Điện Biên: Mường Chà tích cực huy động học sinh ra lớp

Chuẩn bị bước vào năm học mới 2024 - 2025, ngành Giáo dục và chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Mường Chà xác định, công tác huy động học sinh ra lớp là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Để vận động học sinh đến trường đầy đủ, đúng độ tuổi, các đơn vị trường học đã phối hợp cùng địa phương đẩy mạnh thực hiện huy động học sinh bằng nhiều hình thức; trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền, động viên để các em tới trường học tập trong năm học mới này.
Điện Biên: Mường Chà tích cực huy động học sinh ra lớp
Nhiều giáo viên trên địa bàn huyện Mường Chà đi bộ lên các điểm bản khó khăn để làm công tác phổ cập giáo dục và vận động học sinh đến trường.

Dù ngoài trời vẫn còn mưa lất phất, song các cô giáo Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang (huyện Mường Chà) vẫn tiếp tục hành trình xuống bản, vận động học sinh tới trường trong năm học mới 2024 - 2025. Ghé thăm gia đình anh Lò Văn Toàn, bản Co Đứa, xã Na Sang (huyện Mường Chà) - phụ huynh học sinh đang theo học tại nhà trường. Sau khi được các cô giáo vận động, tuyên truyền, gia đình anh Toàn đã hiểu và hứa sẽ đưa con đi học đầy đủ.

Anh Toàn chia sẻ: “Năm học 2024 - 2025, gia đình tôi có 1 cháu học tại Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang. Hôm nay, các cô giáo đến nhà động viên, thông báo lịch học, bản thân tôi rất phấn khởi. Nhiều khi chúng tôi đi làm, cô giáo xuống gia đình mà không gặp cũng rất mất công, phụ huynh lại không nắm được thông tin, lịch học của các cháu. Thế nên các cô cũng thông báo trên nhóm zalo lớp, nhờ vậy mà phụ huynh đã nắm được thông tin, lịch học của các cháu. Trên cơ sở đó, gia đình chủ động chuẩn bị quần áo, giày dép, cặp sách và nhắc nhở con em mình tập trung đầy đủ, đúng thời gian quy định”.

Điện Biên: Mường Chà tích cực huy động học sinh ra lớp
Các cô giáo Trường PTDTBT Tiểu học Sa Lông tiến hành điều tra phổ cập và tuyên truyền phụ huynh cho con em đi học đúng độ tuổi.

Sau những ngày hè sum vầy bên gia đình, người thân, thời điểm này, các thầy, cô giáo đã trở lại trường và chuẩn bị công tác dạy học. Theo chân thầy cô, chúng tôi mới thấu hiểu được nỗi vất vả của những người “lái đò” nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới. Dù vất vả, song bằng tình thương dành cho học trò, các thầy cô luôn nỗ lực, sẵn sàng vượt mọi khó khăn, gian khổ để mang con chữ đến cho các em học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thanh Bình, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang tâm sự: “Hiện nay, Điểm trường bản Huổi Hạ là điểm trường xa trung tâm nhất với hơn 20km đường giao thông đi lại khó khăn. Nhưng để huy động các em ra lớp đầy đủ, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phân công giáo viên tới từng điểm bản, hộ gia đình để huy động học sinh ra lớp. Đặc biệt là ở các điểm trường bản, Ban Giám hiệu đã phân công thầy cô phụ trách ở đó nhằm chủ động tuyên truyền, vận động học sinh trước khi bước vào năm học mới. Ngoài đến trực tiếp các gia đình học sinh, các thầy, cô giáo trong nhà trường còn thành lập các nhóm zalo để phổ biến, thông báo lịch học của các con cũng như thông báo để phụ huynh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho năm học mới. Còn đối với các phụ huynh không sử dụng điện thoại thông minh, chúng tôi đã gọi điện trực tiếp đến từng gia đình khi không thể đến trực tiếp, phổ biến tại nhà...”.

Điện Biên: Mường Chà tích cực huy động học sinh ra lớp
Cô giáo Nguyễn Thanh Bình, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang thông báo lịch học cho phục huynh học sinh bản Co Đứa.

Năm học 2024 - 2025, Trường PTDTBT Tiểu học Sa Lông, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) có 1 điểm trường trung tâm và 5 điểm bản; với tổng số 20 lớp, 495 học sinh. Điểm trường Thèn Pả là điểm trường cách xa trung tâm gần 20km. Vì vậy, thời tiết mùa mưa là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các thầy, cô giáo trong triển khai công tác huy động học sinh ra lớp. Để thực hiện nhiệm vụ năm học mới, ngay sau khi có công văn chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã tiến hành họp toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để phân công đi cơ sở điều tra phổ cập và huy động học sinh ra lớp cũng như xây dựng cơ sở vật chất tại điểm trường trước khi khai giảng năm học.

Thầy giáo Lê Xuân Vỹ, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Sa Lông (huyện Mường Chà) cho biết: Theo chương trình năm học mới 2024 - 2025, ngày 22/8, nhà trường sẽ huy động toàn bộ học sinh khối lớp 1 và học sinh ở gần trường ra lớp để giáo viên tổ chức ôn tập kiến thức cho các em. Tiếp đó, đến ngày 29/8, chúng tôi sẽ huy động toàn bộ 100% học sinh nhà trường tập trung ra lớp. Vậy nên, thời điểm này, nhà trường đã phân công các giáo viên chuyên biệt cùng phối hợp với giáo viên ở các điểm bản tập trung tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp. Đồng thời, nhà trường cũng thông báo tới chính quyền địa phương, bản để huy động lực lượng hỗ trợ chúng tôi trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trường lớp học chuẩn bị cho năm học mới. Với sự chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhà trường sẽ huy động tối đa học sinh đến lớp trong năm học mới này”.

Điện Biên: Mường Chà tích cực huy động học sinh ra lớp
Gia đình anh Lò Văn Toàn, bản Co Đứa, xã Na Sang (huyện Mường Chà) được giáo viên đến tận nhà tuyên truyền, động viên đưa trẻ ra lớp theo kế hoạch.

Năm học 2024 - 2025, huyện Mường Chà có 41 đơn vị trường học với 731 lớp/nhóm lớp; 18.882 học sinh. Hiện nay, toàn huyện có 110 bản, tổ dân phố, nhưng có đến 77 điểm trường tiểu học, 91 điểm trường mầm non tại các bản. Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, vì vậy, mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới, việc huy động học sinh ra lớp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà. Vượt qua những khó khăn, thách thức trước thềm năm học mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà đã tìm mọi biện pháp huy động các em đến trường. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trường học làm tốt công tác nắm số lượng học sinh theo kế hoạch và triển khai các biện pháp cụ thể.

Bà Nguyễn Thị Thúy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà cho biết: Ngay từ cuối năm học 2023 - 2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025. Trên cơ sở đó, Phòng cũng ban hành văn bản chỉ đạo các nhà trường căn cứ vào số lượng học sinh của năm học trước để tuyển sinh cho năm học sau. Đặc biệt là các lớp đầu cấp, ngay từ đầu tháng 8, tất cả các đơn vị trường đã làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp; còn các học sinh trong diện khó khăn hoặc ở các điểm bản giao thông đi lại vất vả, các thầy cô có thể liên hệ bằng nhiều giải pháp, như: Điện thoại cho trưởng bản, phụ huynh học sinh… để tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp.

Với nỗ lực vào cuộc của ngành Giáo dục và Đào tạo, chính quyền các cấp huyện Mường Chà và sự nhiệt huyết, yêu nghề của đội ngũ giáo viên, hy vọng năm học 2024 - 2025, tỷ lệ học sinh ra lớp toàn huyện sẽ đảm bảo đủ số lượng, đúng độ tuổi; góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần, chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện trong năm học sắp tới.

Nguồn: Mường Chà tích cực huy động học sinh ra lớp

Phạm Quang
baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1

Điện Biên: Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1

Ngày 15/9, tại Hội trường 2A, UBND tỉnh diễn ra Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Nhâp dịp Tết Trung thu 2024, sáng 16/9, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh.
Điện Biên: Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Đó là chỉ đạo của đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi kiểm tra thực địa và họp đánh giá tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, trong sáng nay (13/9).
Yên Bái: Nghĩa Lộ phát huy các giá trị văn hóa Thái xây dựng thị xã văn hóa - du lịch

Yên Bái: Nghĩa Lộ phát huy các giá trị văn hóa Thái xây dựng thị xã văn hóa - du lịch

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái đã trở thành yếu tố quan trọng để xây dựng Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa - du lịch.
Hà Nội: Lùi thời gian đấu giá 32 thửa đất tại huyện Mê Linh

Hà Nội: Lùi thời gian đấu giá 32 thửa đất tại huyện Mê Linh

Phiên đấu giá 32 thửa đất ở tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội (đợt 6) được lùi sang ngày 18/9.
Điện Biên: Lặng thầm cô giáo “cắm bản”

Điện Biên: Lặng thầm cô giáo “cắm bản”

Những năm gần đây chất lượng giáo dục của xã vùng cao Nặm Lịch (huyện Mường Ảng) không ngừng được tăng lên, tỷ lệ phổ cập giáo dục ngày càng cao. Có được những thành tựu đó, là những đóng góp to lớn, thầm lặng của đội ngũ các giáo viên “cắm bản”. Vượt qua mọi khó khăn, với lòng yêu nghề, các cô giáo gạt sang bên hạnh phúc riêng; trèo đèo, lội suối, bám bản, bám lớp miệt mài gắn bó với công việc gieo chữ vùng cao. Góp phần ươm những mầm xanh cho quê hương, đất nước.

Các tin khác

Yên Bái: Người lái đò Đào Văn Hóa dũng cảm cứu người trong lũ dữ

Yên Bái: Người lái đò Đào Văn Hóa dũng cảm cứu người trong lũ dữ

Sau khi nghe thấy tiếng hô hoán cứu người, anh Đào Văn Hóa, ở thôn Ngòi Nhầy, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên) đã dũng cảm bơi thuyền ra giữa dòng nước lũ cuồn cuộn trên sông Hồng cứu sống người đàn ông bị lũ cuốn trôi khoảng 6 km.
Mèo Vạc (Hà Giang): Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Mèo Vạc (Hà Giang): Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Ngày 4/10 tới đây, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô sẽ được UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc.
Điện Biên: Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động

Điện Biên: Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động

Nhằm hỗ trợ lao động nông thôn có nghề nghiệp ổn định, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với các cơ quan chuyên môn đã tập trung, quan tâm đến công tác đào tạo nghề. Đặc biệt là trên cơ sở các chương trình, chính sách hỗ trợ, nhiều lao động thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ dạy nghề; qua đó góp phần quan trọng vào việc tạo sinh kế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Yên Bái: Xây dựng Văn Yên “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”

Yên Bái: Xây dựng Văn Yên “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên khóa XVI về việc xây dựng huyện phát triển theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, huyện Văn Yên đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nghị quyết đã tạo ra bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đưa huyện trở thành một điểm sáng trong tỉnh Yên Bái về phát triển bền vững.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mường Chà

Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mường Chà

Chiều nay (7/9), đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn huyện Mường Chà. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Yên Bái: Văn Yên tập trung di dời dân vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn

Yên Bái: Văn Yên tập trung di dời dân vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đang diễn ra, huyện Văn Yên đã chủ động các phương án ứng phó đồng thời khắc phục hậu quả mưa bão, đặc biệt là di dời dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Những năm qua, huyện Mường Ảng đã xác định việc trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp để góp phần bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân. Bằng việc khuyến khích, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ người dân, thu hút doanh nghiệp trồng rừng, nhất là trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, đến kỳ khai thác, do nhiều yếu tố, rừng sản xuất chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, người dân không mặn mà với việc trồng mới rừng, mong muốn chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế.
Yên Bái: Năm học mới, quyết tâm mới

Yên Bái: Năm học mới, quyết tâm mới

Hòa chung niềm vui của học sinh và các thầy cô trong cả nước, hôm nay - 5/9, hơn 235.600 học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái bước vào năm học mới 2024 - 2025 trong niềm hân hoan, náo nức. Với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”, ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Yên Bái tiếp tục kỳ vọng một năm học mới với nhiều thành tích mới, nổi bật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “trồng người” trong tình hình mới.
Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 34 lô đất tại khu dân cư, dự kiến thu về hơn 52 tỷ đồng

Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 34 lô đất tại khu dân cư, dự kiến thu về hơn 52 tỷ đồng

Ngày 14/9, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Nam Định và UBND huyện Xuân Trường sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở tại khu dân cư tập trung xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (đợt 2).
Yên Bái: Làm giàu trên đảo hồ Thác Bà

Yên Bái: Làm giàu trên đảo hồ Thác Bà

Xấp xỉ 70 tuổi nhưng vợ chồng ông Đào Văn Minh ở tổ 13, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình vẫn là tấm gương sáng trong lao động sản xuất. Vợ chồng ông đang sở hữu mô hình VAC, trong đó có gần 20 ha đồi rừng trên đảo hồ Thác Bà.
Khai mạc Triển lãm và ra mắt Sách ảnh 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca

Khai mạc Triển lãm và ra mắt Sách ảnh 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca

Chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), sáng 2/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ phối hợp với Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức Triển lãm và ra mắt Sách ảnh “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca”.
Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 84 vạn người với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,3%.
Yên Bái: Đổi thay trên quê hương cách mạng Đại Lịch

Yên Bái: Đổi thay trên quê hương cách mạng Đại Lịch

Trong không khí những ngày thu cách mạng, chúng tôi về thăm xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn - mảnh đất ghi dấu nhiều chiến công lẫy lừng của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với trận đánh đèo Din gắn liền tên tuổi của anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ. Truyền thống đấu tranh giữ nước đã hun đúc người dân xã Đại Lịch tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương ấm no, đổi mới.
Điện Biên: Nghề nuôi tằm ăn sắn ở Mường Đun

Điện Biên: Nghề nuôi tằm ăn sắn ở Mường Đun

Bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Với khí hậu mát mẻ, tại bản Hột ngoài công việc đồng áng, nương rẫy người dân còn phát triển thêm nghề phụ nuôi tằm, đem lại nguồn thu ổn định phát triển kinh tế hộ gia đình.
Điện Biên: Tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên: Tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh, bắt đầu từ ngày 31/8, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ triển khai nhiều nội dung mới, thay đổi lớn về công nghệ mang đến sự hấp dẫn, tăng tính trải nghiệm cho du khách tới tham quan.
Yên Bái: Mù Cang Chải các cơ sở lưu trú kín phòng dịp nghỉ lễ 2/9

Yên Bái: Mù Cang Chải các cơ sở lưu trú kín phòng dịp nghỉ lễ 2/9

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày nên thời điểm này lượng du khách đến Mù Cang Chải để trải nghiệm và khám phá mùa vàng tăng cao. Nhiều homestay, nhà nghỉ trên địa bàn huyện đã kín phòng.
Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay

Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay

Dưới sự giúp đỡ, chỉ dẫn của Hội Người mù tỉnh Yên Bái và hơn hết là nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan, không sợ hãi, đầu hàng trước nghịch cảnh khi phải sống chung với bóng tối, những người khiếm thị Yên Bái đã biến đôi bàn tay thành “đôi mắt sáng” để từng bước vượt qua sự tăm tối của số phận, tìm được ánh sáng riêng cho cuộc đời mình.
Điện Biên: Giải pháp canh tác lúa thông minh tại tỉnh

Điện Biên: Giải pháp canh tác lúa thông minh tại tỉnh

Sáng nay (29/8), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty Cổ phần NetZero Carbon Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp canh tác lúa thông minh, giảm khí thải nhà kính và đạt hiệu quả kinh tế cao tại Điện Biên”.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động