Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Lựa chọn nào cho các nhà điều hành trong ứng phó rủi ro về cáo buộc thao túng tiền tệ và chính sách thuế thương mại ở thời Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 (Trump 2.0) trong tương lai?
3 rủi ro
Các tuyên bố của ông Donald Trump về thuế, nếu được thực thi, có thể gây ra tác động tiêu cực cho các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã được gia tăng đáng kể từ 50 tỷ USD vào năm 2016 lên 110 tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng gần 120% qua hai nhiệm kỳ trước. Một yếu tố quan trọng cần lưu ý là quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được cải thiện đáng kể tính từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump, khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện (CSP) với cam kết hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Theo các chuyên gia, khả năng Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ là thấp. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, các chuyên gia Dragon Capital cho rằng các rủi ro sau đây vẫn tồn tại:
Điều tra thương mại: Việt Nam duy trì thặng dư thương mại lớn với Mỹ, xếp vào nhóm bốn quốc gia có thặng dư lớn nhất. Cùng với dòng vốn FDI từ Trung Quốc ngày càng tăng và nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây, điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng điều tra các hành vi chuyển tải bất hợp pháp. Bộ Công Thương đã công bố nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang nằm trong danh sách theo dõi để bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và điều tra về chuyển tải bất hợp pháp. Đáng chú ý, có bốn sản phẩm, bao gồm pin năng lượng mặt trời với tổng giá trị 10,6 tỷ USD, chiếm gần 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vào năm 2023, có nguy cơ bị giám sát và trừng phạt.
Cáo buộc thao túng tiền tệ: Từ năm 2019, Việt Nam liên tục khẳng định không sử dụng chính sách tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, nhưng báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ vào tháng 6/2024 một lần nữa đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi về vấn đề thao túng tiền tệ.
"Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá khả năng Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ là thấp, vì Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự mất giá của đồng tiền nhằm tránh nhập khẩu lạm phát và duy trì tiêu dùng trong nước, thay vì tạo lợi thế về giá trong thương mại", các chuyên gia Dragon Capital cho biết.
Kể từ năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chi hơn 20 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để ổn định đồng VND, thể hiện cam kết duy trì sự ổn định tiền tệ. Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam đạt 5,8% GDP, trong khi thặng dư thương mại song phương với Mỹ lên đến 103 tỷ USD. Điều này tạo cơ sở cho Việt Nam xử lý các mối lo ngại về thao túng tiền tệ bằng cách thu hẹp thặng dư thương mại.
Cập nhật gần nhất trong kỳ báo cáo đánh giá bán niên 2024, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục kết luận Việt Nam không ở trong nhóm bị cáo buộc thao túng tiền tệ. Điều này được giới chuyên môn đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà điều hành tiền tệ, ngoại hối, trong bối cảnh dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng không lớn mà tỷ giá VND/USD lại có biến động mạnh. Bên cạnh đó, lượng dự trữ ngoại hối cũng đã bị suy giảm do NHNN phải đảm đương vai trò người bán sau cùng để can thiệp nguồn cung, đưa ngoại tệ ra thị trường ở giai đoạn tỷ giá chịu áp lực trượt giá biên độ rộng giữa năm qua.
Thuế diện rộng 10% - 20% đối với các quốc gia xuất khẩu: Việc áp thuế diện rộng lên các quốc gia là không khả thi, vì Mỹ là một thị trường tiêu dùng với thâm hụt thương mại hàng năm khoảng 600 tỷ USD. Những mức thuế như vậy sẽ làm tăng giá cả hàng hóa nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ. Ngay cả khi các mức thuế này được áp dụng, Việt Nam có thể vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh nhờ vị trí địa lý thuận lợi, chi phí lao động thấp và mạng lưới hiệp định thương mại tự do, theo các chuyên gia.
Nhóm phân tích cũng nhận định rằng mặc dù các khẩu hiệu bảo hộ thường được ưa chuộng trong các chiến dịch bầu cử, thực tế việc tăng giá hàng hóa một cách rộng rãi lại ít có khả năng thực hiện về mặt chính trị. Do đó, việc chuyển hoá các thông điệp chính trị thành chính sách sẽ cần có sự chọn lọc và điều chỉnh.
Lựa chọn của Việt Nam
Trước những rủi ro tiềm tàng này, chuyên gia Dragon Capital khuyến nghị, Việt Nam có thể cân nhắc các biện pháp chủ động để bảo vệ lợi ích kinh tế và giải quyết những lo ngại từ phía Mỹ.
Thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ: Việt Nam có thể mở rộng nhập khẩu từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu tiềm năng bao gồm máy bay, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và một số dịch vụ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận sâu rộng về nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là LNG. Nếu ông Trump trở lại nắm quyền, áp lực từ bên ngoài có thể tăng lên, buộc Việt Nam phải hoàn thiện các khung pháp lý còn tồn đọng và đẩy nhanh việc tích hợp LNG vào danh mục năng lượng quốc gia.
Những giao dịch nhập khẩu, mua hàng trị giá lớn sẽ giúp thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ, loại bỏ 1 trong những điều kiện dẫn đến theo dõi và cáo buộc thao túng tiền tệ, theo các chuyên gia. Ảnh minh họa |
“Một thông tin tích cực mới đây, dẫn theo hãng thông tấn nước ngoài cho biết, Vietnam Airlines vừa gửi đề xuất cho các nhà sản xuất mua thêm 50 máy bay thân hẹp trong năm 2023. Vào 2023, hãng hàng không quốc gia đã ký thỏa thuận tạm thời với Boeing để mua 50 máy bay 737 MAX nhưng thương vụ vẫn chưa hoàn tất. Điều này hứa hẹn những hợp đồng trị giá lớn và giúp thặng dư thương mại của Việt Nam - Hoa Kỳ từ hơn 100 tỷ USD, có thể thu hẹp. |
Áp thuế cho sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc: Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) và thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, với khả năng áp thuế lên các sản phẩm này vào đầu năm 2025. Hành động này nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc giảm thiểu rủi ro trở thành trung tâm trung chuyển cho các sản phẩm thép.
Đàm phán hiệp định thương mại: Việc thiết lập một hiệp định thương mại song phương có thể tạo ra cơ chế chính thức để giải quyết các tranh chấp thương mại và khẳng định lập trường của Việt Nam trong việc không trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc. Các cuộc đàm phán này có thể bao gồm những cam kết cụ thể về quy tắc xuất xứ và tỷ lệ nội địa hóa trong các lĩnh vực xuất khẩu chính, giúp Việt Nam tránh được các biện pháp phòng vệ thương mại nghiêm ngặt.
"Dù các hiệp định thương mại đều có thể được áp dụng, nhưng chúng khó trở thành ưu tiên đối với một nước Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ và do đó, chúng tôi cho rằng chỉ có thể xem đó là biện pháp trong trung và dài hạn", các nhà phân tích cho biết.
Tác động dài hạn
Trung Quốc hiện nắm giữ 32% thị phần của ngành sản xuất toàn cầu. Nếu chính quyền Trump 2.0 gia tăng các trở ngại thương mại đối với Trung Quốc, những quốc gia khác có thể hưởng lợi, ít nhất là do độ trễ không thể tránh khỏi và tác động giá tiêu dùng khi Mỹ chuyển hướng sản xuất về trong nước.
Việt Nam được cho là có vị thế tốt để hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và các trung tâm sản xuất, tương tự như những gì đã xảy ra trong nhiệm kỳ trước của ông Trump.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ hội này cũng đi kèm với khả năng hàng hóa Việt Nam sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn và xu hướng này có thể kéo dài trong trung hạn. Tác động ban đầu có thể sẽ rõ rệt nhất đối với các doanh nghiệp FDI có liên kết với Trung Quốc, đặc biệt là những doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề vận chuyển trái phép.
Nhìn chung, theo chuyên gia Dragon Capital, việc cân bằng giữa các cơ hội và sự giám sát gia tăng vẫn sẽ có lợi cho Việt Nam.
Việt Nam được kỳ vọng sẽ phản ứng chủ động, tận dụng kinh nghiệm từ các thách thức tương tự trước đây để thực hiện các bước đáp ứng và phòng ngừa. Bối cảnh này có thể tạo động lực để Việt Nam thúc đẩy các thay đổi chính sách quan trọng. Lý tưởng nhất là Việt Nam có thể đạt được thỏa thuận với Mỹ nhằm làm rõ quy tắc xuất xứ và giải quyết các mối lo ngại về vận chuyển trái phép, đồng thời gia tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua việc hỗ trợ tích cực cho các nhà sản xuất trong nước.
Việc đẩy nhanh quá trình nội địa hóa mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, từ đa dạng hóa cho đến khả năng chuyển đổi mô hình sản xuất thiết bị gốc (OEM) sang mô hình bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, giúp Việt Nam giữ lại nhiều giá trị hơn trong chuỗi sản phẩm.
“Mặc dù kết quả của cuộc bầu cử Mỹ có thể tạo ra thách thức ngắn hạn cho Việt Nam, nhưng tác động về dài hạn có thể sẽ thuận lợi hơn. Hiện còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào và cần theo dõi, cập nhật khi có các chính sách rõ ràng hơn”, chuyên gia nhìn nhận.
Nguồn: Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tin liên quan
MrBeast là khách mời tiếp theo của Ronaldo 21/11/2024 11:25
Giá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần 21/11/2024 10:43
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư 21/11/2024 13:00
Cùng chuyên mục
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:37
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Tài chính 21/11/2024 09:00
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 15:06
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Tài chính 20/11/2024 14:29
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 11:15
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tài chính 20/11/2024 09:16
Các tin khác
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tài chính 20/11/2024 06:00
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 19:59
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn
Tài chính 19/11/2024 17:00
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 14:10
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Tài chính 18/11/2024 14:00
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới
Tài chính 18/11/2024 08:43
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Tài chính 17/11/2024 13:00
IMF: Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tài chính 16/11/2024 16:25
Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuế trong năm 2025
Kinh tế - Tài chính 16/11/2024 15:30
Ngân hàng: Chịu tác động gián tiếp thời "Trump 2.0"
Tài chính 15/11/2024 07:00
Chốt xong phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 12/2024
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 13:13
Gửi tiết kiệm bằng VND và USD theo quy định mới của NHNN có lãi suất ra sao?
Tài chính 14/11/2024 09:00
Khơi thông vốn trung và dài hạn
Tài chính 14/11/2024 07:00
Dòng vốn đầu tư sẽ lại dịch chuyển – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam?
Tài chính 14/11/2024 06:00
Kỷ lục mới: Mỗi ngày, người dân gửi hơn 2.880 tỷ đồng vào ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 13/11/2024 14:15
Chuyển dịch thương mại, tài khóa và tiền tệ: Một số đề xuất cho thay đổi từ “chính sách Trump 2.0”
Tài chính 13/11/2024 13:00
NIM suy giảm, điều chỉnh dự báo lợi nhuận ngân hàng
Tài chính 13/11/2024 08:00
Ông Donald Trump sẽ khai màn "cuộc chiến" với FED?
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 16:06
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00