Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tổng giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng nghe Cơ quan Công an công bố lệnh khám xét khẩn cấp. Ảnh: CACC |
7500 người lại “dính bẫy” lãi suất cao
Theo đó, liên quan đến vụ huy động hơn 3.700 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (Công ty GFDI), chiều ngày 18/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Quang Hoàng (SN 1988, Tổng Giám đốc), và Trần Thị Mỹ Hạnh (SN 1992, Trưởng phòng ngân quỹ công ty) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan Công an cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối Nguyễn Đỗ Đạt (SN 1992, Giám đốc Tài chính) và Tô Hồng Trà (SN 1991, Giám đốc) và Trần Thị Kiều Trang (SN 1988, Phó Giám đốc chi nhánh Sở giao dịch GFDI tại Đà Nẵng) cùng về tội danh trên.
Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 5/2018 đến nay, Công ty GFDI tiến hành huy động vốn bằng hình thức ký hợp đồng vay tiền của khách hàng tại Đà Nẵng và nhiều địa phương khác. Để khách hàng tin tưởng, Nguyễn Quang Hoàng chỉ đạo cho các chi nhánh, phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh quảng cáo, đưa ra thông tin gian dối rằng toàn bộ dòng tiền của khách hàng sẽ được Công ty GFDI sử dụng đầu tư các dự án có khả năng sinh lời cao như F&B (Nhà Hàng Làng Nghệ Đà Nẵng, Nhà Hàng Làng Nghệ Quảng Trị); Sản xuất hàng tiêu dùng & Thương mại với các thương hiệu Seneco, Enzy Food, K-Products; sản xuất phim điện ảnh… đồng thời cam kết với khách hàng sẽ hoàn trả tiền gốc, lãi đúng theo hợp đồng đã ký.
Để tăng sự tin tưởng và thu hút khách hàng, Hoàng chỉ đạo cấp dưới xuất bản các ấn phẩm quảng cáo, chạy nhiều chương trình marketing để giới thiệu về các dự án đầu tư trên, đồng thời đưa ra các hạn mức lãi suất cho vay hấp dẫn, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng như gói 1 tháng với lãi suất 1,5% - 2%, gói 3 tháng với lãi suất 2,5%/1 tháng, gói 6 tháng với lãi suất 3%/ 1 tháng, từ 9 tháng trở lên lãi suất 3,5%/ 1 tháng. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ khách hàng, Hoàng đã sử dụng sai mục đích, bao gồm việc sử dụng tiền của người sau để trả cho người trước và đến đầu tháng 11/2024 thì mất khả năng thanh toán.
Được biết, Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 17/5/2018, đến năm 2022 tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng với ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư (không bao gồm hoạt động đầu tư chứng khoán). Hiện Hội sở công ty được đặt tại số 92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Ngoài ra, công ty có chi nhánh Sở Giao dịch tại số 47 Núi Thành, phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng và 11 chi nhánh tại các tỉnh thành gồm Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hòa, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo Cơ quan Công an, Nguyễn Quang Hoàng đã dùng thủ đoạn gian dối để huy động và chiếm đoạt của 7.541 khách hàng với tổng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng. Hành vi phạm tội của Nguyễn Quang Hoàng có sự hỗ trợ, giúp sức của Nguyễn Đỗ Đạt, Trần Thị Mỹ Hạnh, Tô Hồng Trà cùng vợ của Hoàng là Trần Thị Kiều Trang. Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an Đà Nẵng đã rà soát, xác định 24 tài sản và nhiều tài khoản có liên quan đến dòng tiền bị chiếm đoạt nhằm phục vụ công tác bồi thường, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của các bị can gây ra.
Nhìn nhận về vụ án này, các chuyên gia pháp lý cho rằng, mô hình quen thuộc "vay người sau trả người trước" được một số doanh nghiệp nhỏ áp dụng để chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các nạn nhân một lần nữa đặt ra vấn đề pháp lý cũng như bài học cho người dân khi Công ty GFDI không phải doanh nghiệp đầu tiên và cũng không là doanh nghiệp cuối cùng bẫy nạn nhân với “chiêu bài” lãi suất cao.
Đã có nhiều vụ lừa đảo với chiêu trò huy động lãi suất cao bị phanh phui. Gần nhất là sự việc tại Công ty CP Tập đoàn Tâm Lộc Phát kêu gọi đầu tư với mức lãi suất gần 3%/tháng. Một trường hợp khác là Vũ Thị Thúy, CEO Công ty Bất động sản Nhật Nam, với chiêu trò huy động vốn trả lãi suất lên tới 34-64%/năm; Công ty CP Tập đoàn Bankland hứa hẹn hưởng lãi suất kỳ hạn từ 6-72 tháng với mức 43,2%/năm.
Hay như hàng loạt trường hợp huy động vốn với dấu hiệu lừa đảo mà cơ quan công an đã và đang tiến hành xác minh làm rõ, như việc huy động vốn cho dự án trồng Sâm Ngọc Linh của Công ty CP Tập đoàn Mỹ Hạnh; trường hợp huy động hàng nghìn tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam...
Người dân tập trung theo dõi cơ quan chức năng khám xét trụ sở chính của công ty GFDI tại Đà Nẵng. Ảnh: TP |
“Miếng pho mát chỉ có sẵn trên bẫy chuột”
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xuanh quanh những vụ án này, luật sư Tạ Anh Tuấn – Giám đốc Công ty Luật EMME law cho rằng, nếu một doanh nghiệp có thể trả lãi suất cao đều đặn, đồng nghĩa với việc tạo ra mức lợi nhuận rất tốt.
Tuy nhiên, luật sư Tạ Anh Tuấn cũng cho rằng, với phương án kinh doanh tốt, tài chính lành mạnh, doanh nghiệp có thể đi vay ngân hàng với chi phí vay chỉ hơn 10%, thấp hơn rất nhiều so với con số phải bỏ ra để vay người dân. Do đó, mức lãi suất trên 30% như Công ty GFDI là bất thường, bởi không có doanh nghiệp nào có thể thường xuyên tạo ra lợi nhuận này để trả lãi.
Cũng theo luật sư, ngay cả các tập đoàn làm ăn hiệu quả nhất Việt Nam, hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 25%. Và với mức lợi nhuận này, doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn từ ngân hàng hay qua thị trường chứng khoán, không cần huy động nhỏ lẻ với mức lãi suất khủng.
“Không ai làm ăn kinh doanh lại chọn con đường thua lỗ, thậm chí đã nhìn thấy rõ thua lỗ từ trước như vậy. Miếng pho mát chỉ có sẵn trên bẫy chuột”, luật sư Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Đức Biên - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La cũng cho rằng, hoạt động đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận là nhu cầu của mỗi cá nhân, và việc góp vốn vào bất kỳ ngành nghề hoặc lĩnh vực nào không bị pháp luật nghiêm cấm là quyền lựa chọn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, để tránh rơi vào những "cạm bẫy" đã được giăng sẵn, luật sư Biên khuyến cáo nhà đầu tư cần tỉnh táo, thận trọng và cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định góp vốn vào bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào.
Theo luật sư Nguyễn Đức Biên, nhà đầu tư đặc biệt cần lưu ý ba vấn đề quan trọng. Thứ nhất, trước khi tham gia góp vốn, cần tìm hiểu kỹ thông tin về các dự án đầu tư, các tổ chức huy động vốn, cũng như các giấy tờ pháp lý như giấy phép thành lập và hoạt động, ngành nghề kinh doanh... Nhà đầu tư nên nhờ chuyên gia kiểm tra pháp lý và đánh giá những rủi ro để đưa ra quyết định đúng đắn.
Thứ hai, cần kiểm chứng thông tin mà công ty quảng cáo và đặc biệt cảnh giác trước mọi lời cam kết trả lợi nhuận "siêu cao" hoặc trả thưởng "khủng" so với thị trường. Thứ ba, cần có các biện pháp theo dõi, giám sát và kiểm chứng mục đích sử dụng của nguồn tiền đã góp vốn. “Điều này giúp bảo đảm rằng số tiền đầu tư được sử dụng đúng mục đích và giảm bớt rủi ro mất mát”, luật sư chia sẻ.
Tin liên quan
MrBeast là khách mời tiếp theo của Ronaldo 21/11/2024 11:25
Giá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần 21/11/2024 10:43
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư 21/11/2024 13:00
Cùng chuyên mục
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:37
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Tài chính 21/11/2024 09:00
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 15:06
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Tài chính 20/11/2024 14:29
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 11:15
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tài chính 20/11/2024 09:16
Các tin khác
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tài chính 20/11/2024 06:00
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 19:59
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn
Tài chính 19/11/2024 17:00
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 14:10
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Tài chính 18/11/2024 14:00
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới
Tài chính 18/11/2024 08:43
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Tài chính 17/11/2024 13:00
IMF: Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tài chính 16/11/2024 16:25
Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuế trong năm 2025
Kinh tế - Tài chính 16/11/2024 15:30
Ngân hàng: Chịu tác động gián tiếp thời "Trump 2.0"
Tài chính 15/11/2024 07:00
Chốt xong phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 12/2024
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 13:13
Gửi tiết kiệm bằng VND và USD theo quy định mới của NHNN có lãi suất ra sao?
Tài chính 14/11/2024 09:00
Khơi thông vốn trung và dài hạn
Tài chính 14/11/2024 07:00
Dòng vốn đầu tư sẽ lại dịch chuyển – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam?
Tài chính 14/11/2024 06:00
Kỷ lục mới: Mỗi ngày, người dân gửi hơn 2.880 tỷ đồng vào ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 13/11/2024 14:15
Chuyển dịch thương mại, tài khóa và tiền tệ: Một số đề xuất cho thay đổi từ “chính sách Trump 2.0”
Tài chính 13/11/2024 13:00
NIM suy giảm, điều chỉnh dự báo lợi nhuận ngân hàng
Tài chính 13/11/2024 08:00
Ông Donald Trump sẽ khai màn "cuộc chiến" với FED?
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 16:06
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00