Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?
Nới lỏng chính sách
Trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đạt 80% chỉ tiêu mà NHNN giao hồi đầu năm. Với xu hướng cầu vay vốn đang phục hồi mạnh mẽ hơn trước triển vọng kinh tế tích cực trở lại, động thái tăng room tín dụng cho các ngân hàng được xem là giải pháp quan trọng để kích thích tăng trưởng.
Dữ liệu gần nhất cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến ngày 26/8 đạt 6.63%, dù còn cách xa mục tiêu 15% đề ra trong năm nay, nhưng thực tế không ít nhà băng đã sử dụng gần hết room tín dụng được phân bổ. Vì vậy, việc nới thêm room cho các nhà băng là điều cần thiết để tránh gây ra tình trạng tắc nghẽn vốn, cũng như đảm bảo cho mục tiêu đạt được kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn ngành, trong trường hợp các ngân hàng tăng trưởng kém từ đầu năm vẫn không có sự cải thiện trong thời gian còn lại của năm nay.
Đây cũng là một trong những tín hiệu cho thấy nhà điều hành dường như đang muốn nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều hơn, trong bối cảnh hiệu quả của chính sách tài khóa trong việc hỗ trợ tăng trưởng vẫn đang có những hạn chế nhất định. Bên cạnh kích thích tín dụng, NHNN thời gian qua cũng đang chủ động kiềm giữ lãi suất, không những không tăng lãi suất điều hành như một số dự báo trước đó, mà thậm chí còn có những bước kéo giảm lãi suất trên một số thị trường trong thời gian gần đây.
Cụ thể,‘trước 1 tuần có quyết định nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng, NHNN đã có lần thứ 2 giảm lãi suất phát hành tín phiếu chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng. Theo đó, sau khi điều chỉnh giảm lãi suất tín phiếu từ mức 4.5%/năm xuống còn 4.25%/năm và giảm lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá từ 4.5%/năm xuống mức 4.25%/năm hôm 5/8, đến ngày 20/8 NHNN tiếp tục giảm lãi suất tín phiếu xuống còn 4.2%/năm.
Bên cạnh đó, nhà điều hành cũng tích cực bơm ròng qua kênh tín phiếu và thị trường mở (OMO) trong 2 tháng gần đây. Thống kê cho thấy trong tháng 7 và tháng 8, NHNN đã bơm ròng hơn 111,600 tỷ đồng, trong đó kênh tín phiếu bơm ròng gần 91,600 tỷ đồng và kênh OMO bơm ròng hơn 20,000 tỷ đồng. Và trong phiên đầu tháng 9 vừa qua (ngày 4/9), cơ quan này tiếp tục bơm ròng 16,875 tỷ đồng.
Đặc biệt, kể từ phiên giao dịch 26/8 cho đến nay, NHNN đã ngừng chào bán tín phiếu. Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng trở lại đây, cơ quan này không phát hành tín phiếu mới, theo đó với lượng tín phiếu phát hành trước đây đến thời điểm đáo hạn, lượng tiền bơm ròng qua kênh tín phiếu trong 6 phiên qua (tính đến ngày 4/9) lên đến 29,800 tỷ đồng.
Việc NHNN cắt giảm lãi suất tín phiếu và OMO kết hợp với động thái tích cực bơm ròng qua 2 kênh này nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, được kỳ vọng sẽ giúp kéo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đi xuống thấp hơn trong thời gian tới. Thực tế lãi suất qua đêm trên thị trường 2 trong những ngày cuối tháng 8 đã rớt xuống chỉ còn quanh 4% từ mức đỉnh cao gần 5% của 1 tháng trước đó. Xu hướng này có thể sẽ chưa dừng lại trước những động thái nới lỏng mạnh mẽ hơn của nhà điều hành.
Các yếu tố hỗ trợ
Trước đó, trong quý 2 và nửa đầu quý 3, NHNN đã phải liên tục duy trì thực hiện các biện pháp mang tính thắt chặt nhằm kìm hãm đà tăng của tỷ giá như: tăng lãi suất OMO, tăng lãi suất tín phiếu, bán ngoại tệ và hút ròng tiền đồng. Điều này đã tạo áp lực lên thanh khoản hệ thống ngân hàng và mặt bằng lãi suất trong những tháng vừa qua. Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ dường như đang đảo chiều.
Động thái nới lỏng chính sách của NHNN diễn ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VNĐ cũng giảm mạnh trong thời gian gần đây. Chỉ trong tháng 8, giá mua USD tại các ngân hàng đã rớt đến 1.5%, còn giá USD tự do thậm chí còn giảm mạnh hơn với mức giảm đến 1.7%, đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp. Giới phân tích cũng cho rằng việc tỷ giá hạ nhiệt sẽ tạo điều kiện cho NHNN thực hiện chính sách tiền tể nới lỏng hơn nữa, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. |
Cùng với chính sách nới room tín dụng, giảm lãi suất và bơm ròng thanh khoản, đang có những kỳ vọng NHNN có thể sẽ mua ngoại tệ trở lại trong thời gian tới nhằm tăng cường dự trữ ngoại hối, sau khi đã bán ra khoảng 6.4 tỷ USD trong hơn nửa đầu năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm lượng tiền đồng lớn được bơm vào hệ thống qua kênh mua ngoại tệ, từ đó càng giúp thanh khoản của các ngân hàng dồi dào hơn.
Khi thanh khoản dồi dào hơn, các ngân hàng sẽ có điều kiện đẩy mạnh cho vay trong những tháng cuối năm mà không gây áp lực quá lớn lên lãi suất huy động đầu vào, vốn đã tăng đáng kể trong 5 tháng vừa qua. Đáng chú ý là cùng với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đi xuống trở lại trong 1 tháng qua khi thanh khoản dồi dào hơn, cũng đã xuất hiện một số ít ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất tiền gửi trở lại trong những ngày gần đây.
Động thái nới lỏng chính sách của NHNN diễn ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VNĐ cũng giảm mạnh trong thời gian vừa qua. Chỉ trong tháng 8, giá mua USD tại các ngân hàng đã rớt đến 1.5%, còn giá USD tự do thậm chí giảm mạnh hơn với mức giảm đến 1.7%, đánh dấu tháng thứ 2 giảm liên tiếp. Giới phân tích cũng cho rằng việc tỷ giá hạ nhiệt sẽ tạo điều kiện cho NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Cũng cần lưu ý về thời điểm nới lỏng của nhà điều hành, khi các chính sách cũng dường như đón đầu khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chính thức đảo chiều chính sách tiền tệ trong cuộc họp tháng 9 này, với lần giảm lãi suất cơ bản đầu tiên kể từ tháng 3/2020. Hiện đang có sự đồng thuận rộng rãi về việc Fed sẽ giảm lãi suất ít nhất là 0.25% trong cuộc họp kết thúc vào ngày 19/9 tới.
Dù có chậm hơn các Ngân hàng trung ương (NHTW) khác như ECB, BOC hay BOE, nhưng việc Fed giảm lãi suất trở lại rõ ràng vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn, không chỉ mang đến sự lạc quan cho các nhà đầu từ mà còn giúp các nền kinh tế khác sẽ không còn phải chịu áp lực quá lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, các cơ quan quản lý tài chính mới đây cũng đã đề xuất giảm lãi suất đối với các khoản vay thế chấp hiện có trên toàn quốc với tổng mức giảm khoảng 80 điểm cơ bản. Theo kế hoạch này, việc cắt giảm lãi suất sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn, với đợt đầu tiên có thể diễn ra trong vài tuần tới và đợt thứ hai vào đầu năm sau, có thể sẽ áp dụng cho cả ngôi nhà thứ nhất và ngôi nhà thứ hai. Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ thị trường bất động sản vốn đang gặp khó khăn.
Nguồn: Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?
Tin liên quan
Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập 24/11/2024 16:10
"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ 24/11/2024 14:00
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%" 24/11/2024 12:30
Cùng chuyên mục
Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn
Tài chính 23/11/2024 16:00
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á
Tài chính 23/11/2024 12:00
VietinBank (CTG): Nợ xấu có thể tăng nhẹ, tín dụng dự báo đạt 14%
Tài chính 23/11/2024 08:00
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 20:35
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?
Tài chính 22/11/2024 09:00
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới
Tài chính 22/11/2024 06:00
Các tin khác
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 15:33
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:37
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Tài chính 21/11/2024 09:00
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 15:06
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Tài chính 20/11/2024 14:29
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 11:15
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tài chính 20/11/2024 09:16
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tài chính 20/11/2024 06:00
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 19:59
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn
Tài chính 19/11/2024 17:00
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 14:10
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Tài chính 18/11/2024 14:00
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới
Tài chính 18/11/2024 08:43
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Tài chính 17/11/2024 13:00
IMF: Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tài chính 16/11/2024 16:25
Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuế trong năm 2025
Kinh tế - Tài chính 16/11/2024 15:30
Ngân hàng: Chịu tác động gián tiếp thời "Trump 2.0"
Tài chính 15/11/2024 07:00
Chốt xong phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 12/2024
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 13:13
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00