Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á
Chỉ số DXY đo lường giá trị đồng USD lại tăng vọt lên mốc mới vào ngày 21/11/2024 (Ảnh: Investing.com) |
Một cuộc chiến thương mại và bức tường thuế quan mới đang dần hình thành dự kiến sẽ tạo ra nhiều thách thức cho các nền kinh tế châu Á. Nhưng ngay từ lúc này, việc đồng USD đang mạnh lên đã gây ra những lo lắng.
USD tăng, châu Á lo
Giá trị của đồng bạc xanh đã tăng lên kể từ khi ông Donald Trump tái đắc cử, một phần do dự báo về các chính sách mạnh mẽ như áp thuế lớn với Trung Quốc và các đối tác của Mỹ, cắt giảm thuế quy mô lớn cho các doanh nghiệp Mỹ và siết chặt nhập cư vào Mỹ. Nếu những cam kết của ông Trump trở thành hiện thực, hàng hóa dự kiến sẽ trở nên đắt đỏ hơn và đẩy lạm phát lên cao.
Theo các nhà phân tích, điều này sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Dự báo này được thể hiện qua sự gia tăng đáng kể lợi suất trái phiếu Mỹ - một yếu tố khiến một đồng tiền trở nên hấp dẫn hơn. Tất cả điều này sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các ngân hàng trung ương châu Á.
Trong khi Trung Quốc vẫn là mục tiêu chính của ông Trump – với những lời đe dọa áp thuế hơn 60% đối với hàng nhập khẩu từ quốc gia này – thì những tác động lan tỏa cũng có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á có sự liên kết chặt chẽ.
Theo Morgan Stanley, các nền kinh tế châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, ngày càng phụ thuộc vào nhu cầu từ Mỹ, với tỷ lệ xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 11,7% vào tháng 10/2018 lên 14,7% hiện nay. Sự thay đổi này một phần phản ánh việc xuất khẩu của Trung Quốc bị chuyển hướng qua các quốc gia Đông Nam Á.
Các đồng tiền yếu hơn so với đồng đô la Mỹ có thể giúp giảm thiểu tác động từ việc tăng thuế quan bằng cách làm cho hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hóa Mỹ. Ví dụ gần đây, đồng nhân dân tệ (NDT) đã giảm giá so với đồng đô la Mỹ, giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn trên thị trường quốc tế, phần nào bù đắp cho áp lực thuế quan và chi phí sản xuất gia tăng. Tuy nhiên, điều này cũng có nguy cơ thúc đẩy dòng vốn rút khỏi khu vực.
Thực tế, Trung Quốc đã chứng kiến dòng vốn chảy ra ngoài gia tăng trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về sự mất giá của đồng nhân dân tệ và triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đây là một thách thức đặc biệt đối với Trung Quốc, quốc gia đang đối mặt với sự suy giảm kinh tế do khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản.
Trong cuộc chiến thương mại năm 2018 và 2019, đồng NDT đã giảm khoảng 10% so với đồng đô la Mỹ. Nhưng mức thuế dự kiến lần này cao hơn nhiều so với trước đây, khiến đồng NDT có thể phải giảm sâu hơn nữa.
Cho tới nay, các chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang tiếp cận vấn đề một cách thận trọng, chờ đợi các tuyên bố chính thức về thuế quan trước khi đưa ra quyết định. Dù nước này có thể chấp nhận một số mức độ giảm giá của NDT so với USD, nhưng một đợt giảm mạnh sẽ trở nên khó chấp nhận và gây rủi ro lớn cho dòng vốn.
Với các nền kinh tế châu Á khác, dòng vốn rút khỏi có thể không phải là mối lo lớn, nhưng đồng tiền yếu hơn cũng sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát. Chi phí nhập khẩu, đặc biệt là năng lượng và thực phẩm, phần nhiều sẽ leo thang. Ấn Độ đã chứng kiến đồng rupee giảm giá gần đây và làm tăng chi phí nhập khẩu dầu mỏ, tạo thêm áp lực lên lạm phát trong nước.
Điều này có thể hạn chế mức độ nới lỏng tiền tệ trong khu vực. Ngoại trừ Nhật Bản, hầu hết các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ giảm lãi suất vào năm tới. Nhật Bản cũng có thể buộc phải tăng lãi suất không mong muốn nếu đồng yên mất giá quá sâu.
Sẽ có nhiều tác động tới tài chính châu Á từ đồng USD, bên cạnh lo ngại thuế quan. |
Bên cạnh đó, nếu lãi suất ở Mỹ vẫn cao hơn so với châu Á, dòng vốn nhiều khả năng sẽ rời khỏi khu vực. Theo thống kê, chỉ số cổ phiếu châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã giảm khoảng 5% trong tháng 10/2024 khi đồng USD tiếp tục mạnh lên. Theo J.P. Morgan, chỉ số cổ phiếu châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã giảm trung bình 13% trong các giai đoạn đồng đô la Mỹ mạnh lên kể từ năm 2008.
Việt Nam cần cẩn trọng
Đối với quốc gia xuất khẩu lớn như Việt Nam, sự biến động của USD sẽ gây nhiều ảnh hưởng.
Trước hết, đồng Việt Nam yếu hơn khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, như máy móc, linh kiện điện tử và nguyên liệu dệt may gia tăng, qua đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đáng lưu ý, trong 9 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất, bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, chiếm tới 93,8% tổng kim ngạch nhập khẩu gần 280 tỷ USD của nước ta, khiến chi phí gia tăng có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Ngoài ra, nguy cơ dòng vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi Việt Nam cũng hiện hữu nếu lãi suất tại Mỹ vẫn cao hơn. Đặc biệt, với sự phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ, các biện pháp tăng thuế và lãi suất cao từ nước này có thể làm hàng xuất khẩu Việt Nam kém hấp dẫn. Cùng với đó, áp lực tỷ giá buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp, ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với các cú sốc kinh tế khác.
Tin liên quan
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump? 23/11/2024 15:00
Cùng chuyên mục
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á
Tài chính 23/11/2024 12:00
Các tin khác
VietinBank (CTG): Nợ xấu có thể tăng nhẹ, tín dụng dự báo đạt 14%
Tài chính 23/11/2024 08:00
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 20:35
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?
Tài chính 22/11/2024 09:00
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới
Tài chính 22/11/2024 06:00
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 15:33
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:37
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Tài chính 21/11/2024 09:00
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 15:06
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Tài chính 20/11/2024 14:29
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 11:15
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tài chính 20/11/2024 09:16
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tài chính 20/11/2024 06:00
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 19:59
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn
Tài chính 19/11/2024 17:00
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 14:10
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Tài chính 18/11/2024 14:00
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới
Tài chính 18/11/2024 08:43
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Tài chính 17/11/2024 13:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00