Huyện Mai Châu: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất

(HBĐT) - Từ sự hỗ trợ về kỹ thuật, quy trình chăm sóc theo hướng "cầm tay chỉ việc” của cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Châu, gia đình anh Hà Công Tín, xóm Nà Phặt, xã Thành Sơn mạnh dạn vay vốn, mở rộng diện tích trồng tỏi của gia đình từ 360 m2 lên 1.000 m2.

Anh Tín chia sẻ: Với quy trình kỹ thuật chăm sóc mới, nhất là khi được cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn tôi đã ứng dụng tiến bộ KHKT vào theo dõi, quản lý việc trồng, chăm sóc... Diện tích trồng tỏi không chỉ tăng về năng suất mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên nhiều so với trước. Nếu như trước đây, trên diện tích 1 m2 nhiều nhất cũng chỉ cho thu khoảng 3 lạng củ thì hiện nay, với việc trồng và chăm sóc theo quy trình mới cho năng suất tăng lên gấp đôi, đạt từ 5 - 6 lạng củ/m2. Với giá 80 nghìn đồng/kg củ khô, 100 nghìn đồng/kg củ khô cắt cuống, bình quân mỗi vụ, trừ chi phí gia đình thu được từ 40 - 50 triệu đồng. Giá trị thu nhập tăng gấp 2,5 - 3 lần; ngày công lao động, chăm sóc giảm nhiều so với trước đây.

Người dân xóm Nà Phặt, xã Thành Sơn (Mai Châu) được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tỏi tía đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành công của gia đình anh Hà Công Tín đã làm nhiều hộ ở xã tin và làm theo. Đồng chí Hà Thành Đạt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Sơn cho biết: Thực hiện mô hình trồng, mở rộng diện tích trồng tỏi tía theo hướng áp dụng, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, đến nay, trên địa bàn xã có 30 hộ tham gia với tổng diện tích được mở rộng trên 12 ha. Trong quá trình sản xuất, người dân được cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn, giúp đỡ chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tỏi. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị sản phẩm trên diện tích canh tác. Cùng với đó, xác định tỏi tía là một trong những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp mang tính đặc trưng, huyện phối hợp Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ tỉnh triển khai thực hiện dự án "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Tỏi tía Mai Châu” cho củ tỏi”. Quá trình triển khai dự án, người dân địa phương được Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện hỗ trợ xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận "Tỏi tía Mai Châu” cho củ tỏi sản xuất ở Thành Sơn. Sản phẩm tỏi trở thành sản phẩm đặc sản, đặc trưng, có giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy, nhiều hộ dân từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ cây tỏi.

Theo đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, nhằm thúc đẩy bà con nông dân mạnh dạn ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, hàng năm huyện dành một phần ngân sách hỗ trợ triển khai các lớp tập huấn, ứng dụng KHKT vào sản xuất cho người dân. Với phương châm "cầm tay chỉ việc”, mở các lớp học tại hiện trường, trong những năm qua, Trung tâm đã mở được hàng chục lớp, hướng dẫn kỹ thuật cho hàng trăm hộ biết cách áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Qua đó, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích... Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, từ năm 2012 - 2022, huyện đã dành nguồn lực triển khai thực hiện 68 mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Hiện huyện đã xây dựng được các nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ Phúc Sạn”, "Ngô nếp Thung Khe”, "Rượu Mai Hạ”, "Tỏi tía Mai Châu”. Ngoài các dự án tham gia chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT phục vụ phát triển KT-XH nông thôn do các cơ quan chuyên môn của tỉnh chủ trì, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương xây dựng nhiều mô hình, đầu tư kinh phí trong việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn...

Theo đồng chí Ngần Văn Toàn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện, các mô hình tập trung vào việc sử dụng giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định được giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương; áp dụng kỹ thuật mới vào chăn nuôi, trồng trọt để đảm bảo an ninh lương thực, bảo tồn, khai thác, sử dụng các nguồn gen quý sẵn có tại địa phương, nhằm tận dụng nguồn tại chỗ hình thành các vùng sản xuất như trồng tỏi ở xã Thành Sơn; trồng ngô lai ở xã Thành Sơn, Sơn Thủy, Pà Cò, Hang Kia; trồng mướp đắng, bí xanh, bí lấy hạt ở xã Mai Hạ, Xăm Khòe, Bao La; trồng đậu tứ quý tại xã Xăm Khòe, Chiềng Châu; trồng khoai sọ tại xã Sơn Thủy... giúp xóa đói, giảm nghèo, tạo nghề mới, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Mạnh Hùng

baohoabinh.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, du lịch Yên Bái thúc đẩy vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tại tất cả các địa phương. Không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hoá, con người, du lịch đã tạo cầu nối đưa các sản vật Yên Bái vươn khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch liên quan ẩm thực.
Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 10/5, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 lô đất (cụm LK-7) tại Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).

Các tin khác

Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Các giải pháp du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được triển khai sáng tạo, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách trong nước và quốc tế.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Điện Biên tập trung phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của tỉnh

Sáng nay (15/4), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Về phía tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.
Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Hà Nội: Tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại quận Long Biên

Ngày 22/4, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Long Biên sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng để bán tại các ô đất ký hiệu A4/TT1 thuộc ô quy hoạch C12 và A7/TT2 thuộc ô quy hoạch C13, phường Việt Hưng, Phúc Đồng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Sơn La: Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Triển khai Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023", huyện Sông Mã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng quế với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nhân dân.
Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Sơn La: Tặng quà cho bệnh nhân và hộ nghèo tại huyện Sốp Cộp

Ngày 14/4, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh, Chùa Cẩm Phong, tỉnh Tây Ninh tổ chức tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp và tặng bò sinh sản cho hộ có người khuyết tật, hộ nghèo xã Púng Bánh.
Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngày 12/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP tỉnh, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Sơn La: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Từ đầu tháng 3 đến nay, nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích rừng trên địa bàn huyện Sốp Cộp được cảnh báo nguy cơ cháy ở mức cực kỳ nguy hiểm. Trước tình hình đó, huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các xã và lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Yên Bái: Mù Cang Chải đào tạo nghề để giảm nghèo bền vững

Yên Bái: Mù Cang Chải đào tạo nghề để giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong trong chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở Mù Cang Chải. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện vùng cao này thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, quyết tâm đến năm 2025 không còn là huyện nghèo.
Sơn La: Phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Sơn La: Phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Ngày 8/4, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo thực hiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La (Tổ công tác 2392) đã chủ trì họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.
Sơn La: Hăng say khai dòng “vàng trắng”

Sơn La: Hăng say khai dòng “vàng trắng”

Quyết tâm phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức kế hoạch sản lượng 4.000 tấn mủ được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam giao cho năm 2024, những ngày này trên khắp các nông trường cao su trực thuộc Công ty Cổ phần Cao su (CPCS) Lai Châu II, không khí lao động bước vào mùa cạo mới sôi động. Người lao động ra sức thi đua góp sức mình vào thành quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị với mong muốn từ cây cao su sẽ mang đến thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no.
Yên Bái: Trạm Tấu dạy những cái người dân cần để tạo sinh kế bền vững

Yên Bái: Trạm Tấu dạy những cái người dân cần để tạo sinh kế bền vững

Với phương châm “dạy những cái người dân cần”, thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, gắn với nhu cầu xã hội nhằm cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.
Sơn La: Hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi chính sách xã hội

Sơn La: Hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi chính sách xã hội

Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Yên Châu đã có thêm nguồn lực đầu tư cho sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Điện Biên: Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Điện Biên: Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Chống gậy, đi lại khó khăn nhưng ông Nguyễn Tiến Năng (96 tuổi) vẫn cố gắng trở về thăm lại dải đất Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) - nơi cách đây 70 năm, ông đã cùng anh em trong đội thanh niên xung phong (TNXP) gắn bó, cống hiến những năm tháng tuổi trẻ, nơi mà bao đồng đội của ông đang nằm lại mãi mãi...
Yên Bái: Văn Chấn nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp

Yên Bái: Văn Chấn nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Chấn đang phát triển mạnh theo hướng hàng hóa. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp bước đầu đã hình thành sự liên kết, hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao.
Lào Cai: Xã Phú Nhuận tổ chức Lễ hội đền Cô Ba năm 2024

Lào Cai: Xã Phú Nhuận tổ chức Lễ hội đền Cô Ba năm 2024

Sáng 7/4, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng tổ chức Lễ hội đền Cô Ba năm 2024.
Xem thêm
Điều gì làm GIÁ VÀNG TĂNG DỰNG ĐỨNG, Bí mật đằng sau sự tăng giá không ngừng

Điều gì làm GIÁ VÀNG TĂNG DỰNG ĐỨNG, Bí mật đằng sau sự tăng giá không ngừng

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động