Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu Quốc gia

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG), đó là: Xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công cho các chương trình này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

vninfor.vn

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu Quốc gia

Từ nhiều nguồn vốn đầu tư, hệ thống giao thông của xã Cúc Phương (huyện Nho Quan) ngày càng hoàn thiện. https://vninfor.vn/

Năm 2022, tổng ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt 312,01 tỷ đồng. Trên cơ sở đánh giá mức độ và sự cần thiết của các chương trình MTQG, tỉnh đã phân bổ nguồn vốn hợp lý, đảm bảo hiệu quả, thực chất.

Theo đó, Chương trình MTQG xây dựng NTM là 227,51 tỷ đồng, bao gồm, ngân sách Trung ương là 73,26 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 154,25 tỷ đồng; Chương trình giảm nghèo bền vững với tổng kinh phí đầu tư là 36,063 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương; Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổng nguồn vốn là 48,44 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.

Việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là đối với Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 7/8 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 119/119 xã đạt chuẩn NTM; có 30/119 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 14/119 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Dự kiến các mục tiêu giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đề ra và chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ giao cho Ninh Bình.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu Quốc gia

Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn đã thoát nghèo bền vững. https:///vninfor.vn/

Để giải ngân nguồn vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu, tỉnh đã tổ chức kiện toàn và ban hành các văn bản theo thẩm quyền để quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình. Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn cho 3 chương trình mục tiêu trên đều chậm, duy chỉ có nguồn vốn ngân sách tỉnh cho Chương trình mục tiêu xây dựng NTM đạt tỷ lệ cao, chiếm khoảng 73% tổng nguồn vốn.

Tính đến 31/1/2023, nguồn vốn đầu tư công thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM đã giải ngân đạt 77,4 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương đã giải ngân được 19,7 tỷ đồng, đạt khoảng 27% tổng vốn ngân sách Trung ương; nguồn vốn ngân sách tỉnh đã giải ngân 57,6 tỷ đồng, chiếm khoảng 73% tổng vốn ngân sách tỉnh. Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh đã được giao chi tiết cho các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình để tổ chức triển khai thực hiện.

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được bố trí 36,063 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh; tính đến 31/1/2023, đã giải ngân được 11,17 tỷ đồng, đạt 30,97% kế hoạch vốn. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bố trí 48,44 tỷ đồng; tính đến 31/1/2023, UBND huyện Nho Quan đang triển khai thực hiện phân bổ cho các dự án, tiểu dự án thành phần nên chưa có cơ sở giải ngân kế hoạch vốn năm 2022.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giải ngân các nguồn vốn chậm, trong đó phải kể đến những vướng mắc do thủ tục, văn bản hành chính quy định để triển khai thực hiện còn chưa hoàn thiện. Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là Chương trình tổng thể quy mô lớn, đa lĩnh vực, nhiều dự án, tiểu dự án thành phần, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, liên quan đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số nên việc rà soát, tổng hợp, phân bổ vốn, lập kế hoạch cần nhiều thời gian thực hiện.

Cơ chế và hệ thống các văn bản pháp lý để triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 còn chậm, gặp nhiều khó khăn do chưa đồng bộ, kịp thời trong quá trình thực hiện.

Theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, ngân sách Trung ương không hỗ trợ vốn thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Đối với ngân sách địa phương, tại Nghị quyết số 94/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh và Quyết định 1116/QĐ-UBND ngày 12/12/2022, tổng kế hoạch vốn bố trí cho các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc các Chương trình MTQG là 277,803 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình MTQG xây dựng NTM là 183,3 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; chương trình giảm nghèo bền vững là 36,063 tỷ đồng; chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 58,44 tỷ đồng.

Hiện nay, đối với nguồn vốn đầu tư công Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các địa phương, các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện, tổng hợp nhu cầu, xây dựng phương án phân bổ trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ chi tiết, cụ thể cho từng dự án, nội dung thành phần của từng chương trình; đối với nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình đã được giao cho các đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện.

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đối với 3 chương trình MTQG trong năm2022 gồm xây dựng NTM, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương chủ đầu tư tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt nhiệm vụ, giải pháp tại các nghị quyết của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách thực hiện các chương trình MTQG, khuyến khích phát triển nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng ưu tiên các nội dung, tiêu chí thiết thực nâng cao đời sống cho người dân như: Phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, khởi nghiệp, sáng tạo, hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế hợp tác, trang trại...

Tiếp tục huy động tối đa các nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là lĩnh vực giao thông trọng điểm, đô thị động lực, cùng với chú trọng huy động nguồn lực cho văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, môi trường... Chủ động kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp của con em quê hương đang làm việc ở trong và ngoài nước... Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, dân cư với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả.

Bài, ảnh: Nguyễn Thơm

https://baoninhbinh.org.vn/tang-toc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-cac-chuong-trinh-muc-tieu/d20230323150341151.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Sáng 24/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình, tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai Mô hình “Cán bộ, đảng viên 5N” gắn với chuyên đề năm 2024. Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.
Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trong tỉnh luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động ở địa phương, chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Sáng 21/4, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy, do đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón các đoàn công tác, lực lượng diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng cơ động đi qua và dừng chân tại huyện Mường Ảng. Cùng đi có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Các tin khác

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Sáng nay (20/4), tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Sở Công thương tỉnh Điện Biên phối hợp Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và 200 đại biểu đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc; doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.
Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.105 ha.
Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, du lịch Yên Bái thúc đẩy vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tại tất cả các địa phương. Không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hoá, con người, du lịch đã tạo cầu nối đưa các sản vật Yên Bái vươn khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch liên quan ẩm thực.
Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 10/5, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 lô đất (cụm LK-7) tại Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Các giải pháp du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được triển khai sáng tạo, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách trong nước và quốc tế.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Sáng nay (15/4), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Về phía tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.
Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Ngày 22/4, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Long Biên sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại các ô đất ký hiệu A4/TT1 thuộc ô quy hoạch C12 và A7/TT2 thuộc ô quy hoạch C13, phường Việt Hưng, Phúc Đồng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Triển khai Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023", huyện Sông Mã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng quế với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nhân dân.
Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Ngày 14/4, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh, Chùa Cẩm Phong, tỉnh Tây Ninh tổ chức tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp và tặng bò sinh sản cho hộ có người khuyết tật, hộ nghèo xã Púng Bánh.
Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngày 12/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP tỉnh, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Từ đầu tháng 3 đến nay, nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích rừng trên địa bàn huyện Sốp Cộp được cảnh báo nguy cơ cháy ở mức cực kỳ nguy hiểm. Trước tình hình đó, huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các xã và lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động