Ngành dịch vụ tìm đường vượt khó

Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân ngày càng thắt chặt chi tiêu, giá mặt bằng và nguyên vật liệu lại liên tục

Đồ họa thể hiện tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Đồng Nai trong 2 tháng đầu năm 2023 (Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai - Đồ họa: Hải Hà)
Đồ họa thể hiện tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Đồng Nai trong 2 tháng đầu năm 2023 (Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai - Đồ họa: Hải Hà)

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN), cửa hàng kinh doanh dịch vụ phải tìm hướng thích nghi, vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường, ứng dụng công nghệ, nền tảng số vào kinh doanh…

* Liệu cơm gắp mắm

Trong những tháng đầu năm, nhu cầu về các dịch vụ ăn uống, đi lại, lưu trú tăng do rơi vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, từ sau Tết, nhu cầu tiêu dùng, du lịch bị chững lại. Ngoài ra, giá nhiều mặt hàng như: xăng, dầu, nguyên liệu đầu vào… biến động đã làm ảnh hưởng đến giá bán của nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh ăn uống, vận tải… trong thời gian gần đây.

Trước những tác động của tình hình thị trường, sức mua giảm, nhiều cửa hàng, DN kinh doanh dịch vụ đã chủ động “liệu cơm gắp mắm” để duy trì, đảm bảo hoạt động.

Ông Nguyễn Ngọc Huệ, quản lý chuỗi nhà hàng La Vista (TP.Biên Hòa) cho hay, sau Tết, giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động trong khi lượng khách có xu hướng bão hòa. Nhà hàng vẫn chủ động cân đối các khoản chi phí phát sinh để giữ giá bán đầu ra.

Nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ mong muốn tiếp cận chương trình, gói tín dụng lãi suất phù hợp với trình tự, thủ tục đơn giản hơn để bổ sung thêm nguồn vốn đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh tình hình thị trường có nhiều biến động, sức mua bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Phạm Châu An, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư du lịch Suối Mơ - đơn vị quản lý công viên sinh thái Suối Mơ (H.Tân Phú) cho biết, nhu cầu khách du lịch từ sau Tết Nguyên đán tại Suối Mơ hiện vẫn duy trì ở mức khá ổn định. Tuy nhiên, dự báo lượng khách sẽ có xu hướng bão hòa trong thời gian tới trước những tác động của tình hình kinh tế, người dân ngày càng thắt chặt chi tiêu hơn. Công ty đang cố gắng duy trì, vận hành tốt các dịch vụ, tiện ích hiện có trước khi nghĩ tới việc phát triển, mở rộng thêm các loại hình, công trình dịch vụ mới.

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong 2 tháng đầu năm 2023, doanh thu ngành lưu trú, ăn uống trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 4,1 ngàn tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, doanh thu của các nhóm dịch vụ khác ước đạt khoảng 7,5 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số nhóm dịch vụ có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm 2022 như: dịch vụ kinh doanh bất động sản; hành chính và dịch vụ hỗ trợ; GD-ĐT; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội…

* Đón đầu xu hướng tiêu dùng số

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhiều DN, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, bán lẻ còn tập trung vào những chiến lược phát triển mới, khai thác thế mạnh riêng để không ngừng mở rộng mạng lưới, hệ thống phân phối, đặc biệt là cập nhật nhanh nhạy ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), khai thác sâu các kênh bán hàng trực tuyến, tích hợp thanh toán đa kênh, đa phương tiện... Qua đó, từng bước mở rộng phân khúc thị trường, hướng đến những “tệp” khách hàng mới, tiềm năng.

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Giám đốc Công ty TNHH An Phú Trường Thịnh (TP.Biên Hòa) - đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, đặt vé máy bay… chia sẻ, đối với giai đoạn thấp điểm của thị trường, công ty chủ động triển khai các “combo” trọn gói về du lịch, đi lại theo nhóm để tiết kiệm chi phí cho khách hàng, đồng thời tăng cường các phương tiện trung chuyển để linh hoạt, tiết kiệm thời gian đón - trả khách. Đặc biệt, thời gian gần đây, công ty đa dạng các hình thức đặt vé, thanh toán đa kênh trên website, trên các ứng dụng đặt vé xe trực tuyến… để tối ưu hóa các tiện ích dành cho khách hàng.

“Bên cạnh kết nối với các kênh thanh toán, đặt vé trực tuyến, trong thời gian tới, công ty dự kiến sẽ tạo dựng và phát triển ứng dụng đặt vé riêng. Qua đó, giúp khách hàng có nhiều tương tác, phản hồi và trải nghiệm dịch vụ trực tiếp với công ty” - bà Huyền Trang cho biết thêm.

Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, KH-CN ngày càng phát triển, thị hiếu tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi... là những yếu tố góp phần giúp cho thị trường về dịch vụ, bán lẻ chuyển mình để dần thích nghi và cạnh tranh. Điều này mở ra cơ hội để DN, cửa hàng bán lẻ, dịch vụ tận dụng sự phát triển của công nghệ, cạnh tranh với các DN, tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Bên cạnh đó, trải qua đại dịch Covid-19 cũng là một “phép thử” cho các DN, nhà bán lẻ khi phải thay đổi và thích nghi với bối cảnh mới.

Bà Ngọc Thùy (ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết, bây giờ đa số người dân có điện thoại thông minh để sử dụng, làm việc nên việc trải nghiệm, mua sắm trên môi trường trực tuyến rất phổ biến, tiện dụng. Do đó, các nhà bán lẻ, dịch vụ cần phải thay đổi và linh hoạt hơn để thích ứng với thói quen tiêu dùng ngày càng thay đổi. “Việc trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ ăn uống, vận chuyển triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi, kích cầu mua bán qua các kênh như điện thoại, đặt hàng qua website, ứng dụng; đồng thời hỗ trợ các chính sách giao hàng nhanh chóng là giải pháp tối ưu, tạo thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán” - bà Thùy bày tỏ.

Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam Huỳnh Thanh Vạn chia sẻ, trong quá trình hội nhập và công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay sẽ là cơ hội để các start-up, DN khởi nghiệp, nhất là các DN trong lĩnh vực dịch vụ nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều này đòi hỏi các DN cần thay đổi tư duy, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm, chú trọng đến chất lượng dịch vụ… Đồng thời, cần thường xuyên cập nhật thị hiếu của người tiêu dùng để từng bước tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.


Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng Nai TRẦN ĐĂNG NINH: Cần sự kết nối các nền tảng số về dịch vụ, du lịch

Để các ứng dụng số phát huy hiệu quả trong lĩnh vực du lịch, rất cần có sự kết nối giữa các DN, đơn vị trong ngành, cũng như sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, cần có đơn vị có chuyên môn, tiềm lực để vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, hỗ trợ phát triển các nền tảng dịch vụ số, thanh toán số, hóa đơn điện tử… Từ đó, tạo ra được chuỗi tiện ích, liên kết nhiều nền tảng dịch vụ để người dân, khách du lịch thuận tiện trong việc sử dụng các ứng dụng về du lịch, dịch vụ số. Các kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm về du lịch cũng cần đa dạng hình thức, nền tảng quảng bá để khách hàng có thể thuận tiện tra cứu, tương tác, phản hồi…

CEO Công ty CP Công nghệ chatbot Việt Nam LÊ ANH TIẾN: Xu hướng bán hàng, tiếp thị qua chatbot ngày càng phổ biến

Chatbot là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép giao tiếp với khách hàng thông qua các cuộc trò chuyện, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng. Các ứng dụng chatbot đang trở thành một xu hướng quan trọng trong kinh doanh và tiêu dùng thời gian tới. Chatbot giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng, tiết kiệm chi phí, phát triển kinh doanh. Đây cũng là ứng dụng góp phần tạo ra các chiến dịch tiếp thị đa kênh, giúp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và tạo ra cơ hội bán hàng mới. Do đó, các DN nên đầu tư vào các ứng dụng chatbot để tận dụng tối đa lợi ích của nó.

www.baodongnai.com.vn/tieu-diem/202303/nganh-dich-vu-tim-duong-vuot-kho-3160820/
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Sáng nay (20/4), tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Sở Công thương tỉnh Điện Biên phối hợp Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và 200 đại biểu đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc; doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.
Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.105 ha.
Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, du lịch Yên Bái thúc đẩy vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tại tất cả các địa phương. Không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hoá, con người, du lịch đã tạo cầu nối đưa các sản vật Yên Bái vươn khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch liên quan ẩm thực.

Các tin khác

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 10/5, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 lô đất (cụm LK-7) tại Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Các giải pháp du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được triển khai sáng tạo, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách trong nước và quốc tế.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Sáng nay (15/4), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Về phía tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.
Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Ngày 22/4, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Long Biên sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại các ô đất ký hiệu A4/TT1 thuộc ô quy hoạch C12 và A7/TT2 thuộc ô quy hoạch C13, phường Việt Hưng, Phúc Đồng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Triển khai Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023", huyện Sông Mã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng quế với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nhân dân.
Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Ngày 14/4, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh, Chùa Cẩm Phong, tỉnh Tây Ninh tổ chức tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp và tặng bò sinh sản cho hộ có người khuyết tật, hộ nghèo xã Púng Bánh.
Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngày 12/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP tỉnh, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Từ đầu tháng 3 đến nay, nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích rừng trên địa bàn huyện Sốp Cộp được cảnh báo nguy cơ cháy ở mức cực kỳ nguy hiểm. Trước tình hình đó, huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các xã và lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Yên Bái: Mù Cang Chải đào tạo nghề để giảm nghèo bền vững

Yên Bái: Mù Cang Chải đào tạo nghề để giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong trong chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở Mù Cang Chải. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện vùng cao này thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, quyết tâm đến năm 2025 không còn là huyện nghèo.
Sơn La: Phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Sơn La: Phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Ngày 8/4, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo thực hiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La (Tổ công tác 2392) đã chủ trì họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.
Sơn La: Hăng say khai dòng “vàng trắng”

Sơn La: Hăng say khai dòng “vàng trắng”

Quyết tâm phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức kế hoạch sản lượng 4.000 tấn mủ được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam giao cho năm 2024, những ngày này trên khắp các nông trường cao su trực thuộc Công ty Cổ phần Cao su (CPCS) Lai Châu II, không khí lao động bước vào mùa cạo mới sôi động. Người lao động ra sức thi đua góp sức mình vào thành quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị với mong muốn từ cây cao su sẽ mang đến thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no.
Yên Bái: Trạm Tấu dạy những cái người dân cần để tạo sinh kế bền vững

Yên Bái: Trạm Tấu dạy những cái người dân cần để tạo sinh kế bền vững

Với phương châm “dạy những cái người dân cần”, thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, gắn với nhu cầu xã hội nhằm cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.
Sơn La: Hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi chính sách xã hội

Sơn La: Hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi chính sách xã hội

Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Yên Châu đã có thêm nguồn lực đầu tư cho sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Điện Biên: Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Điện Biên: Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Chống gậy, đi lại khó khăn nhưng ông Nguyễn Tiến Năng (96 tuổi) vẫn cố gắng trở về thăm lại dải đất Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) - nơi cách đây 70 năm, ông đã cùng anh em trong đội thanh niên xung phong (TNXP) gắn bó, cống hiến những năm tháng tuổi trẻ, nơi mà bao đồng đội của ông đang nằm lại mãi mãi...
Xem thêm
Điều gì làm GIÁ VÀNG TĂNG DỰNG ĐỨNG, Bí mật đằng sau sự tăng giá không ngừng

Điều gì làm GIÁ VÀNG TĂNG DỰNG ĐỨNG, Bí mật đằng sau sự tăng giá không ngừng

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động