Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế
Quá trình điện tử hóa toàn diện của ngành thuế không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tạo ra một cơ sở dữ liệu đồ sộ |
Theo Vụ Kê khai thuế và kế toán thuế (Tổng cục Thuế): Việc phân tích dữ liệu thống kê thuế là công cụ thiết yếu giúp ngành thuế nhận diện các nguồn thu tiềm năng, khu vực và sắc thuế còn dư địa, từ đó tăng cường chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Vai trò của dữ liệu thống kê trong quản lý thuế đã đạt nhiều bước tiến trong điện tử hóa, với gần 100% thủ tục hành chính và hóa đơn được thực hiện trực tuyến. Việc triển khai hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022 đã phản ánh gần như toàn bộ giao dịch kinh tế theo thời gian thực, đồng thời tích hợp dữ liệu từ các cơ quan nhà nước và tổ chức thương mại điện tử.
Nguồn dữ liệu này không chỉ giúp tự động hóa quy trình quản lý thuế mà còn hỗ trợ nhận diện các dấu hiệu rủi ro, tạo nền tảng cho việc giám sát và dự báo xu hướng tài chính.
Vụ Kê khai thuế và kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho hay: Đơn vị này đang triển khai đề án hiện đại hóa công tác thống kê, hướng tới chuẩn hóa và số hóa toàn diện nhằm tạo ra các báo cáo chất lượng cao phục vụ quản lý và hoạch định chính sách.
Từ năm 2020 đến 2024, ngành thuế đã thực hiện nhiều chuyên đề phân tích dữ liệu và đạt kết quả khả quan. Trong lĩnh vực nhập khẩu nông sản, đã phát hiện hơn 1.500 doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, với số thuế phải nộp bổ sung 190 tỷ đồng, trong đó 135 tỷ đồng đã được thu vào NSNN.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, 128 trường đã được yêu cầu kê khai bổ sung, góp phần tăng thu ngân sách thêm 292,1 tỷ đồng.
Bên cạnh những thành công, ngành thuế vẫn đối mặt với thách thức lớn về hạ tầng công nghệ, năng lực phân tích dữ liệu và nguồn nhân lực.
Cụ thể, CSDL của ngành Thuế là rất lớn với hơn 1 triệu DN, tổ chức và gần 3 triệu hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động, cùng với dữ liệu của hàng chục triệu tờ khai thuế và hàng tỷ hóa đơn điện tử phát sinh hàng năm. Thách thức lớn về hạ tầng công nghệ thông tin: máy móc thiết bị, ứng dụng lạc hậu, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển quy mô dữ liệu và các công nghệ mới như Big Data, AI, Machine Learning. Năng lực phân tích dữ liệu của còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ và công cụ phân tích dữ
Về định hướng đến năm 2025, ngành thuế sẽ tập trung khai thác cơ sở dữ liệu để nhận diện các khu vực, ngành nghề và sắc thuế có tiềm năng thu NSNN. Cụ thể, ngành thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án hiện đại hóa công tác thống kê thuế; xây dựng các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo thống kê tĩnh và động để phục vụ quản lý.
Ngành thuế sẽ nâng cấp, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin để cơ quan thuế các cấp khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, báo cáo thống kê thuế trong công tác quản lý điều hành. Ngành thuế sẽ hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo, quy chế kiểm soát dữ liệu; nghiên cứu, hoàn thiện quy chế trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế để áp dụng các tiêu chuẩn quản lý thuế tiên tiến; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo, quy chế kiểm soát dữ liệu; nghiên cứu, hoàn thiện quy chế trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước...
Ngành thuế sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến trong thu thập, tổ chức sắp xếp hiệu quả, khoa học cơ sở dữ liệu thống kê thuế; nâng cấp thiết bị máy móc thiết bị, ứng dụng các công cụ thống kê và phân tích hiện đại…để nâng cao năng lực phân tích dữ liệu.
Thông qua đào tạo chuyên sâu các kỹ năng, công cụ phân tích, dự báo, phân tích, đánh giá các doanh nghiệp đang hoạt động, các công chức thuế sẽ nâng cao khả năng nhận diện các vùng trũng tiềm ẩn (địa bàn, khu vực kinh tế, ngành nghề kinh doanh) có nguy cơ thất thu phục vụ công tác chỉ đạo thu NSNN.
Cơ quan thuế cũng phân tích chuyên sâu đối với một số ngành nghề, lĩnh vực như vận tải, xây dựng… để chỉ đạo toàn ngành tập trung lực lượng thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm, thu đúng, thu đủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế vào NSNN; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra nghiêm túc và kịp thời sau khi đã nhận diện các khu vực, ngành nghề, vùng trũng có dư địa để chống thất thu NSNN; đúc rút kinh nghiệm nhận diện từ kết quả thanh tra, kiểm tra để hoàn thiện phương pháp và nhận định về nguồn thu, nhằm nâng cao hiệu quả phân tích dữ liệu thống kê.
Nguồn: Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi
Tài chính 24/12/2024 17:00
Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế
Tài chính 24/12/2024 08:00
Các tin khác
BSR: Doanh thu và nộp ngân sách năm 2024 vượt xa kỳ vọng
Tài chính 23/12/2024 16:30
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Tài chính 23/12/2024 15:47
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 17/12/2024 07:00
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại
Tài chính 16/12/2024 17:00
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tài chính 16/12/2024 14:34
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?
Tài chính 16/12/2024 08:00
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng
Tài chính 15/12/2024 15:51
Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 18:00
Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh
Tài chính 13/12/2024 16:00
Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025
Tài chính 13/12/2024 12:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00