình dự kiến sẽ thu hoạch được trên 3 tấn quả, tăng so với vụ trước khoảng 1 tấn.
Giốn hồng giòn Fuyu đã được nhiều gia đình tại xã Nậm Khắt lựa chọn là loại cây phát triển kinh tế. Hiệu quả của giống quả này không chỉ ở việc nó là loại cây mới phù hợp với tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương mà còn góp phần nâng cao trình độ thâm canh, chăm sóc của người dân đối với cây ăn quả.
Lãnh đạo xã Nậm Khắt thăm mô hình trồng hồng giòn của ông Thào Nhà Của ở bản Nậm Khắt. |
Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh, Nậm Khắt đã xuất hiện nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng thu nhập bình quân đạt khoảng 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 12,47%. Nậm Khắt phấn đấu hết năm 2024 trở thành xã đầu tiên của huyện về đích nông thôn mới.
Ông Thào A Phềnh - Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt chia sẻ: "Nậm Khắt luôn đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Nhất là từ năm 2021 đến nay, xã đã tạo mọi điều kiện cho các hợp tác xã, người dân có cơ hội chuyển đổi và phát triển các mô hình kinh tế trên địa bàn có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân".
Cùng với tăng cường công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng phù hợp với sản xuất hữu cơ trên địa bàn, huyện còn khuyến khích người dân sử dụng các loại giống có nguồn gốc rõ ràng, kháng sâu bệnh hoặc ít nhiễm sâu bệnh, sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt.
Cụ thể, người dân Mù Cang Chải đã lựa chọn bộ giống lúa chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan vào thử nghiệm như: Việt lai 20, ĐS1, Shéng cù, Nếp tan, ADI73...; bộ giống ngô: NK66, AG59, CP3Q, GS9989, ngô nếp MX4, MX10…
Qua ứng dụng KHKT vào sản xuất đã cho kết quả khả quan, như đánh giá của ông Hoàng Văn Hân - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải; "Các giống lúa, giống ngô Mù Cang Chải đưa vào trồng thử nghiệm đã cho năng suất, chất lượng cao, ổn định, ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ ở địa phương và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhằm mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, góp phần thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện” -
Tin liên quan
Gấp rút mua sắm camera giám sát an toàn giao thông 15/01/2025 15:36
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông
Địa phương 15/01/2025 16:05
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ
Địa phương 14/01/2025 15:05
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2
Địa phương 14/01/2025 14:24
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng
Địa phương 14/01/2025 12:06
Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá
Địa phương 14/01/2025 07:00
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”
Địa phương 12/01/2025 07:00
Các tin khác
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế
Địa phương 11/01/2025 13:00
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội
Địa phương 09/01/2025 14:16
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa
Địa phương 09/01/2025 07:05
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc
Địa phương 08/01/2025 07:05
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Địa phương 08/01/2025 06:00
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản
Địa phương 08/01/2025 05:00
Ấn tượng Điện Biên
Địa phương 05/01/2025 06:00
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững
Địa phương 04/01/2025 11:07
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu
Địa phương 02/01/2025 06:10
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa
Địa phương 01/01/2025 08:00
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học
Địa phương 30/12/2024 15:10
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết
Địa phương 27/12/2024 05:00
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống
Địa phương 25/12/2024 07:00
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự
Địa phương 24/12/2024 07:05
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở
Địa phương 24/12/2024 06:00
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó
Địa phương 23/12/2024 06:00
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00