Chuyển dịch thương mại, tài khóa và tiền tệ: Một số đề xuất cho thay đổi từ “chính sách Trump 2.0”

Với việc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ áp thuế cao lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực.

Sự chuyển dịch thương mại toàn cầu do thuế quan gây ra có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ bởi nhiều doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. Sự chuyển hướng thương mại này có thể mang lại doanh thu cao hơn, cho phép các doanh nghiệp tại Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động, đặc biệt là trong các lĩnh vực như điện tử, dệt may và giày dép. Việc gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng có thể củng cố vị thế của Việt Nam như một trung tâm sản xuất của thế giới và thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chuyển dịch thương mại, tài khóa và tiền tệ: Một số đề xuất cho thay đổi từ “chính sách Trump 2.0”
Tiến sĩ Haji Suleman Ali

Theo Tiến sĩ Haji Suleman Ali, Giảng viên khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, điều này sẽ tác động tích cực đến doanh thu tài khóa từ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu. Nguồn thu gia tăng này có thể tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng công, nhằm hỗ trợ nhu cầu sản xuất ngày càng tăng.

“Tuy nhiên, nếu ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việt Nam có thể phải đối mặt với áp lực tiền tệ để duy trì sức cạnh tranh của tiền đồng, vì nhu cầu cao hơn có thể dẫn đến việc tăng giá tiền tệ. Điều này sẽ làm phức tạp chủ trương chính sách tiền tệ mở rộng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và có khả năng buộc Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất để kiềm chế rủi ro lạm phát liên quan đến nhu cầu đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tăng”, ông nói.

Ngoài ra, vị chuyên gia RMIT cho rằng chi tiêu tài khóa tăng cao cho cơ sở hạ tầng có thể làm tăng nguy cơ thâm hụt ngân sách nếu mức tăng trưởng FDI (hiện tại là 8,8%) không phù hợp với nhu cầu tài khóa. Theo ông, Chính phủ có thể cần triển khai các chiến lược tài khóa thận trọng để đảm bảo tính bền vững tài khóa, phù hợp với nhu cầu thương mại và đầu tư đang mở rộng.

Về phía doanh nghiệp Việt Nam, việc gia tăng phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có thể khiến họ phải chịu rủi ro liên quan đến những thay đổi chính sách đột ngột hoặc thay đổi thuế quan tiếp theo. Việc tăng giá tiền tệ do nhu cầu xuất khẩu cao hơn có thể khiến hàng hóa Việt Nam kém cạnh tranh hơn trên toàn cầu, gây sức ép lên lợi nhuận doanh nghiệp.

“Chi phí hoạt động tăng do lạm phát và giá nhập khẩu cao hơn – nếu các công ty trong nước phải nhập khẩu linh kiện – có thể làm giảm biên lợi nhuận. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với việc các đối tác thương mại khác áp thuế quan trả đũa nếu như căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng. Điều này có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường và lợi nhuận trong dài hạn của họ”, Tiến sĩ Ali nói.

Để ứng phó với những tình huống như trên, vị giảng viên RMIT cho rằng các cơ quan quản lý có thể cân nhắc các biện pháp chính sách tức thời như ổn định tiền tệ và ưu đãi thuế tạm thời.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp ổn định tiền đồng, chẳng hạn như can thiệp chiến lược vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn tình trạng tăng giá quá mức và duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

Việc cung cấp ưu đãi thuế tạm thời hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể giúp bù đắp cho mức gia tăng chi phí mà biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu tăng có thể gây ra.

“Bên cạnh đó, Chính phủ cần triển khai nhanh chóng các chương trình đa dạng hóa xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khám phá các thị trường mới bên ngoài Hoa Kỳ để giảm sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất và giảm thiểu rủi ro về chính sách,” Tiến sĩ Ali nói.

Còn trong dài hạn, ông cho rằng các chính sách nên tập trung vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong các ngành tăng trưởng cao như điện tử và dệt may.

Việc đàm phán và ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại với các nước khác có thể giúp Việt Nam mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và giảm sự phụ thuộc vào nhu cầu của Hoa Kỳ, cũng như bình ổn hóa các cơ hội xuất khẩu.

“Cuối cùng, cần thực hiện các chính sách nhằm xây dựng dự trữ tài chính và khả năng phục hồi tài chính, bao gồm các cơ sở tín dụng dài hạn cho doanh nghiệp và quỹ bình ổn để ứng phó với các cú sốc thương mại và áp lực tiền tệ trong tương lai”, Tiến sĩ Ali nói.

Nguồn: Chuyển dịch thương mại, tài khóa và tiền tệ: Một số đề xuất cho thay đổi từ “chính sách Trump 2.0”

Minh Ngọc - Thùy Dung
diendandoanhnghiep.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lạm phát trung bình, tiền đồng ổn định hỗ trợ duy trì chính sách tiền tệ năm 2025

Lạm phát trung bình, tiền đồng ổn định hỗ trợ duy trì chính sách tiền tệ năm 2025

Ngân hàng Nhà nước có thể duy trì giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2025 nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025

Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025

Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương.
Tín dụng tín dụng khởi sắc, hệ thống ngân hàng còn rủi ro?

Tín dụng tín dụng khởi sắc, hệ thống ngân hàng còn rủi ro?

Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn ẩn chứa một số rủi ro, trong đó, tỷ lệ nợ xấu là yếu tố đáng lo ngại nhất.
Dòng tín dụng cuối năm "tiếp sức" thị trường địa ốc

Dòng tín dụng cuối năm "tiếp sức" thị trường địa ốc

Việc ngân hàng dự kiến bơm gần 670.000 tỷ đồng tín dụng cuối năm 2024 đã đem lại kỳ vọng phục hồi cho thị trường bất động sản.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do bão số 3: Thực hiện đến hết 2025, không giới hạn số lần cơ cấu

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do bão số 3: Thực hiện đến hết 2025, không giới hạn số lần cơ cấu

NHNN vừa ban hành Thông tư quy định việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão và ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.
Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu xanh ngân hàng và phi ngân hàng?

Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu xanh ngân hàng và phi ngân hàng?

Một số lô trái phiếu xanh phi ngân hàng minh chứng cho sự ấm dần lên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp...

Các tin khác

Vốn ngoại có tín hiệu đảo chiều, sẽ quay lại vào 2025?

Vốn ngoại có tín hiệu đảo chiều, sẽ quay lại vào 2025?

Khối ngoại đã bán ròng khoảng 88 nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay. Nhưng tín hiệu mua ròng đã xuất hiện những phiên gần đây.
Cuối năm tỷ giá tăng nhanh, lo những "cơn sóng dữ" trong 2025

Cuối năm tỷ giá tăng nhanh, lo những "cơn sóng dữ" trong 2025

Tỷ giá USD/VND gần đây tăng nhanh trở lại do chịu nhiều sức ép. Tỷ giá được dự báo vẫn sẽ chịu áp lực trong năm 2025.
Gỡ vướng khi sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh

Gỡ vướng khi sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh

Từ năm 2025, sàn thương mại điện tử có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nhằm góp phần giảm đầu mối kê khai thuế, sẽ làm giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho toàn xã hội…
Ngăn sở hữu chéo ngành tài chính ngân hàng: Cần cơ chế giám sát đủ mạnh

Ngăn sở hữu chéo ngành tài chính ngân hàng: Cần cơ chế giám sát đủ mạnh

Trước thực tế vẫn có tình trạng lách luật, theo chuyên gia, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát cũng như có cơ chế đủ mạnh để ngăn sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn.
VinBrain của ông Phạm Nhật Vượng có gì khiến tỷ phú Jensen Huang quyết mua lại?

VinBrain của ông Phạm Nhật Vượng có gì khiến tỷ phú Jensen Huang quyết mua lại?

Trước khi về tay Nvidia, VinBrain được tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn "khủng" và gây ấn tượng nhờ những sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế.
Dùng AI để giám sát, chống thao túng thị trường chứng khoán

Dùng AI để giám sát, chống thao túng thị trường chứng khoán

Theo Bộ Tài chính, AI có khả năng phát hiện các hành vi bất thường như thao túng giá, giao dịch nội gián, hay các hành vi giao dịch khác đối với dữ liệu giao dịch lớn.
Ngân hàng nới lỏng trích lập dự phòng để tăng lợi nhuận

Ngân hàng nới lỏng trích lập dự phòng để tăng lợi nhuận

Nhiều ngân hàng đã nới lỏng trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng tổn thất cho vay (mà các ngân hàng đã tích lũy trong những năm trước) để quản lý tăng trưởng lợi nhuận của mình.
Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 710 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 710 tỷ USD trong 11 tháng

Tổng cục Thống kê cho biết, 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%.
Doanh nghiệp làm gì để được định giá cao, dễ dàng thu hút vốn đầu tư?

Doanh nghiệp làm gì để được định giá cao, dễ dàng thu hút vốn đầu tư?

Trong các “deal” giao dịch thu hút vốn, nhà đầu tư ngày nay không chỉ chú trọng các chỉ tiêu tài chính như trước đây, mà đặt vấn đề nhiều hơn về phi tài chính (non-finalcial).
Doanh nghiệp vay được lãi suất thấp cho dự án nhà ở công nhân, không thuộc gói 120.000 tỷ

Doanh nghiệp vay được lãi suất thấp cho dự án nhà ở công nhân, không thuộc gói 120.000 tỷ

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho hay, trên địa bàn có doanh nghiệp làm dự án nhà ở cho công nhân mà vay được lãi suất thấp, không chuyển sang NOXH.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Theo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư cần tích cực chủ động giải quyết khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.
NHNN đảo chiều rút ròng hơn 27 ngàn tỷ

NHNN đảo chiều rút ròng hơn 27 ngàn tỷ

Sau một tháng bơm ròng hỗ trợ thanh khoản hệ thống do yếu tố mùa vụ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quay trở lại trạng thái rút ròng trên kênh thị trường mở (OMO).
Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền gửi từ dân cư đổ mạnh vào ngân hàng cuối năm

Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền gửi từ dân cư đổ mạnh vào ngân hàng cuối năm

Dòng tiền nhàn rỗi từ cả dân cư và doanh nghiệp đang đổ mạnh vào hệ thống ngân hàng cuối tháng 9/2024, lần lượt tăng 6,5% và 3,43% so với cuối năm 2023. Động thái ồ ạt tăng lãi suất của nhiều ngân hàng cuối năm hứa hẹn đẩy tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn, kéo gần mức chênh lệch tăng trưởng tín dụng và đáp ứng nhu cầu vốn mùa vụ cuối năm.
Thống đốc Fed ủng hộ cắt giảm lãi suất vào tháng 12

Thống đốc Fed ủng hộ cắt giảm lãi suất vào tháng 12

Thị trường tài chính vừa đón nhận tín hiệu tích cực khi Thống đốc Fed Christopher Waller bày tỏ quan điểm ủng hộ việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 12. Tuy nhiên, quyết định này vẫn còn phụ thuộc vào diễn biến của các số liệu kinh tế quan trọng trong hai tuần tới.
Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách

Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách

Theo UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và kéo dài sang năm 2025, NHNN không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách.
Lãi suất cho vay giảm thấp, tăng trưởng tín dụng tăng dần

Lãi suất cho vay giảm thấp, tăng trưởng tín dụng tăng dần

Ngân hàng Nhà nước vừa nới thêm hạn mức tín dụng cho nhiều nhà băng. Dự báo năm 2024, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 14% và 2025 sẽ ở mức cao hơn.
Điểm tựa thị trường

Điểm tựa thị trường

Sự hồi phục tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và hồi phục rõ nét của các ngành hàng, mang đến cơ hội trước mắt...
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Nhiều ý kiến góp ý sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động