Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội: Vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Mặc dù đã chính thức triển khai thực hiện được hơn 1 năm, nhưng đến thời điểm hiện tại tỷ lệ giải ngân vốn vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng ưu đãi cho nhà ở xã hội (NƠXH) mới chỉ đạt 0,5%.
Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội: vì sao giải ngân nhỏ giọt?
Nhà ở xã hội HUD Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Với tình trạng này, mục tiêu hoàn thành 130.000 căn hộ NƠXH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đang gặp nhiều thách thức.

Giải ngân chậm, nguồn cung thấp

Tổng hợp báo cáo từ các địa phương của Bộ Xây dựng, tính đến hết quý I/2024 trên địa bàn cả nước quy hoạch thêm 1.316 khu đất với quy mô 8.611ha làm NƠXH, tăng lên 5.252ha so với năm 2020 (3.359ha).

Một số địa phương đã dành sự quan tâm tích cực đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển NƠXH như: Đồng Nai (1.063ha), TP Hồ Chí Minh (608 ha), Long An (577ha), Hải Phòng (471ha), Hà Nội (412ha)...

Như vậy có thể thấy, bên cạnh hệ thống cơ chế đã được Nhà nước ban hành tương đối đầy đủ, quỹ đất dành cho NƠXH đến thời điểm này cũng được bố trí khá dồi dào.

Nhưng trên thực tế thì trong quý I/2024, tại 42/63 tỉnh, TP trên cả nước chỉ có 13 dự án NƠXH được hoàn thành, khởi công xây dựng và chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 16.008 căn.

Trong đó, có 5 dự án (3 hoàn thành toàn bộ, 2 hoàn thành 1 phần) với quy mô 2.016 căn; đã khởi công xây dựng 4 dự án, quy mô 8.073 căn; chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án, quy mô 5.919 căn.

Tính cả giai đoạn từ 2021 đến hết quý I/2024, cả nước có 503 dự án NƠXH được triển khai, quy mô 418.200 căn, nhưng mới hoàn thành 75 dự án, quy mô 39.884 căn.

Nếu so với mục tiêu 130.000 căn hộ phải hoàn thành trong năm 2024 mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thì con số này quá khiêm tốn và càng không thấm vào đâu so với mục tiêu 428.000 căn hộ của cả giai đoạn 2021 – 2025, khi thời gian triển khai thực hiện đã đi được 2/3 chặng đường.

Nếu căn cứ theo báo cáo từ Bộ Xây dựng, đến hết quý I/2024, trong số 30 dự án có nhu cầu vay vốn, thì các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó chỉ có 8 dự án tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng, tương đương với 0,5% tổng nguồn vốn được bố trí và chiếm khoảng 9,1% lượng vốn mà hệ thống ngân hàng đã cam kết cho 15 dự án đủ điều kiện.

Theo kế hoạch cam kết vốn ban đầu, 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank), mỗi ngân hàng cam kết tham gia 30.000 tỷ đồng.

Mới đây, TPBank cũng cam kết tham gia thêm 5.000 tỷ đồng, nâng tổng quy mô gói tín dụng lên 125.000 tỷ đồng. Nguồn vốn hiện có rất lớn, vậy tại sao công tác triển khai xây dựng các dự án NƠXH lại diễn ra vô cùng ì ạch và việc giải ngân vốn vay từ hệ thống ngân hàng lại hết sức “nhỏ giọt” như thế?

Không để nhà ở thành gánh nặng

Trong khi DN và người dân đang vô cùng “khát vốn” để đầu tư xây dựng, mua nhà NƠXH, thì Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú lại khẳng định, những vướng mắc về pháp lý (giải phóng mặt bằng, thủ tục tính tiền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất…) là nguyên nhân chính dẫn đến việc các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở để giải ngân vốn cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, gói 120.000 tỷ đồng phục vụ cho cả Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ NƠXH, nên không thể giải ngân thật gấp, thật nhanh được.

Nhưng thực tế trong số 15 dự án đã đầy đủ điều kiện vay vốn và các ngân hàng cũng cam kết giải ngân, song đến nay mới giải ngân được chưa đầy 10% nhu cầu vốn, khó khăn do đâu?

“Một trong những nguyên nhân dẫn tới chương trình phát triển NƠXH chưa đạt hiệu quả là DN, người dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Vì vậy, tôi cho rằng cần phải đơn giản hóa tối đa điều kiện cho vay đối với các dự án NƠXH.

Dự án nào đã được phê duyệt, đủ kiều kiện thì phải giải ngân nhanh theo lộ trình triển khai, bởi lẽ những dự án này đã đủ an toàn và phía ngân hàng cũng không phải lo nguồn vốn đó bị thất thoát hoặc khó thu hồi” – GS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân phân tích.

Vẫn biết, gói tín dụng 125.000 tỷ đồng này chỉ dành riêng cho NƠXH, chứ không phải gói tài chính “giải cứu” cho toàn thị trường BĐS. Nhưng trên thực tế, với việc nguồn cung nhà ở trên thị trường ngày càng khan hiếm, dẫn đến giá nhà đất leo thang liên tục thời gian gần đây, thì đẩy mạnh xây dựng NƠXH là một giải pháp tối quan trọng để gia tăng nguồn cung và bình ổn giá thị trường.

Ngay cả khi gói tín dụng đã bố trí còn không thể triển khai được, việc các DN kỳ vọng vào những cơ chế khác nhằm thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản sẽ càng trở nên gian truân hơn.

Các chủ thể dựa vào đâu để vực lại niềm tin với thị trường bất động sản và nếu cứ kéo dài tình trạng này thì việc thực thi cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng không mang lại nhiều kết quả tích cực cho người dân.

“Nguồn vốn thì các ngân hàng đã cam kết rồi, phải chăng Chính phủ cần phải thành lập một cơ quan chuyên trách tập hợp toàn bộ số vốn đã cam kết để gói tín dụng này được triển khai giải ngân nhanh hơn? Cần phải nhìn thẳng vào thực tế, để có động thái kịp thời, nếu không những vấn đề về an sinh – xã hội liên quan đến nhà ở càng trở thành “gánh nặng” đối với Nhà nước” – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội Nguyễn Thế Điệp nhìn nhận.

Bên cạnh đó, đại diện Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cũng cho rằng, gói tín dụng 125.000 tỷ đồng không thuộc gói hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nhưng cũng được Nhà nước cho một số cơ chế mở như lãi suất cao hơn gói hỗ trợ cho vay NƠXH của Ngân hàng Chính sách xã hội, ở mức 7,5 – 8%/năm; mức lãi suất này chỉ duy trì trong 5 năm đầu, sau đó cho phép thỏa thuận lãi vay, trong khi lãi suất từ Ngân hàng Chính sách xã hội (4,8%/năm) kéo dài cả chu kỳ vay từ 25 – 30 năm.

Thời gian gần đây, nhiều ý kiến lo ngại về việc gói tín dụng 125.000 tỷ đồng sẽ bị “ế”, vì vậy cần phải có phương án tốt hơn như hạ lãi suất và kéo dài thời hạn cho vay.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện giải pháp về tái cấu trúc nợ tín dụng liên quan đến những dự án bất động sản của DN. Riêng gói tín dụng 125.000 tỷ đồng, cần có giải pháp vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong điều kiện địa phương cho các đối tượng tham gia được vay vốn.

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Hoàng Hải

Nguồn: Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội: vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Doãn Thành
kinhtedothi.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

SSI đặt nhiều kỳ vọng ngành ngân hàng trong năm 2025

SSI đặt nhiều kỳ vọng ngành ngân hàng trong năm 2025

Tăng trưởng tín dụng duy trì ổn định, chất lượng tài sản dần phục hồi, nguồn cung bất động sản phong phú và sự gia tăng trở lại của thu nhập ngoài lãi... là những yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong năm 2025.
Top 10 tỉnh thành thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Top 10 tỉnh thành thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Nhiều địa phương đạt số thu ngân sách kỷ lục, vượt dự toán và tăng cao so với năm trước, trong đó TPHCM và TP Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc 500.000 tỷ đồng. Thông tin từ Tổng cục Thuế cũng cho biết, thu ngân sách nhà nước hơn 1,7 triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay...
Ngân hàng chia sẻ bức tranh lợi nhuận lạc quan

Ngân hàng chia sẻ bức tranh lợi nhuận lạc quan

Nhiều ngân hàng tiếp tục duy trì lợi nhuận khả quan nhờ tín dụng cải thiện mạnh mẽ từ nửa cuối năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ vai trò "phòng thủ", khó có khả năng bứt phá mạnh mẽ trong năm tới.
NHNN sớm thực hiện giải pháp kiểm soát tiền ảo và phát hiện giao dịch giả mạo

NHNN sớm thực hiện giải pháp kiểm soát tiền ảo và phát hiện giao dịch giả mạo

Trong quý I/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần ban hành quy trình nhận diện và giám sát tài khoản doanh nghiệp cũng như các giao dịch nghi ngờ có liên quan đến hoạt động phạm tội. Đồng thời, cần hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ nhằm ngăn ngừa nhân viên ngân hàng tiếp tay cho các hành vi lừa đảo.
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa.
Ngành ngân hàng năm 2025: NIM phục hồi từ đáy, nợ xấu sẽ cải thiện

Ngành ngân hàng năm 2025: NIM phục hồi từ đáy, nợ xấu sẽ cải thiện

Theo nhận định của Chứng khoán Tiên Phong, năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi của biên lãi thuần tại các ngân hàng nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ nhà nước và triển vọng phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, chất lượng nợ xấu cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể trong năm này.

Các tin khác

Sửa quy định giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Sửa quy định giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

Đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa.
Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế

Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế

Quá trình điện tử hóa toàn diện của ngành thuế không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tạo ra một cơ sở dữ liệu đồ sộ, phản ánh đầy đủ tình trạng tài chính và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
BSR: Doanh thu và nộp ngân sách năm 2024 vượt xa kỳ vọng

BSR: Doanh thu và nộp ngân sách năm 2024 vượt xa kỳ vọng

Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, BSR đã hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 43 ngày, đạt kỷ lục cao nhất trong năm lần bảo dưỡng tổng thể nhà máy. Đến cuối năm 2024, sản lượng của BSR ước đạt 6,6 triệu tấn, doanh thu vượt 120 nghìn tỷ đồng, và nộp ngân sách Nhà nước trên 13 nghìn tỷ đồng.
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Bất động sản, chứng khoán, tiền số, nông nghiệp hữu cơ, ngành công nghệ cao, bán dẫn,… là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm

Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 2690/QĐ-NHNN ngày 18/12/2024 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở.
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm

Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm

Trong những tháng cuối năm, tín dụng toàn ngành kinh tế tăng mạnh và không còn xa mục tiêu 14% mà ngành ngân hàng đã đặt ra.
Sức ép đè nặng lãi suất

Sức ép đè nặng lãi suất

Việc tăng lãi suất cuối năm không chỉ là tính chất mùa vụ mà còn do sức ép từ các yếu tố như tỷ giá, lợi suất trái phiếu Chính phủ, hay việc hạ lãi suất của các NHTW lớn.
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"

Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"

Sau cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2024, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục ra quyết định cắt giảm lãi suất 0,25% như kỳ vọng của thị trường. Giá vàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng sau quyết định này.
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng

Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng

Trong kịch bản tăng trưởng GDP 6,7 – 7%, dự báo tăng trưởng tín dụng khoảng 15% trong năm 2025. Sự ổn định biên lãi ròng, tỷ lệ chi phí tín dụng sẽ hỗ trợ tăng trưởng ngân hàng.
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng

FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị công bố quyết định lãi suất mới, thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới đầu tư và các ngân hàng trung ương toàn cầu.
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng

Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng

Nếu tính cả nguồn vượt thu trong ba năm 2021, 2022 và 2023, tổng kế hoạch vốn Bộ GTVT phải giải ngân trong năm 2025 ước tính khoảng 87.000 tỷ đồng.
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng

Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ, nếu không sẽ bị gián đoạn các giao dịch.
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại

Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 52/2024/TT-NHNN quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

NHNN đã ban hành Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?

Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?

Những chính sách mới của chính quyền Mỹ dự báo tác động mạnh đến toàn cầu và Việt Nam, trong đó có tỷ giá USD/VND.
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng

Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng

Việc ban hành Thông tư mới về cơ cấu lại nợ bị tác động do bão số 3 (Yagi) hay kỳ vọng gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động