FPT doanh thu ký mới từ thị trường nước ngoài tăng mạnh, đạt gần 1 tỷ USD

Trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã trao tặng bằng khen cho Tập đoàn FPT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

FPT doanh thu ký mới từ thị trường nước ngoài tăng mạnh, đạt gần 1 tỷ USD - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ TT&TT trao tặng Bằng khen cho đại diện FPT - Ảnh: VGP/HM

Đại diện FPT, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT và bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software (Công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT) vinh dự nhận Bằng khen của Bộ TT&TT.

Đây là 1 trong 2 tập đoàn lớn được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT về thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Sau 23 năm phát triển thị trường nước ngoài, năm 2022, lần đầu tiên FPT đạt mốc doanh số ký gần 1 tỷ USD từ thị trường quốc tế, tăng trưởng trên 30%. Trong đó, tính đến tháng 11, thị trường châu Mỹ tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng hơn 48%, thị trường châu Á Thái Bình Dương tăng hơn 47%, thị trường Nhật Bản tăng 27%.

Đặc biệt, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số của doanh nghiệp này chiếm khoảng 40% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài. Con số này cũng khẳng định FPT đã đi đúng hướng trong hiện thực hóa chiến lược chuyển dịch sang cung cấp các dịch vụ CNTT tổng thể và toàn diện dựa trên các công nghệ lõi như AI, IoT, Cloud, Big Data, Automation… cho các tập đoàn hàng đầu trên toàn cầu.

Trong năm 2022, cán bộ nhân viên FPT đạt thêm hơn 13.000 chứng chỉ quốc tế, trong đó có các chứng chỉ của các hãng Microsoft/Google/Amazon..., chứng chỉ ngoại ngữ, kỹ năng mềm về quản trị dự án… FPT cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng triển khai các trương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là các chương trình đào tạo liên quan đến các công nghệ cốt lõi như AI, Cloud, Big Data, IoT, Automation…. Dự kiến Tập đoàn sẽ đạt quy mô nhân sự 60.000 người vào đầu năm 2023.

Không chỉ đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững, năm 2022, FPT cũng không ngừng mở rộng quy mô hiện diện mà còn đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế.

Năm 2022, FPT mở mới hàng loạt các văn phòng tại các thị trường quan trọng như Mỹ, Đan Mạch, Thái Lan, Nhật Bản.

Mạng lưới các văn phòng và 22 trung tâm phát triển phần mềm, trung tâm nguồn lực tại 27 quốc gia trên toàn cầu giúp FPT triển khai 24/7 các dịch vụ CNTT cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Trong năm 2023, FPT tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên toàn nhằm mở rộng thị trường, tập khách hàng thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

Cùng với việc tăng cường sự hiện diện của thương hiệu ngành CNTT Việt Nam trên toàn cầu, FPT cũng tiếp tục theo đuổi chiến lược M&A tại thị trường nước ngoài góp phần nâng tầm vị thế của ngành CNTT Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới.

Trong năm 2022, FPT tại Nhật Bản đã trở thành cổ đông chiến lược của LTS, Inc., công ty trong tốp 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật Bản, với hơn 20 năm kinh nghiệm.

Hợp tác này sẽ giúp FPT và LTS, Inc., có thể cạnh tranh với các công ty tư vấn chuyển đổi số hàng đầu thế giới, thúc đẩy phát triển công nghệ sáng tạo và cung ứng dịch vụ chuyển đổi số toàn diện, từ tư vấn, triển khai đến bảo trì hệ thống cho các tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, giúp thúc đẩy chuyển đổi số trên phạm vi toàn cầu.

"Đây là sự ghi nhận hết sức trân quý của Bộ TT&TT dành cho những nỗ lực của 6 vạn cán bộ nhân viên FPT, trong đó có 2,7 vạn kỹ sư phần mềm đang trực tiếp làm với khách hàng tại các văn phòng, trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn trên toàn cầu.

Đặc biệt hơn nữa, doanh thu từ chuyển đổi số chiếm gần 1/2 tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài. Cùng với cộng đồng các công ty CNTT Việt Nam, giờ đây FPT đã đưa Việt Nam xếp thứ 2 trên bản đồ số, sau cường quốc phần mềm Ấn Độ", ông Khoa chia sẻ.

Cũng theo ông Khoa, FPT đạt được những kết quả trên là nhờ chuyển dịch mạnh mẽ sang cung cấp dịch vụ CNTT tổng thể và toàn diện từ khâu tư vấn, thiết kế, phát triển đến triển khai các dự án chuyển đổi số quy mô lớn cho các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khắp các châu lục.

Năm 1999, FPT bắt đầu bước chân ra thị trường nước ngoài, mặc dù trong 3 năm đầu, vấp phải không ít khó khăn, thậm chí có thời điểm từng cân nhắc việc ngừng hoạt động kinh doanh nay.

Tuy nhiên, sau hơn hai thập kỷ toàn cầu hóa, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm, FPT đã đóng góp tích cực vào doanh thu xuất khẩu phần mềm của ngành CNTT Việt Nam, đồng thời nâng tầm trí tuệ Việt Nam trên sân chơi toàn cầu với nguồn nhân lực tăng mạnh về số lượng và chất lượng.

Hiện, trong lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài, dựa trên các công nghệ cốt lõi như AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet vạn vật), Cloud (điện toán đám mây), Blockchain (chuỗi khối), Big data (dữ liệu lớn), Automation (tự động hoá), FPT đang tư vấn, phát triển, triển khai các dịch vụ/giải pháp chuyển đổi số, dịch vụ/giải pháp công nghệ cho hơn 1.000 khách hàng toàn cầu, trong đó có khoảng hơn 100 khách hàng trong danh sách Fortune Global 500, góp phần khẳng định vị thế, năng lực của ngành CNTT Việt Nam trên bản đồ số thế giới. Đặc biệt, FPT cũng luôn bắt kịp các xu hướng và cơ hội kinh doanh mới.

Khi thế giới đang nói về phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, FPT đã đồng hành với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực sản xuất, năng lượng, ô tô thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế xanh.

Tập đoàn FPT đang cùng một hãng sản xuất truyền thống trong ngành công nghiệp ô tô tại Đức với 77 nhà máy trên toàn cầu nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp nhà máy thông minh giúp tối ưu toàn bộ quy trình sản xuất, logistics cũng như vận hành, từ đó giảm khí thải, phát thải, tiết kiệm năng lượng. Nhà máy đầu tiên triển khai các giải pháp này là nhà máy tại Việt Nam.

Sau 3 năm triển khai, đây là nhà máy hiện đại nhất của họ trên toàn cầu và dự kiến sẽ đóng cửa một số nhà máy ở khu vực châu Âu để tập trung đầu tư, mở rộng quy mô cho nhà máy tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực xe ô tô điện, một trong những việc quan trọng của ngành này là việc đặt các trạm sạc trên đường. FPT đang hỗ trợ phát triển các phần mềm quản lý hệ thống trạm sạc, phần mềm nhúng chạy trên trạm sạc giải quyết vấn đề trong quản lý, tiêu thụ năng lượng điện.

Việc tích lũy kinh nghiệm, năng lực công nghệ trong 23 năm làm việc tại nước ngoài giúp FPT trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao, như dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn Giao dịch chứng khoán TPHCM, Hệ thống quản lý thuế TMS, Hệ thống vé tàu điện tử, Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital, qua đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

https://baochinhphu.vn/fpt-doanh-thu-ky-moi-tu-thi-truong-nuoc-ngoai-tang-manh-dat-gan-1-ty-usd-102221218144031997.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045

Việc phát triển các trung tâm tài chính (TTTC) được coi là một yếu tố quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 (là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam).
Áp lực lớn nhưng dự địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"

Áp lực lớn nhưng dự địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"

Lãi suất huy động đồng loạt giảm, lãi suất cho vay cũng đang ở mức rất thấp. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất còn hạn hẹp. Các ngân hàng đang gặp khó khi vừa muốn cho vay với lãi suất thấp vừa đảm bảo lợi nhuận cho người gửi tiền.
Lãi suất điều hành có tiếp tục giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Lãi suất điều hành có tiếp tục giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Thị trường đang chú ý chặt chẽ đến động thái của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng cơ quan này sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành.
Doanh nghiệp đề xuất ngân hàng tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp

Doanh nghiệp đề xuất ngân hàng tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp

Nhiều doanh nghiệp đề xuất ngành ngân hàng xem xét tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận tỷ USD

Ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận tỷ USD

Các ngân hàng kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ dần phục hồi và dự kiến trình đại hội đồng cổ đông kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu lợi nhuận lên đến hàng tỷ USD.
Số hóa ngân hàng yếu kém: "Con đường sáng" sau bước chuyển giao

Số hóa ngân hàng yếu kém: "Con đường sáng" sau bước chuyển giao

Nhiều thương vụ chuyển giao ngân hàng bắt buộc đã hoàn tất thủ tục và bước vào vận hành theo mô hình mới. Trong quá trình tái cơ cấu nhiều thách thức, hướng đến ngân hàng số là con đường được nhiều ngân hàng lựa chọn.

Các tin khác

Lãi vay hạ nhiệt, doanh nghiệp lo gánh nặng phí dịch vụ kèm theo

Lãi vay hạ nhiệt, doanh nghiệp lo gánh nặng phí dịch vụ kèm theo

Ngành ngân hàng cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng trong năm nay, đồng thời lãi suất cho vay đã giảm tới 0,4% so với cuối năm 2024. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng trong việc vay vốn do lãi suất thực tế vẫn ở mức cao.
Cẩn trọng kiểm soát dòng chảy vốn tín dụng

Cẩn trọng kiểm soát dòng chảy vốn tín dụng

Giá vàng lên mốc kỷ lục trên 100 triệu đồng/lượng, giá bất động sản tăng đáng kể ở một số khu vực là những yếu tố có thể khiến dòng tiền chuyển dịch về các kênh đầu tư nóng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn nhàn rỗi của các ngân hàng.
Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân Đội MB (HOSE: MBB) gia nhập nhóm tài sản đạt 1,13 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần với hơn 28.829 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng MB ở mức 1,62% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 238%, cao thứ 2 trong hệ thống.
Fed giữ nguyên lãi suất: Áp lực nào tới kinh tế Việt Nam?

Fed giữ nguyên lãi suất: Áp lực nào tới kinh tế Việt Nam?

Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và một số ngân hàng trung ương trên thế giới chậm lại quá trình nới lỏng tiền tệ có thể tạo áp lực với tỷ giá và gây khó cho nỗ lực thúc đẩy dòng vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III

Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III

Một trong những yêu cầu trong Chỉ thị 09 là việc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu triển khai các kiến nghị của các ngân hàng liên quan đến áp dụng bộ chuẩn mực Basel III.
Đại diện NHNN nói gì về đề xuất cho vay lãi suất 0% lĩnh vực đổi mới sáng tạo?

Đại diện NHNN nói gì về đề xuất cho vay lãi suất 0% lĩnh vực đổi mới sáng tạo?

Phó thống đốc Đào Minh Tú tán thành quan điểm công nghệ là vũ khí để doanh nghiệp phát triển đột phá, song đầu tư công nghệ không thể chỉ dựa vào vốn ngân hàng.
Việt Nam có đầy đủ năng lực và vị thế để trở thành một trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới

Việt Nam có đầy đủ năng lực và vị thế để trở thành một trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới

Sáng 21/3 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới thăm Sàn giao dịch chứng khoán Luxembourg (LuxSE) và có cuộc làm việc với Ban Giám đốc LuxSE.
Lãnh đạo Eximbank nói gì về Tài chính số?

Lãnh đạo Eximbank nói gì về Tài chính số?

"Nhờ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị cho ngành ngân hàng có cơ hội. Chúng tôi sẵn sàng đầu tư vào công nghệ, tài chính số, tài chính hóa và AI" - ông Trần Anh Thắng, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Eximbank nhấn mạnh.
Ngân hàng chật vật tìm giải pháp cắt giảm chi phí vận hành

Ngân hàng chật vật tìm giải pháp cắt giảm chi phí vận hành

Các ngân hàng đang đối mặt với nguy cơ suy giảm biên lãi thuần (NIM) do áp lực giảm lãi suất cho vay, trong khi lãi suất huy động khó có thể giảm mạnh. Để duy trì hiệu quả, họ cần tối ưu hóa hơn nữa chi phí vận hành.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Ngân hàng nào sẽ được nới room ngoại lên 49% sau quy định mới của Chính phủ?

Ngân hàng nào sẽ được nới room ngoại lên 49% sau quy định mới của Chính phủ?

Theo quy định mới, Vietcombank không đủ điều kiện để tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 49% do Nhà nước vẫn nắm giữ hơn 50% vốn. Vì vậy, cơ hội mở rộng room ngoại thuộc về ba ngân hàng: MB, HDBank và VPBank.
Thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2025 đạt trên 25,4% dự toán

Thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2025 đạt trên 25,4% dự toán

Thu ngân sách nhà nước trong 2 tháng đầu năm 2025 xấp xỉ đạt 500 nghìn tỷ đồng và bằng 25,4% dự toán, tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2024.
Ngân hàng nỗ lực thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng nỗ lực thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế

Năm 2025, NHNN đặt ra chỉ tiêu tín dụng là 16% (cao nhất trong những năm gần đây) để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. NHNN đang đẩy mạnh hoàn thiện khung pháp lý, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các khoản vay ưu đãi, đồng thời lưu ý các ngân hàng về lãi suất trong quá trình cho vay.
Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Trong bối cảnh tín dụng được dự báo tăng trưởng tích cực, các ngân hàng cũng tự tin lên kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, quyết tâm bảo đảm tỷ lệ giải ngân trên 95%

Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, quyết tâm bảo đảm tỷ lệ giải ngân trên 95%

UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025, bảo đảm tỷ lệ giải ngân trên 95% tổng vốn kế hoạch được giao, tương đương 87.130 tỷ đồng.
Hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

Hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

Từ 8h sáng nay (17/3), hệ thống thuế điện tử đã chính thức hoạt động trở lại, Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết.
Thúc đẩy dòng vốn lưu thông mạnh mẽ trong nền kinh tế

Thúc đẩy dòng vốn lưu thông mạnh mẽ trong nền kinh tế

Vòng quay tiền (Cash Cycle) – một khái niệm quan trọng trong quản lý tài chính – đang ở mức thấp kỷ lục, phản ánh sự chậm trễ của dòng tiền trong việc đi vào sản xuất, đầu tư và tiêu dùng. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng GDP, bên cạnh việc gia tăng nguồn cung, cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, kiểm soát nợ xấu dưới 1,4%

BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, kiểm soát nợ xấu dưới 1,4%

Năm 2025, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15 - 16% và tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4%. Ngân hàng cũng dự kiến tăng vốn thông qua việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn ợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2023.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động