Nợ xấu báo động tại các công ty tài chính, nhiều doanh nghiệp lỗ nặng do trích dự phòng lớn

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết nợ xấu tại các công ty tài chính hiện khoảng 14,63%, ở mức đáng báo động. Nhiều công ty tài chính rất khó khăn, thậm chí thua lỗ do trích dự phòng rủi ro tăng cao...

Ngày 16/4 tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ban Sáng lập Hiệp hội kinh doanh Mua bán nợ tổ chức Hội thảo “Nâng cao tính lành mạnh và hiệu quả của cho vay tiêu dùng và quy định, thực tiễn thu hồi nợ”.

Hội thảo tập trung trao đổi về vấn đề thu hồi nợ cho vay tiêu dùng dưới góc nhìn toàn diện trong nước và quốc tế, các hành vi thu hồi chuẩn mực nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ cho vay tiêu dùng, trên cơ sở đó, xem xét tính cần thiết xây dựng một bộ quy tắc ứng xử chung cho hoạt động thu hồi nợ cho các thành viên của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.

NỢ XẤU CÔNG TY TÀI CHÍNH GẦN 15%

Phát biểu tại hội thảo, ông Darryl Dong, Đại diện cấp cao IFC Việt Nam, khẳng định việc xây dựng một khuôn khổ mạnh mẽ để giải quyết nợ xấu với cách tiếp cận thực tế theo nguyên tắc thị trường là điều hết sức cần thiết để xoay chuyển tình thế nợ xấu.

Ông Darryl Dong cho rằng trong một môi trường đầy thách thức, với tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và nợ xấu cho vay doanh nghiệp lẫn cho vay tiêu dùng đều đang có chiều hướng gia tăng, do đó, lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện đang trải qua giai đoạn rất khó khăn.

"Các dấu hiệu thị trường cho thấy tín dụng tiêu dùng tăng trưởng chậm lại, do ảnh hưởng bởi các khó khăn trong các ngành thâm dụng lao động, đặc biệt là trong sản xuất và xuất khẩu. Các điều kiện thị trường bên ngoài bất lợi, nhu cầu tín dụng giảm, hoạt động cho vay thắt chặt và nợ quá hạn gia tăng khiến cho tín dụng tiêu dùng bị ảnh hưởng mạnh. Tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này đã tăng đáng kể".

Ông Darryl Dong, Đại diện cấp cao IFC Việt Nam.

Đại diện IFC Việt Nam phân tích: đại dịch Covid-19 đã đẩy nhiều người có thu nhập thấp, những khách hàng chính của tín dụng tiêu dùng vào tình trạng tài chính khó khăn, giảm khả năng trả nợ.

"Gần đây còn có hiện tượng bùng nợ từ những khách hàng không trung thực, những người vay chỉ để cố tình vỡ nợ. Tất cả những điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể nợ xấu tiêu dùng trong vài năm qua", ông Darryl Dong nói.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối năm 2023, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đạt khoảng 2,8-2,9 triệu tỷ, chiếm khoảng 21% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

Đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế không đạt kỳ vọng, dư nợ tín dụng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống giảm trên 28%.

Trong đó, 15/16 công ty tài chính được cấp phép tại Việt Nam đang hoạt động và dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 138,8 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 5% so với tổng dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho rằng cho vay tài chính tiêu dùng vẫn là vấn đề nóng. Cho vay tiêu dùng dần đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân, phần nào hạn chế tín dụng đen song dù bị công an triệt phá nhiều vụ việc nhưng tín dụng đen vẫn len lỏi vào đời sống.

Đáng nói, theo lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cuối 2023 của tín dụng cho vay đời sống phục vụ tiêu dùng đạt 3,8% và đến nay nhích lên hơn 4%. Riêng nợ xấu tại các công ty tài chính dù giảm nhẹ từ mức 15% cuối năm 2023 đến nay chỉ còn khoảng 14,63% nhưng vẫn ở mức đáng báo động.

"Nhiều công ty tài chính lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao. Khả năng thu hồi nợ cũng rất khó khăn", ông Hùng nêu rõ thực tế.

Bên cạnh đó, dù các cơ quan bảo vệ pháp luật, công an tấn công mạnh vào ổ "tín dụng đen" song người dân vẫn không tiếp cận được vốn ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng nên phải tìm đến kênh vốn đầy tai tiếng này. Tình trạng đó vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt khu vực nông thôn.

MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG NỢ XẤU TIÊU DÙNG

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tiêu dùng là hết sức thiết yếu.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng công ty tài chính tiêu dùng cũng như ngân hàng cần nâng cao chất lượng và tiến tới xử lý tốt nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội vấn nạn người vay vốn bùng nợ hay bày cách không trả nợ ngân hàng.

"Cần cho vay chặt chẽ hơn, tránh gây mất an toàn hệ thống. Việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống người dân, giảm tín dụng đen là điều cần thiết", ông Hùng nhấn mạnh.

Nợ xấu báo động tại các công ty tài chính, nhiều doanh nghiệp lỗ nặng do trích dự phòng lớn
Nhiều chuyên gia tại hội thảo đưa ra giải pháp để nâng cao tính lành mạnh và hiệu quả của cho vay tiêu dùng.

Cũng theo đại diện Hiệp hội Ngân hàng, khi xuất hiện nhiều nhóm "bùng nợ", hội nhóm cố tình không trả nợ, hiệp hội đã kiến nghị các cơ quan chức năng gỡ bỏ các trang mạng nói trên nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện, vẫn có nhiều đối tượng vay cố tình không trả nợ.

Với một số trường hợp tiền nợ, phạt từ ngân hàng lên tới gấp 5, 10 lần, thậm chí 20 lần, do đó, ông Hùng cho rằng về phía ngân hàng cũng phải chia sẻ với khách hàng, ngân hàng nhân văn hơn.

Theo đó, khi người dân trả nợ cần xem xét miễn giảm lãi, để họ thấy rằng dù khó khăn hoặc cố tình không trả nợ, đến khi hợp tác thì ngân hàng có phương pháp miễn, giảm nợ nhân văn.

Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Ngân hàng cũng đặt vấn đề về việc đối với cjo vay tiêu dùng hiện không có hành lang pháp lý mua bán nợ, trong khi không có tài sản đảm bảo nên dẫn đến hiện tượng dùng "xã hội đen" để đòi nợ một cách manh động.

"Tôi cho rằng điều này không phù hợp với pháp luật hiện nay, do đó cần hành lang pháp lý để các đơn vị thu hồi nợ thuận lợi hơn", ông Hùng bày tỏ.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị ngành ngân hàng đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng, xử lý vướng mắc, để ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng cho vay thuận lợi nhất và hạn chế "tín dụng đen". Các bộ ngành cũng phải chung tay nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo đưa nợ xấu tỷ lệ an toàn, đây là mục tiêu cuối cùng.

"Hiệp hội đề xuất chấm điểm tín dụng người dân, tích hợp dữ liệu dân cư, để nhiều người vay vốn thấy hậu quả của việc "bùng nợ" khiến công việc làm ăn khác khó khăn và phải trả nợ ngân hàng".

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia quốc tế cũng mổ xẻ những thách thức trong quy định, thực thi, thực tiễn thu hồi nợ ở Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đưa ra các ý tưởng để mở cửa thị trường nợ xấu tiêu dùng.

Nhiều vấn đề cốt lõi liên quan đến các biện pháp quản lý và thực thi để ngăn chặn việc thu hồi nợ bất hợp pháp, cũng như vai trò của một bộ quy tắc ứng xử cho hành vi thu hồi nợ có trách nhiệm nhằm thúc đẩy các chuẩn mực thị trường và thực hành tốt cũng được các chuyên gia bàn thảo.

Theo ông Darryl Dong, Đại diện cấp cao IFC Việt Nam, trong bối cảnh môi trường kinh tế chính trị ngày càng thách thức, hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng có vai trò giải quyết nợ xấu cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một khuôn khổ thể chế chặt chẽ, mạnh mẽ và thiết thực, dựa trên các nguyên tắc thị trường.

"Việc phát triển các công ty mua bán, xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, hình thành một thị trường mua bán nợ xấu năng động và chuyên nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xử lý nợ xấu tiêu dùng hiệu quả", đại diện IFC Việt Nam nhấn mạnh.

IFC sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan chức năng của Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các doanh nghiệp tham gia thị trường trong nghị trình quan trọng này.

"Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm toàn cầu của mình để giúp Việt Nam cải thiện khung pháp lý trong xử lý nợ xấu, mất khả năng thanh toán và thu hồi nợ, cũng như xây dựng một thị trường nợ xấu năng động, tạo điều kiện cho các công ty mua bán, xử lý nợ xấu chuyên nghiệp có năng lực, có uy tín phát triển", ông Darryl Dong khẳng định.

Điều này sẽ thu hút thêm đầu tư của khu vực tư nhân vào Việt Nam và hỗ trợ một hệ thống tài chính lành mạnh và có khả năng chống chịu tốt. Vấn đề này không hề dễ dàng nhưng đại diện IFC tin tưởng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng và các thành viên thị trường sẽ giúp xử lý và ngăn chặn đà tăng của nợ xấu cho vay doanh nghiệp lẫn cho vay tiêu dùng.

Nguồn: Nợ xấu báo động tại các công ty tài chính, nhiều doanh nghiệp lỗ nặng do trích dự phòng lớn

Ánh Tuyết
vneconomy.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, việc tăng cung ngoại tệ, kiểm soát tỷ giá đồng thời giữ ổn định lãi suất là một thách thức không nhỏ cho chính sách.
So sánh lợi nhuận khủng, nợ xấu tại Vietcombank, VietinBank, BIDV

So sánh lợi nhuận khủng, nợ xấu tại Vietcombank, VietinBank, BIDV

3 trong 4 ngân hàng Big4 vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024. Trong đó, Vietcombank lợi nhuận đi lùi, còn VietinBank, BIDV báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ 2023. Đáng nói, nợ xấu tại 3 ông lớn ngân hàng này đồng loạt đi lên.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động của hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng mô hình OLS, FEM, REM và phương pháp FGLS để phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 23 ngân hàng thương mại (NHTM) đã được niêm yết trong giai đoạn 2012- 2021 với tổng số 230 mẫu quan sát. Từ những kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị cho các NHTM và Ngân hàng Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
TPBank báo lãi quý I hơn 1.800 tỷ, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 26% chỉ sau 1 quý

TPBank báo lãi quý I hơn 1.800 tỷ, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 26% chỉ sau 1 quý

Quý I năm nay, TPBank báo lãi tăng gần 3 lần so với quý IV/2023 trong bối cảnh chi phí lãi hạ nhiệt và ngân hàng giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đáng chú ý, dư nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn, tiếp tục tăng đáng kể.
Vì sao vàng nguyên liệu khan hiếm, đấu thầu vàng vẫn ‘ế’?

Vì sao vàng nguyên liệu khan hiếm, đấu thầu vàng vẫn ‘ế’?

Trong bối cảnh vàng nguyên liệu khan hiếm, nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn cung để sản xuất vàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá vàng tăng cao trong thời gian qua. Thế nhưng khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng, doanh nghiệp lại không mấy mặn mà, dẫn đến tình trạng "ế" đến 80% trong phiên đấu thầu 23/4.
Ngân hàng mạnh tay phát hành trái phiếu trở lại

Ngân hàng mạnh tay phát hành trái phiếu trở lại

Ngân hàng phát hành trái phiếu sôi động trở lại sau 2 tháng đóng băng đầu năm, trong bối cảnh tiền gửi ngân hàng sụt giảm và việc tăng vốn cấp 2 (vốn bổ sung) vẫn bức thiết.

Các tin khác

Chủ tịch Eximbank bất ngờ từ nhiệm trong Đại hội cổ đông

Chủ tịch Eximbank bất ngờ từ nhiệm trong Đại hội cổ đông

Bà Đỗ Hà Phương, Chủ tịch HĐQT Eximbank có đơn từ nhiệm ngày 26/4, trong ngày này bà điều hành Đại hội đồng cổ đông thường niên của ngân hàng năm 2024.
Chưa đủ cơ sở vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX ngày 2-5

Chưa đủ cơ sở vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX ngày 2-5

Còn nhiều vấn đề liên quan "thủ tục" vì vậy, UBCKNN cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống CNTT KRX vào vận hành chính thức vào 2-5.
CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị báo lãi hơn 8 tỉ đồng

CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị báo lãi hơn 8 tỉ đồng

Eximbank tiếp tục đặt mục tiêu lãi tăng đột biến trong năm nay, bất chấp kết quả lợi nhuận kém lạc quan của năm ngoái.
NHNN hủy đấu thầu vàng ngày 25/4

NHNN hủy đấu thầu vàng ngày 25/4

Do không có đủ số lượng thành viên nộp phiếu dự thầu nên NHNN đã hủy thông báo đấu thầu ngày 24/4.
Giá USD tăng mạnh: Doanh nghiệp lao đao

Giá USD tăng mạnh: Doanh nghiệp lao đao

Từ đầu năm đến nay, giá USD tại ngân hàng và trên thị trường tự do đều đã tăng trên dưới 5%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp phát hành tín phiếu cũng như bán ngoại tệ nhằm cắt cơn sốt nhưng mãi tỷ giá vẫn chưa chịu hạ nhiệt. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu đang lao đao vì tỷ giá tăng.
Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.
Dưới 30% doanh nghiệp đề cập đến ESG trong báo cáo tài chính

Dưới 30% doanh nghiệp đề cập đến ESG trong báo cáo tài chính

Theo chuyên gia, giá trị của ESG không đơn thuần được đo bằng tiền, lợi nhuận hay chi phí mà qua khả năng cạnh tranh, giá trị thương hiệu và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024...
WB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025

WB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025, theo báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 23/4.
Techcombank lãi kỷ lục trong quý I/2024, thu nhập nhân viên hơn 49 triệu đồng/tháng

Techcombank lãi kỷ lục trong quý I/2024, thu nhập nhân viên hơn 49 triệu đồng/tháng

Techcombank ghi nhận lợi nhuận quý I đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ và cao nhất trong lịch sử nhờ thu nhập lãi, phí và các hoạt động như ngoại hối, chứng khoán đầu tư.
Sếp ngân hàng ngoại nêu loạt khó khăn làm nghẽn dòng vốn xanh

Sếp ngân hàng ngoại nêu loạt khó khăn làm nghẽn dòng vốn xanh

Đại diện HSBC cho rằng một trong những thách thức lớn nhất cho phát triển bền vững là Việt Nam chưa có hệ thống phân loại chi tiết tài chính "xanh" và "bền vững" nghĩa là gì.
2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng

2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng

2 thành viên trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng sáng nay (23/4). Khối lượng trúng thầu là 3.400 lượng vàng trên tổng 16.800 lượng vàng được chào bán.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Áp lực tỷ giá USD và "bàn tay" hữu hình

Áp lực tỷ giá USD và "bàn tay" hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt là các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Hôm nay hủy đấu thầu vàng miếng

Hôm nay hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng ngày mai (23/4).
Không "ôm" ngân hàng yếu: "Sếp" Techcombank nói gì?

Không "ôm" ngân hàng yếu: "Sếp" Techcombank nói gì?

CEO Jens Lottner khẳng định, Techcombank sẽ không bị "tụt hậu" so với các ngân hàng nếu không nhận hỗ trợ ngân hàng yếu kém. Bởi vì khi so sánh các chỉ số tài chính thì Techcombank vẫn có phần vượt trội với các ngân hàng khác.
MB Ageas Life: Doanh thu bảo hiểm giảm nhưng vẫn lãi đậm nhờ hoạt động tài chính

MB Ageas Life: Doanh thu bảo hiểm giảm nhưng vẫn lãi đậm nhờ hoạt động tài chính

Năm 2023, MB Ageas Life ghi nhận sự suy giảm về doanh thu hoạt động bảo hiểm nhưng nhờ lực đỡ từ hoạt động tài chính, như: Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu, cổ tức,... đã giúp lợi nhuận duy trì mức tăng trưởng.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về khoản tiền cho SCB vay?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về khoản tiền cho SCB vay?

Phó thống đốc NHNN chia sẻ những vấn đề liên quan tới giải pháp cơ cấu SCB. NHNN sẽ tiếp tục xây dựng một lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động