Tín dụng ì ạch - ngân hàng thiếu động lực huy động vốn?

Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay vẫn ì ạch, nên các nhà băng cũng giảm động lực huy động vốn, tạo điều kiện cho lãi suất giảm xuống mức thấp trong những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, xu hướng này liệu có thay đổi trong giai đoạn tới, trong bối cảnh nhiều áp lực đang đè nặng lên lãi suất huy động đầu vào?

Ì ạch vì đâu?

Sau khi tăng trưởng âm 0.72% trong 2 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng toàn ngành đảo chiều tăng trở lại trong tháng 3 để đạt mức tăng 1.34% so với đầu năm tính đến hết quý 1/2024. Những tưởng đó là tín hiệu hoạt động tín dụng đang mạnh mẽ trở lại, tuy nhiên số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây cho thấy đến hết tháng 4/2024, tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt 1.52%, tức tăng thêm vỏn vẹn 0.18% trong tháng 4 vừa qua.

Theo đó, mức tăng tuyệt đối của riêng tháng 4 chỉ xấp xỉ hơn 24,400 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ toàn nền kinh tế đến cuối tháng 4 lên chưa tới 13.78 triệu tỷ đồng. Cần lưu ý rằng, mức tăng của dư nợ tín dụng trong tháng 3 cũng chủ yếu diễn ra vào những ngày cuối tháng, do các ngân hàng chạy chỉ tiêu cuối quý chứ không hẳn đến từ nhu cầu vay vốn đang phục hồi mạnh mẽ trở lại.

Cụ thể, số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) công bố đến ngày 25/3 cho thấy, dư nợ tín dụng chỉ mới tăng 0.25% so với đầu năm; đến ngày 28/3 tốc độ tăng đã lên 0.9% và chỉ một ngày sau đó lên mức 1.34%, tức chỉ riêng ngày làm việc cuối cùng của quý 1 dư nợ đã tăng đến 0.4%, tương đương tăng hơn 59,700 tỷ đồng, gấp 2.4 lần mức tăng của cả tháng 4 vừa qua.

Báo cáo tài chính quý 1 của các ngân hàng cũng cho thấy, sự phân hóa trong tăng trưởng tín dụng, trong đó một số ngân hàng có quy mô lớn thậm chí vẫn ghi nhận mức tăng trưởng âm. Đơn cử như Vietcombank – 1 trong 4 nhà băng có quy mô dư nợ lớn nhất hệ thống, báo cáo dư nợ cho vay giảm 0.3% so với cuối năm 2023. Hay như SHB giảm 0.2%, TPBank giảm 2.2%, thậm chí ABBank giảm mạnh đến 19.3%. Ngoài ra còn có các ngân hàng như BVBank, SaigonBank, PGBank giảm lần lượt 1.2%, 1.1% và 0.4%.

Ngoài ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ với hoạt động cho vay thường chậm trong giai đoạn đầu năm, rủi ro nợ xấu tăng nhanh trong thời gian qua cũng khiến các ngân hàng kiểm soát hoạt động cho vay theo cách thận trọng hơn. Báo cáo quý 1 cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều chứng kiến nợ xấu tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm nay, sau khi đã tăng mạnh trong năm 2023. Giới phân tích cũng nhận định nợ xấu vẫn chưa đạt đỉnh, trong khi các ngân hàng cũng đang trông chờ Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc tái cơ cấu nợ sẽ tiếp tục được gia hạn thực hiện đến hết năm nay.

Dù nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi tích cực hơn trong quý 1 vừa qua, nhưng những rủi ro tiềm ẩn vẫn hiện hữu, hoạt động của các doanh nghiệp lẫn thị trường lao động trong nước vẫn đối mặt nhiều khó khăn. Số liệu của GSO cho thấy, 4 tháng đầu năm nay tiếp tục chứng kiến 86.4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12.2% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng cần lưu ý các khoản vay dù được tái cơ cấu, nhưng khả năng để các ngân hàng rót thêm vốn tín dụng cho các doanh nghiệp đã được tái cơ cấu này là rất hãn hữu.

Ngoài ra, việc Chính phủ thời gian qua liên tục có chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sân sau của ban lãnh đạo các tổ chức tín dụng (TCTD), có lẽ cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các nhà băng, khi mà trong những năm qua, một lượng vốn tín dụng không nhỏ đã được rót vào các doanh nghiệp sân sau của các cổ đông ngân hàng.

Thiếu động lực huy động vốn?

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, các ngân hàng cũng không có động lực phải huy động vốn bằng mọi giá như giai đoạn trước. Nếu như dữ liệu công bố từ GSO cho thấy, tăng trưởng huy động vốn toàn ngành tính đến ngày 25/3 giảm 0.76% so với đầu năm, kết quả từ báo cáo tài chính quý 1 của các TCTD cũng không mấy sáng sủa, với huy động vốn của nhiều nhà băng giảm mạnh so với cuối năm 2023.

Với tăng trưởng tín dụng tháng 4 vừa qua vẫn chậm, xu hướng lãi suất đang đi lên trở lại trong 1 tháng rưỡi qua, dường như không phải do nhu cầu vốn để kinh doanh tăng cao, mà chủ yếu để ứng phó với diễn biến giá vàng và đô la Mỹ liên tục tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực lên nguồn tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.

Cụ thể, có đến 10 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng huy động vốn ở mức âm trong quý 1 vừa qua, như ABBank giảm 14.3%; MBBank giảm 4.7%; TPBank giảm 4.2%; OCB giảm 2.8%; VCB giảm 2.7%;

SHB giảm 2.1%; KienLong Bank giảm 1.4%; VIB giảm 1.2%; BacA Bank giảm 0.4% và SaigonBank giảm 0.2%. Trong khi đó, các ngân hàng có quy mô lớn như Vietinbank hay BIDV cũng chứng kiến mức tăng trưởng huy động vốn khiêm tốn tương ứng ở 0.2% và 1.1%.

Ngoài ra, có đến 18 ngân hàng cósố dư huy động qua giấy tờ có giá (chủ yếu là trái phiếu) giảm sút so với cuối năm 2023, càng ảnh hưởng lên tăng trưởng huy động vốn. Một số nhà băng có mức giảm rất mạnh như MBBank giảm hơn 23,980 tỷ, tương đương giảm 19%;

Vietinbank giảm gần 13,832 tỷ, tương đương giảm 12%. Các con số này ở BIDV lần lượt là -8,922 tỷ và -4.7%; SHB là -6,878 tỷ và -16.1%; LPBank là 5,412 tỷ và -11.3%; OCB là 5,365 tỷ và 14.2%;…

Cũng chính vì nhu cầu huy động vốn thấp đã giúp các ngân hàng liên tục giảm lãi suất tiền gửi về mức thấp kỷ lục trong quý 1 đầu năm nay. Dữ liệu thống kê cho thấy, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân toàn hệ thống tại ngày 31-3-2024 là 4.58% - mức thấp kỷ lục trong hàng chục năm qua. Cụ thể, mức lãi suất thấp nhất gần đây là vào giai đoạn nền kinh tế đối mặt với đại dịch COVID 19, khi đó lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng vào cuối năm 2021 là 5.88%. Còn nếu so với mức 8.5% vào cuối năm 2022, có thể thấy mặt bằng lãi suất đã giảm sâu như thế nào.

Đáng lưu ý, với tăng trưởng tín dụng tháng 4 vừa qua vẫn chậm, xu hướng lãi suất đang đi lên trở lại trong 1 tháng rưỡi qua dường như không phải đến từ nhu cầu vốn kinh doanh tăng, mà chủ yếu để ứng phó với diễn biến giá vàng và đô la Mỹ liên tục tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực lên nguồn tiền gửi tiết kiệm tại các nhà băng. Ngoài ra, xu hướng lãi suất trên thị trường 2 đi lên và neo ở mức cao, khi nhà điều hành hút ròng trên thị trường mở qua kênh tín phiếu và mua ngoại tệ, cũng đang góp phần kéo lãi suất thị trường 1 lên cao hơn.

Với diễn biến lãi suất tiền gửi của các ngân hàng đang tăng trở lại, chi phi huy động vốn đầu vào của các nhà băng lại đứng trước thách thức tăng lên cao hơn trong thời gian tới. Một số dự báo gần đây cho rằng, mặt bằng lãi suất tiền gửi có thể tiếp tục tăng thêm từ 0.5-1% trong nửa cuối năm nay. Theo đó, lãi suất cho vay tất yếu cũng sẽ đối mặt với khả năng khó có thể giảm thêm, khi bị kẹp giữa hai áp lực là nợ xấu tăng và lãi suất đầu vào tăng. Điều này kế tiếp cũng sẽ mang lại những thách thức cho tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm nay.

Nguồn: Tín dụng ì ạch - ngân hàng thiếu động lực huy động vốn?

Phan Thụy
fili.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sắp về đích xử lý các ngân hàng yếu kém?

Sắp về đích xử lý các ngân hàng yếu kém?

Ngân hàng Nhà nước cho biết việc thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Nợ xấu trong xu hướng tăng: Công khai để có trách nhiệm xử lý

Nợ xấu trong xu hướng tăng: Công khai để có trách nhiệm xử lý

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định nợ xấu là vấn đề đáng quan tâm, là hệ quả của quá trình và cũng cần được công khai minh bạch.
Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm gia tăng khi tín dụng cải thiện mạnh trong tháng 6, bất động sản được dự báo ấm lên trong nửa cuối năm nay. Các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động, chuẩn bị thanh khoản đáp ứng cầu tín dụng.
Chờ hưởng lợi tỷ giá

Chờ hưởng lợi tỷ giá

Nhiều tín hiệu cho thấy càng về cuối năm, tỷ giá USD/VND sẽ hạ nhiệt và có thể dừng dao động trong biên độ kiểm soát mục tiêu.
Nợ xấu giảm, dư nợ lớn nhất của PGbank thuộc về lĩnh vực nào?

Nợ xấu giảm, dư nợ lớn nhất của PGbank thuộc về lĩnh vực nào?

Quý II/2024, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 151 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 121 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 267,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 213,9 tỷ đồng, đều giảm 7%. Tính đến cuối quý II/2024, số dư nợ xấu có xu hướng giảm so với đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước: Sẽ có giải pháp mới với thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước: Sẽ có giải pháp mới với thị trường vàng

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay, bán vàng qua nhóm ngân hàng big 4 chỉ là giải pháp trước mắt. NHNN đang cùng các bộ, ngành nghiên cứu giải pháp căn cơ, dài hạn cho thị trường vàng.

Các tin khác

Techcombank: Lợi nhuận trước thuế đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30%

Techcombank: Lợi nhuận trước thuế đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30%

Ngày 22/7/2024, Techcombank công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với những con số ấn tượng.
Gia hạn, giảm thuế hỗ trợ tích cực tăng trưởng cuối năm

Gia hạn, giảm thuế hỗ trợ tích cực tăng trưởng cuối năm

Các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, từ đầu năm đến nay, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục ban hành hàng loạt chính sách gia hạn, giảm thuế, phí đã tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân có thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh, những chính sách này đóng vai trò quyết định cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng qua và cả những tháng cuối năm 2024.
Khơi thông tín dụng xanh: Cần chính sách mạnh mẽ từ Chính phủ

Khơi thông tín dụng xanh: Cần chính sách mạnh mẽ từ Chính phủ

Để khơi thông dòng vốn tín dụng xanh trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ thông qua việc bảo lãnh tín dụng, bao gồm cả trái phiếu xanh.
Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số toàn diện mà Việt Nam đang tiến hành. Vì vậy, theo các chuyên gia, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý…
Tăng thu hút vốn ngoại vào thị trường Việt Nam

Tăng thu hút vốn ngoại vào thị trường Việt Nam

Theo chuyên gia, việc đánh giá các dịch vụ tài chính tại Việt Nam là một trong những tiêu chí quyết định hàng đầu cho việc khối ngoại gia nhập vào thị trường.
Ngân hàng SCB đóng cửa gần 100 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa gần 100 phòng giao dịch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã đóng cửa gần 100 phòng giao dịch kể từ sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt do liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát.
Lãi suất thương mại đang điều chỉnh để phù hợp cung - cầu

Lãi suất thương mại đang điều chỉnh để phù hợp cung - cầu

Xu hướng tăng lãi suất huy động đã không còn xa lạ trên thị trường tài chính trong hơn 1 quý qua, bao gồm tăng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ trên 6 tháng.
Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 sát khả năng thực hiện, hạn chế hủy dự toán

Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 sát khả năng thực hiện, hạn chế hủy dự toán

Bộ Tài chính yêu cầu xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 sát khả năng thực hiện và nguồn đảm bảo, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.
Từ 4/2024, Ngân hàng Nhà nước đã bán ròng 1 lượng ngoại tệ lớn

Từ 4/2024, Ngân hàng Nhà nước đã bán ròng 1 lượng ngoại tệ lớn

Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNH) cho biết, trong nhiều năm qua 'hoặc mua, hoặc bán ngoại tệ can thiệp thị trường, rất hiếm năm không phải làm gì'.
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Kho bạc Nhà nước cho biết, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối lũy kế đến ngày 30/6 đạt 1.027 triệu tỷ đồng và bằng 60.4% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, thu NSNN đã vượt 150,972 tỷ đồng và tăng 6.3% về tỷ lệ thực hiện.
Tỷ giá sẽ hạ nhiệt dần về cuối năm?

Tỷ giá sẽ hạ nhiệt dần về cuối năm?

Các dự báo đưa ra từ giới phân tích tài chính cho rằng, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có hai lần cắt giảm lãi suất trong quý IV/2024.
Đón vốn ESG - Bài 1: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng?

Đón vốn ESG - Bài 1: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng?

Các công ty không theo đuổi các sáng kiến ESG có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh..., theo ông Abhinav Goyal, PwC Việt Nam.
Gần 5,2 tỉ USD kiều hối về TP.HCM, nhiều nhất từ châu Á

Gần 5,2 tỉ USD kiều hối về TP.HCM, nhiều nhất từ châu Á

Lượng kiều hối đổ về TP.HCM trong nửa đầu năm nay đạt gần 5,2 tỉ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kiều hối chuyển về từ châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất.
Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online?

Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online?

Dù giá vàng đang liên tiếp đạt đỉnh hay thị trường chứng khoán đang khá sôi động, gửi tiết kiệm vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn với người dân vì những lợi ích vượt trội.
Nhiều Thông tư liên quan đến tiền gửi chuẩn bị được thay thế

Nhiều Thông tư liên quan đến tiền gửi chuẩn bị được thay thế

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1479/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng Thông tư năm 2024 của NHNN (lần 2).
Kiều hối chuyển về TPHCM 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 5.2 tỷ USD

Kiều hối chuyển về TPHCM 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 5.2 tỷ USD

Kiều hối chuyển về TPHCM 6 tháng đầu năm 2024 đạt 5.178 tỷ USD, bằng 54.7% so với cả năm 2023 và tăng 19.5% so với cùng kỳ.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục hút dòng tiền trong năm 2024

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục hút dòng tiền trong năm 2024

Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục là nhóm ngành thu hút dòng tiền trong năm nay và phù hợp với những nhà đầu tư ưa thích nắm giữ trong trung và dài hạn.
Nhiều Thông tư liên quan đến tiền gửi chuẩn bị được thay thế

Nhiều Thông tư liên quan đến tiền gửi chuẩn bị được thay thế

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1479/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng Thông tư năm 2024 của NHNN (lần 2).
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động