Vay ngân hàng, công ty tài chính, nhiều người nghĩ bỏ sim, đổi chỗ ở là trốn được nợ

Nhiều người nghĩ đổi số điện thoại, chuyển chỗ ở có thể trốn được nợ vay từ ngân hàng, công ty tài chính. Thực tế không dễ như vậy..

Đủ cách "bùng" nợ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tình trạng trốn nợ các khoản vay tiêu dùng cá nhân đang có xu hướng tăng nhanh. Không ít người vay còn tập hợp, lập thành các hội, nhóm trên mạng xã hội, chỉ cho nhau cách “bùng” (trốn) nợ.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, trên nhóm kín “Chuyên tư vấn bùng nợ - xóa nợ xấu” với 129.000 thành viên, mỗi ngày, có hàng chục bài chia sẻ kinh nghiệm “bùng” nợ. 1 cách phổ biến được nhiều thành viên chia sẻ là nếu dùng sim điện thoại khi làm thủ tục vay thì hủy sim, chuyển chỗ ở. Một số người còn đăng bài lên Facebook hoặc Zalo, nói rằng mình là nạn nhân của các tổ chức cho vay nặng lãi, kèm đường dẫn (link) bài báo về việc công an kiểm tra các công ty tài chính, các ứng dụng (app) cho vay nặng lãi.

Một số thành viên nhóm trên còn khoe chiến tích đã “bùng” nợ các công ty tài chính gần nửa tỉ đồng. Một số thành viên vào bình luận, bày thêm rằng, nếu bị các tổ chức tín dụng “làm quá” thì cứ thu thập bằng chứng kiện ngược lại, nếu có nhân viên tín dụng đến nhà thu nợ thì hù rằng mình có người quen làm công an ở địa phương, hoặc nhờ người quen “trấn áp”.

Một số thành viên liệt kê các đơn vị có thủ tục, điều kiện cho vay dễ dàng, không đòi nợ bằng cách gọi người thân, cử nhân viên đến mà chỉ gửi giấy đòi nợ… Có thành viên tự nhận mình rất rành về luật nhưng lại viện dẫn sai các quy định pháp luật để dạy người khác cách “bùng” nợ.
Thành viên N.V. tự nhận đang nợ các khoản vay và cho rằng: “Pháp luật chỉ cho phép công ty tài chính thu lãi vay 1,666%/tháng (19,992%/năm) nhưng các công ty đang thu lãi 13,33%/tháng (khoảng 159%/năm). Các công ty này đang phạm tội cho vay nặng lãi nên các khoản nợ không có giá trị, bên vay có thể yên tâm “bùng” nợ”. Thực tế, hiếm có công ty tài chính hoạt động hợp pháp nào cho vay đến 159%/năm.

Không ít hội, nhóm bày cách trốn nợ như trên là do nhân viên của các tổ chức tín dụng “đen” lập nên nhằm dụ dỗ các thành viên vay tiền từ các app cho vay nặng lãi. Như nhóm “Hội bùng tiền các công ty tài chính” ghim lên đầu trang các mẹo vay tiền, trong đó kể tên hàng chục app cho vay tiền như Takomo, Siêu thị tiền, Jeff, Alocredit, Zaimoo, Cashspace H5, Credy… rồi cam kết rằng, nếu có “bùng” nợ, vẫn không bị nợ xấu. Quản trị viên nhóm này khuyên người vay nên đăng ký vay cùng lúc ở nhiều công ty tài chính, nhiều ứng dụng, nếu trượt chỗ này thì còn “trúng” chỗ khác. Nếu người vay không làm ở công ty nào thì có thể ghi bừa tên một công ty hoặc một số điện thoại nào đó, kê khống thu nhập cao lên để dễ được duyệt hồ sơ vay.

Người dân làm thủ tục vay tiền ở Công ty Tài chính HD Saison - đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tín dụng
Người dân làm thủ tục vay tiền ở Công ty Tài chính HD Saison - đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tín dụng/ Vninfor.vn

Trên một số nhóm, còn xuất hiện những lời rao nhận làm căn cước công dân giả, bán tài khoản mạng xã hội, bán danh bạ điện thoại ảo, bán hồ sơ đẹp để dễ vay tiền qua app và dễ “bùng” nợ. Nếu làm theo những hướng dẫn kiểu trên, khách hàng có thể rơi vào vòng xoáy nợ nần của các tổ chức tín dụng “đen”.

Thiếu quy định về xử lý hành vi trốn nợ

Đại diện Công ty Tài chính FE Credit cho biết, do kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, tỉ lệ khách hàng chậm thanh toán nợ cũng tăng cao. Bên cạnh số khách hàng mất khả năng trả nợ, ngày càng có nhiều khách hàng cố tình chây ì hoặc đi vay với chủ đích “bùng” nợ. Các dịch vụ online nhận tư vấn, hỗ trợ “bùng” nợ cũng nhân đó nở rộ, tác động tiêu cực tới nhận thức của người vay và lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Hiện có 16 công ty tài chính được NHNN cấp phép hoạt động. Tình trạng “bùng” nợ gây khó khăn lớn cho các công ty này, trong đó có FE Credit. Công ty này đang phải tăng cường chi phí vận hành, nhân lực cho hoạt động thu hồi nợ, tăng mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro nên giảm lợi nhuận và xáo trộn hoạt động kinh doanh.

Theo đại diện FE Credit, một số công ty tài chính sàng lọc kỹ hơn trong quy trình duyệt vay, hạn chế giải ngân để kiểm soát rủi ro. Việc siết chặt tín dụng sẽ khiến người dân khó tiếp cận nguồn vốn vay chính thống, an toàn dù họ có nhu cầu vay tiêu dùng. Do vậy, nếu tình trạng này kéo dài, người dân sẽ tìm đến tín dụng “đen”, kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội. Hiện nay, đối với những khoản vay nhỏ và không đòi hỏi tài sản đảm bảo, vẫn chưa có quy định về trách nhiệm của người vay, hình thức xử lý khi khách hàng trốn nợ. Theo luật, công ty tài chính có thể khởi kiện ra tòa nhưng việc này lại gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí.

Bà Văn Thái Bảo Nhi - Giám đốc cấp cao phụ trách xử lý nợ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - nhận định: nợ quá hạn, nợ xấu đang có xu hướng tăng. Với các khách hàng chây ì trả nợ, ngân hàng sẽ khởi kiện ra tòa, nhưng việc đòi được nợ thường rất gian nan.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - hiện đang có rất nhiều ứng dụng cho vay không phép, thu lãi suất rất cao, ảnh hưởng xấu đến các công ty tài chính đã được cấp phép, khiến các công ty này bị ngộ nhận là tín dụng “đen”. Gần đây, cơ quan chức năng đã kiểm tra hoạt động của 7/16 công ty tài chính nhưng lại không thông tin cho người dân về nội dung kiểm tra, khiến một số người vin vào cớ này để chây ì trả nợ, có hành vi thách thức, đe dọa nhân viên thu hồi nợ, khiến nhiều nhân viên nghỉ việc do không chịu nổi áp lực tâm lý.

Theo ông, cần có cơ chế quản lý riêng đối với mảng tài chính tiêu dùng, tạo điều kiện cho các công ty tài chính hoạt động trôi chảy, an toàn. Đặc thù của cho vay tiêu dùng là không có tài sản đảm bảo, khách hàng đa số dưới chuẩn nên có thể quy định tỉ lệ nợ xấu ở mức cao hơn cho công ty tài chính, đồng thời ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người vay, có chế tài xử phạt đối với người cố tình chây ì trả nợ.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng, cần đẩy mạnh truyền thông để khách hàng nắm được danh sách các tổ chức tín dụng đã được NHNN cấp phép hoạt động, giúp khách hàng phân biệt được các công ty này với các công ty cho vay tiền trái pháp luật. Cũng cần truyền thông rộng rãi tới người dân về nghĩa vụ trả nợ, những rủi ro khi không trả nợ đúng hạn. Khi khám xét các công ty tài chính, cơ quan công an cần làm đúng trình tự pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đơn vị này, thông tin đến người dân về tính chất cuộc kiểm tra.

Ông cũng cho rằng Nhà nước nên xem xét tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp họ thẩm định, xác minh thông tin khách hàng thuận lợi, chính xác. Bộ Thông tin và Truyền thông nên khuyến khích cơ quan báo chí định hướng dư luận, có nhiều bài viết để người dân yên tâm, biết cách tiếp cận tài chính từ các nguồn tín dụng chính thức. UBND các địa phương cũng nên hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong công tác thu hồi nợ.

Cần có chương trình giáo dục tài chính đại trà

Tín dụng tiêu dùng chiếm tỉ trọng 7% trong GDP Việt Nam, là một trong những công cụ để hỗ trợ tài chính hiệu quả cho người tiêu dùng. Việc trả nợ không đúng hạn, “bùng” nợ đều để lại lịch sử tín dụng xấu, khiến khách hàng không thể tiếp tục vay ở các tổ chức tài chính hợp pháp (được NHNN cấp phép). Muốn được vay vốn, khách hàng phải hoàn tất nghĩa vụ trả khoản nợ đã “xù” trước đó kèm các khoản lãi, phí chậm thanh toán.

Hiện Việt Nam đã có thị trường và sàn mua bán nợ doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa có sàn giao dịch các món nợ vay tiêu dùng. NHNN nên có định hướng mở sàn giao dịch nợ vay tiêu dùng. Một vấn đề quan trọng là phải giáo dục tài chính cho người dân. NHNN có chương trình Đồng tiền thông minh phát sóng trên đài truyền hình nhưng cần có thêm chương trình giáo dục tài chính đại trà, cung cấp thông tin, kiến thức để người dân biết đâu là công ty tài chính được cấp phép, đâu là tín dụng “đen”, hậu quả khi không trả các khoản nợ vay…

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, ngân hàng

www.phunuonline.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư ưa mạo hiểm, nhưng chưa biết cách tiêu tiền

Nhà đầu tư ưa mạo hiểm, nhưng chưa biết cách tiêu tiền

Thị trường quản lý gia sản Việt Nam được đánh giá có quy mô 600 tỷ USD vào năm 2027. Trong sân chơi này, ngân hàng đang là người chơi tiên phong, dẫn dắt thị trường.
Điện Biên đứng số 1 với 105 dự án chưa giải ngân, tổng gần 344 tỷ đồng

Điện Biên đứng số 1 với 105 dự án chưa giải ngân, tổng gần 344 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%. Đứng vị trí số 1 là Điện Biên.
Nhiều DN tắc thanh toán trái phiếu đến hạn

Nhiều DN tắc thanh toán trái phiếu đến hạn

Tổ chức định mức tín nhiệm FiinRatings và VISRatings cùng đánh giá, áp lực trả nợ đối với các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và 2025 là khá lớn, đặc biệt đối với các trái phiếu chậm trả gốc/lãi có thời hạn đáo hạn gốc vào năm 2022 và 2023, được cơ cấu tối đa 2 năm theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP. Thách thức đang hiện hữu khi kênh gọi vốn mới từ trái phiếu không còn dễ dàng và nhiều doanh nghiệp chưa biết tìm đâu dòng tiền trả nợ.
Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát “đáy”

Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát “đáy”

PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường đại học Kinh tế TP.HCM) phân tích, gần đây, lãi suất tiết kiệm bắt đầu tăng do tín dụng cải thiện, các ngân hàng chuẩn bị vốn để đón đầu nhu cầu tín dụng, đồng thời lãi suất tiền gửi tăng cũng nhằm giảm áp lực tỷ giá. Nhưng trước mắt, mặt bằng lãi suất tiền gửi khó tăng cao.
3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

"Một doanh nghiệp tốt, một dự án khả thi, một mục tiêu bền vững thực sự - đó là ba yếu tố mà chúng tôi tìm kiếm" - Chia sẻ của ông LIM Dyi Chang, Ngân hàng UOB Việt Nam với DĐDN.
Nợ xấu ngân hàng lại tăng cao

Nợ xấu ngân hàng lại tăng cao

Xu hướng nợ xấu tăng trở lại trong quý đầu năm cho thấy sự cải thiện về chất lượng tài sản cuối năm ngoái chỉ mang tính thời vụ. Ước tính trong quý đầu năm, số dư nợ xấu của ngành ngân hàng đã tăng thêm 14% so với cuối năm 2023, lên 224.000 tỷ đồng.

Các tin khác

Nợ xấu tăng nhanh, NHNN dự kiến gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024

Nợ xấu tăng nhanh, NHNN dự kiến gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024. Việc kéo dài hiệu lực Thông tư 02 là nguyện vọng của hầu hết ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, nhu cầu tín dụng yếu.
Tín dụng ì ạch - ngân hàng thiếu động lực huy động vốn?

Tín dụng ì ạch - ngân hàng thiếu động lực huy động vốn?

Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay vẫn ì ạch, nên các nhà băng cũng giảm động lực huy động vốn, tạo điều kiện cho lãi suất giảm xuống mức thấp trong những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, xu hướng này liệu có thay đổi trong giai đoạn tới, trong bối cảnh nhiều áp lực đang đè nặng lên lãi suất huy động đầu vào?
Hà Nội kêu gọi đầu tư khu đô thị thông minh - sinh thái hơn 35 ngàn tỷ

Hà Nội kêu gọi đầu tư khu đô thị thông minh - sinh thái hơn 35 ngàn tỷ

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội mời nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng đối với dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Hoàn thiện pháp lý để phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Hoàn thiện pháp lý để phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Để thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển được như kỳ vọng, các chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động này trong thời gian tới.
Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

3 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) lãi sau thuế hơn 4.600 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%, tỷ lệ liên đới CIC của ngân hàng có xu hướng tăng.
Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội: Vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội: Vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Mặc dù đã chính thức triển khai thực hiện được hơn 1 năm, nhưng đến thời điểm hiện tại tỷ lệ giải ngân vốn vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng ưu đãi cho nhà ở xã hội (NƠXH) mới chỉ đạt 0,5%.
Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông báo lãi đậm

Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông báo lãi đậm

Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đã báo lãi sau thuế năm 2023 đạt 13,1 tỉ đồng, tăng gấp gần 6 lần so với năm trước.
Đấu thầu vàng khởi sắc, giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng

Đấu thầu vàng khởi sắc, giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng

Phiên đấu thầu vàng hôm nay bất ngờ khởi sắc, khối lượng trúng thầu lên đến 8.100 lượng. Giá vàng miếng SJC giảm 1 triệu đồng/lượng.
Cổ đông VPBank chuẩn bị nhận 7.900 tỷ đồng cổ tức vào cuối tháng 5

Cổ đông VPBank chuẩn bị nhận 7.900 tỷ đồng cổ tức vào cuối tháng 5

VPBank sẽ trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỉ lệ 10% vào ngày 31/5 tới đây, tiếp tục thực hiện cam kết chia cổ tức bằng tiền trong 5 năm liên tiếp.
Eximbank và Viettel ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Eximbank và Viettel ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) cùng Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức “Lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện”. Đây là sự tiếp nối thành quả hợp tác tốt đẹp trước đây giữa hai bên, đồng thời khẳng định sự quyết liệt triển khai chuyển đổi số của Eximbank nhằm đưa ngân hàng trở lại vị thế vốn có - một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
Tâm lý thị trường đang đẩy giá vàng miếng đi lên

Tâm lý thị trường đang đẩy giá vàng miếng đi lên

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cho rằng, giá vàng miếng SJC tăng nóng là do tâm lý thị trường trong nước đẩy giá lên trong thời gian gần đây.
Ngân hàng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu

Ngân hàng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu

3 trên 5 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp có trị giá lớn trong tháng 4/2024 là thuộc về các ngân hàng. Phần còn lại thuộc về doanh nghiệp bất động sản.
Phó thủ tướng: Khẩn trương thanh tra thị trường vàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng

Phó thủ tướng: Khẩn trương thanh tra thị trường vàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Cơ duyên Việt Nam và hành trình định vị giá trị mới cùng Techcombank

Cơ duyên Việt Nam và hành trình định vị giá trị mới cùng Techcombank

Trong cuộc trao đổi cùng báo chí cuối tháng 4, chuyên gia ngân hàng kỳ cựu Eugene Keith Galbraith kỳ vọng sẽ mang đến kinh nghiệm quốc tế cần thiết để giúp Techcombank trở thành nhà băng hàng đầu khu vực, được khách hàng tin chọn.
Lãi suất ngân hàng tăng có tác động đến bất động sản?

Lãi suất ngân hàng tăng có tác động đến bất động sản?

Việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động thời gian qua được cho sẽ không ảnh hưởng tới lãi suất cho vay ngành địa ốc.
Các giải pháp công nghệ hiện đại được Agribank trình diễn tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Các giải pháp công nghệ hiện đại được Agribank trình diễn tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank đã mang đến nhiều giải pháp công nghệ hiện đại chuyển đổi số, hướng đến hoạt động ngân hàng phát triển bền vững.
Lãi suất huy động tăng sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế?

Lãi suất huy động tăng sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế?

Tăng lãi suất huy động được xem là một biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá và quản lý rủi ro tài chính nhưng lại có tác động ngược đối với nền kinh tế nên cần được đánh giá cân nhắc một cách tỉ mỉ.
Ngân hàng Việt vẫn "đuối" về ESG

Ngân hàng Việt vẫn "đuối" về ESG

Mặc dù có sự cải thiện, yếu tố quản trị của nhiều ngân hàng Việt vẫn ở mức hạn chế so với các nước khu vực.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động