Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay

Dưới sự giúp đỡ, chỉ dẫn của Hội Người mù tỉnh Yên Bái và hơn hết là nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan, không sợ hãi, đầu hàng trước nghịch cảnh khi phải sống chung với bóng tối, những người khiếm thị Yên Bái đã biến đôi bàn tay thành “đôi mắt sáng” để từng bước vượt qua sự tăm tối của số phận, tìm được ánh sáng riêng cho cuộc đời mình.
Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay
Chị Vũ Thị Bắc ở thôn 5, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn hàng ngày ngoài làm nghề tẩm quất, mát xa vẫn chủ động phát triển chăn nuôi.

Vượt lên bóng tối

Chúng tôi gặp chị Vũ Thị Bắc người khiếm thị tại thôn 5, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn một ngày mưa tháng 8 khi chị đang cho gà, vịt ăn. Nghe thấy tiếng bước chân có khách đến nhà, chị vội buông tay, nhanh nhảu vào nhà tươi cười chào hỏi.

Lúc sinh ra, chị Bắc cũng bình thường như bao trẻ em khác cho đến khi lên 3 tuổi, trong một trận ốm bị biến chứng khiến mắt chị chỉ còn có thể nhìn thấy mờ mờ trong phạm vi 1 - 2 m. Sinh sống ở một xã nông thôn miền núi, lớn lên, chị Bắc cũng chỉ biết lao động, kiếm tiền bằng cách chăn nuôi gà, vịt, vì vậy, thu nhập không cao, cảnh thiếu trước hụt sau diễn ra thường xuyên. Cuộc sống thật sự khó khăn đối với một người khiếm thị lại đơn thân nuôi con như chị.

Chị Bắc kể, cuộc đời chị bước sang trang mới kể từ năm 2016 khi chị được tham gia lớp học tẩm quất, mát xa do Hội Người mù tỉnh Yên Bái tổ chức. Thấy đây là một cơ hội, ngành nghề phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe của mình, chị tham gia liên tục nhiều khóa học từ cơ bản đến nâng cao suốt 2 năm. Năm 2018, chị chính thức mở cơ sở tẩm quất, mát xa tại nhà.

Chị Bắc tâm sự: "Ban đầu mở quán tẩm quất, mát xa tôi không có khách đâu. Nhiều người nói người lành còn chẳng ăn ai nữa là đến cho người mù làm. Nhưng từ những người khách ban đầu đến tẩm quất, mát xa thấy hiệu quả dần dần người này giới thiệu người khác, tôi đông khách dần”.

Câu chuyện của chị Bắc khiến chúng tôi không khỏi xúc động. Để có thêm những minh chứng thuyết phục về hành trình vượt khó vươn lên trong cuộc sống của người khiếm thị trên địa bàn tỉnh, chúng tôi quay về thành phố Yên Bái gặp anh Phạm Huy Cảnh ở tổ dân phố số 10, phường Minh Tân.

Chung số phận với chị Bắc, anh Cảnh được nhìn thấy ánh sáng cho đến năm 3 tuổi. Nhưng câu chuyện cuộc đời anh lại có nhiều éo le, ngang trái hơn khiến chúng tôi không khỏi xót xa. Không may mắn như chị Bắc vẫn nhìn thấy thế giới mờ mờ, biến chứng bệnh khi nhỏ đã cướp đi hoàn toàn ánh sáng của cuộc đời anh Cảnh.

Trưởng thành, anh lập gia đình được 9 năm thì người vợ bỏ đi để lại cho anh đứa con thơ. Một mình anh vật lộn nuôi con khôn lớn. Biến cố tiếp tục ập đến khi năm 2014 mẹ anh bị tai biến, năm 2016 bố anh mất. Vậy là mình anh phải gồng gánh tìm một công việc nuôi mẹ và con trai.

Kể lại câu chuyện cuộc đời mình, anh Cảnh ngậm ngùi: "Có lẽ, thứ xa xỉ nhất với tôi trong cuộc sống này chính là ánh sáng. Bởi ánh sáng tồn tại với tôi trong thời gian quá ngắn ngủi, khi tôi chưa nhận thức rõ. Hoàn cảnh tôi khó khăn, Hội Người mù tỉnh cho tôi tham gia học lớp chữ nổi, lớp máy tính và lớp tẩm quất, xoa bóp. Từ đó đến nay tôi mở cơ sở tẩm quất, xoa bóp tại nhà, thu nhập được khoảng 5 triệu đồng/tháng. Dù chưa nhiều nhưng đây là nguồn thu ổn định, tự tay mình kiếm ra để nuôi sống gia đình. Hy vọng dần dần với sự nỗ lực của bản thân và tay nghề nâng cao, được nhiều người ủng hộ tôi sẽ đông khách hơn, thu nhập cao hơn”.

Cũng như chị Bắc, anh Cảnh, đôi mắt không còn sáng nhưng bù lại anh Nguyễn Ngọc Khuyến ở tổ dân phố số 8, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái có đôi tay khỏe mạnh, dẻo dai, tinh tế để thắp lên áng sáng cuộc đời mình. Học nghề tẩm quất xoa bóp từ ông nội, sau này khi hành nghề được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Hội Người mù tỉnh anh đã trở thành một trong những tấm gương điển hình, thành công nhất với nghề tẩm quất, mát xa trên địa bàn tỉnh Yên Bái và nhiều tỉnh lân cận. Những kiến thức, kinh nghiệm xoa bóp, tẩm quất lâu năm giúp anh Khuyến thành thạo xác định điểm đau, xoa bóp, bấm huyệt phục hồi chức năng, chữa một số bệnh thông thường, hiệu quả cho khách hàng. Điều đó giúp cho cơ sở tẩm quất, mát xa của anh trụ vững với doanh thu trung bình 50 triệu đồng/tháng.

Đồng hành mở "lối sáng”

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 830 người khiếm thị và họ vẫn còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là bài toán hóc búa khởi nghiệp, làm kinh tế. Tuy nhiên, ngay trong câu chuyện của chị Bắc, anh Cảnh, anh Khuyến chúng ta có thể thấy một phần lời giải cho bài toán này. Đó chính là sự đồng hành, mở lối của tổ chức Hội Người mù tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết: "Hội Người mù tỉnh hiện có 276 hội viên. Trải qua 10 năm hình thành, phát triển, Hội luôn nỗ lực đồng hành, sẻ chia để những người khiếm thị Yên Bái không bao giờ đơn độc trong hành trình vượt qua khó khăn. Đặc biệt Hội luôn quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho cộng đồng người khiếm thị trên địa bàn tỉnh”.

Xác định tẩm quất, xoa bóp là nghề chính để giải quyết công ăn việc làm, hiệu quả, phù hợp, đem lại thu nhập tốt cho người khiếm thị đồng thời giúp cho hội viên có cơ hội được giao lưu với khách hàng, giao lưu chia sẻ với những người cùng hoàn cảnh, tạo niềm tin vào bản thân và tổ chức Hội, Hội Người mù tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề tẩm quất, mát xa, cử nhiều hội viên đi học nâng cao tay nghề tại Trung tâm Đào tạo phục hồi chức năng của Hội Người mù Việt Nam, cử hội viên tham dự Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp toàn quốc.

Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay
Anh Nguyễn Ngọc Khuyến ở tổ dân phố số 8, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái dạy học viên kỹ thuật tẩm quất, xoa bóp.

Cầm trên tay Giấy chứng nhận đạt giải Ba, Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp toàn quốc năm 2017, anh Nguyễn Ngọc Khuyến tự hào khoe: "Được Hội Người mù tỉnh tin tưởng cử tham gia Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp toàn quốc tôi rất tự hào. Đó là cơ hội để tôi khẳng định bản thân cũng như học hỏi, nâng cao tay nghề hơn nữa. Cuộc sống của tôi không may mắn như những người mắt sáng, tuy nhiên, nhờ có công việc tẩm quất, mát xa tôi có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình, nuôi con ăn học đàng hoàng.

Những năm sống trong bóng tối giúp tôi ngộ ra cánh cửa sẽ không bao giờ đóng lại với bất cứ ai luôn nỗ lực mỗi ngày. Khắc tâm muôn vàn khó khăn thủa đầu lập nghiệp nên hiện tại bất cứ người khiếm thị nào đến học nghề tôi đều dạy miễn phí, ai có hoàn cảnh khó khăn tôi còn hỗ trợ thêm chỗ ăn, ở, sinh hoạt hàng ngày. Học xong không tự mở được cơ sở kinh doanh riêng, tôi sẽ nhận vào làm luôn”.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của những hội viên khiếm thị, hơn cả là sự đồng hành mở lối "sáng” của Hội Người mù tỉnh, đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 14 cơ sở dịch vụ tẩm quất, xoa bóp; giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 30 lao động là người khiếm thị. Các cơ sở dịch vụ xoa bóp mạnh dạn đầu tư về máy móc, thiết bị massage, phòng xông hơi nâng cao chất lượng dịch vụ xoa bóp, xây dựng giá cả hợp lý, được thị trường chấp nhận. Tổng doanh thu mỗi tháng của người khiếm thị Yên Bái trung bình từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Chia sẻ thêm về việc học tẩm quất, xoa bóp, chị Vũ Thị Bắc cho biết: "Với người khiếm thị như chúng tôi, hạnh phúc nhất là kiếm được công việc phù hợp với thể trạng và hoàn cảnh của mình. Công việc vừa giúp chúng tôi có nguồn thu nhập để lo cho bản thân, tạo niềm vui trong cuộc sống vừa để minh chứng rằng chúng tôi - những người khiếm thị "tàn nhưng không phế”, chúng tôi chỉ khiếm khuyết, bất tiện chứ không bất hạnh. Công việc tẩm quất, mát xa do Hội Người mù tỉnh tạo ra cho hội viên là một công việc phù hợp như thế. Giờ đây đã có nhiều người biết, tìm đến tôi để xoa bóp, trị bệnh. Nhờ đó thu nhập của tôi ngày càng ổn định, có tháng cao điểm tôi thu về trên dưới 10 triệu đồng”.

"Ánh sáng” đồng hành chỉ lối của Hội Người mù tỉnh vẫn đang ngày ngày được chia sẻ, lan tỏa, khẳng định sức sống, niềm tin mãnh liệt. Và từ "ánh sáng” ấy đã thắp lên biết bao nguồn sáng trên đôi bàn tay của người khiếm thị, giúp họ phấn đấu trở thành người có ích, làm chủ cuộc đời mình, thoát cảnh nghèo, không còn mặc cảm tự ti mà hòa nhập ngày càng tốt hơn vào cuộc sống, cộng đồng.

Nguồn: “Ánh sáng” từ đôi tay

Lê Thương
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

"Mỗi điểm dừng chân đều được thắp sáng dưới ánh điện, trong không khí đêm sâu lắng, lời thuyết minh dường như giàu cảm xúc hơn giúp du khách tập trung cảm nhận câu chuyện của lịch sử…" - đó là ấn tượng để lại khi đến tham quan di tích Đồi A1 vào buổi tối.
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Sáng nay (12/1), tại trung tâm xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ phối hợp với Công ty TNHH MTV Thiện Nguyện Sun For Life tổ chức chương trình “Chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng” tặng quà tết đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và học sinh trên địa bàn.
Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Tại một góc xa xôi của vùng biên giới thuộc xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé), điểm trường bản Tả Khoa Pá có lớp học ghép của 10 em nhỏ thuộc ba độ tuổi khác nhau: 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi. Đây không chỉ là nơi tiếp nhận tri thức đầu đời mà còn là không gian ấm áp giữa thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện thiếu thốn.
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025, sáng 11/1, tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, UBND TP. Điện Biên Phủ tổ chức hội thi ẩm thực với chủ đề “Hương sắc Điện Biên”.
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng chất thải chăn nuôi, tăng thu nhập… là những lợi ích từ việc nuôi trùn quế (còn gọi là giun quế) bằng chất thải, phụ phẩm nông nghiệp để cho ra loại phân bón hữu cơ có giá trị.
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh đào khoe sắc”, Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 sẽ khai mạc vào 8 giờ 30 phút ngày 11/1 tại đảo hoa, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được UBND TP. Điện Biên Phủ gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho lễ hội thành công tốt đẹp.

Các tin khác

Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Giữa nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ dần mai một. Song, với những nỗ lực trao truyền đến nay dưới nhiều nếp nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên, những đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị vẫn nhịp nhàng, bền bỉ giữ tiếng thoi đưa…
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Đến với thị xã Mường Lay những ngày này, du khách không chỉ được hòa mình trong tiếng hò reo và nhịp chèo xé nước của các đội đua thuyền đuôi én, mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn, lướt ván hấp dẫn mà còn được chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống đặc sắc…
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Sau thời gian dài chờ đợi, những hộ dân tại khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét thuộc các bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông) đã được di dời đến khu tái định cư Huổi Po. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi được chuyển đến nơi ở mới an toàn, rộng rãi, đầy đủ cơ sở hạ tầng.
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ấn tượng Điện Biên

Ấn tượng Điện Biên

Điện Biên - vùng đất biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng và sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. Những cung đường đèo uốn lượn bên bản làng ẩn hiện giữa mây núi, mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc chính là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là những tín đồ phượt đam mê tìm hiểu, khám phá.
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, người làm nông nghiệp tại Điện Biên đã và đang đầu tư nguồn lực hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Trường Mầm non Sín Thầu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) là nơi trẻ em vùng đất cực Tây bắt đầu hành trình học tập, là mái nhà ấm áp nuôi dưỡng tương lai. Điều đặc biệt tại ngôi trường này chính là vườn rau xanh, không chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang lại những bài học quý giá về thiên nhiên và lao động cho các bé.
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Na Sang là xã vùng cao thuộc huyện Mường Chà, đã chuyển mình ngoạn mục nhờ những triền núi tràn ngập dứa ngọt. Từ một vùng đất khô cằn, người dân đã tìm ra ánh sáng kinh tế nhờ loại cây trồng mang tính đột phá này.
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Sáng 30/12, tại Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức phát động Cuộc vận động "Học sinh Điện Biên nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học ".
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Thịt sấy một trong những món đặc sản ngày tết của không ít gia đình ở vùng cao Tây Bắc. Cũng bởi vậy mà vào mỗi mùa tết, các cơ sở chế biến loại đặc sản này trở nên tất bật hơn để phục vụ nhu cầu thị trường.
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng thuộc huyện Nậm Pồ, được hình thành và đi vào hoạt động khoảng 2 năm. Nhờ phát triển du lịch, nhiều nghề truyền thống dần phục hồi. Trong đó có nghề dệt thổ cẩm.
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

UBND TP. Hà Nội vừa giao 19.727,5 m2 đất cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả. Đặc biệt, mùa đông không kéo dài, không có mưa phùn và thường kết thúc sớm; trong năm có cường độ ánh sáng lớn giúp cây trồng ra hoa, đậu quả thuận lợi.
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Ở nơi cực Tây của Tổ quốc - huyện Mường Nhé, có hai người lính đặc biệt. Họ là bác sĩ đồng thời là chiến sĩ mang quân hàm xanh. Mỗi người gắn với câu chuyện khác nhau, nhưng chung một tâm nguyện: Bảo vệ sức khỏe và đồng hành cùng đồng bào nơi biên giới.
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Cảnh quan tươi đẹp, xanh sạch, văn minh; hạ tầng đồng bộ, khang trang với điện, đường, trường, trạm hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện… Đó là "trái ngọt" từ sự đoàn kết, quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nông đặc sản, Điện Biên đã và đang chỉ đạo các cấp, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất tìm kiếm, mở rộng thị trường. Nhiều sản phẩm địa phương đã được hỗ trợ, kết nối thị trường, giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động