Để Nam Định trở thành cực phát triển quan trọng của vùng Nam đồng bằng sông Hồng: Kỳ 2 - Nhận diện hạn chế, bất cập

Tuy đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng trong thực hiện nhiệm vụ góp sức phát triển vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) của tỉnh còn hạn chế. Do vậy, cần nhận diện đầy đủ khó khăn, bất cập; xây dựng chủ trương, định hướng mới nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nội lực của tỉnh cũng như gia tăng mối liên kết, hợp tác phát triển giữa các địa phương trong cả vùng.

vninfor.vn

Theo UBND tỉnh, do xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế của tỉnh vẫn thuộc loại nhỏ, chủ yếu dựa vào yếu tố vốn và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nên chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chưa tạo được sự đột phá lớn để rút ngắn khoảng cách phát triển với một số tỉnh trọng điểm trong vùng; vị thế của tỉnh vẫn còn khá khiêm tốn. Mặc dù kinh tế tỉnh đã luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong suốt giai đoạn 2016-2020, bình quân đạt 7,11%/năm, cao gấp 1,19 lần cả nước (cả nước tăng 5,99%/năm), nhưng vẫn thấp so với mức bình quân chung của khu vực 8,23%/năm, xếp thứ 9/11 trong vùng. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung quy mô nhỏ, chủ yếu là kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất chưa mạnh. Khu vực công nghiệp, động lực phát triển của nền kinh tế thì chưa có doanh nghiệp chủ lực trong sản xuất công nghiệp, chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mà mới tham gia ở các khâu, các công đoạn có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động. Các ngành dịch vụ chất lượng cao quy mô còn nhỏ; phát triển du lịch, kinh tế biển chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa tạo ra được sự đột phá. Cơ cấu kinh tế tuy có thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn cao, năm 2020 vẫn chiếm 22,5% GRDP, cao hơn mức bình quân chung của toàn vùng (5,8%), xếp thứ 2/11 trong vùng. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 39,5%, thấp hơn bình quân chung của vùng (40,7%), xếp thứ 8/11 trong vùng; Chưa có nhiều ngành sản xuất công nghiệp mang hàm lượng giá trị công nghệ cao, giá trị tăng thêm lớn. Ngành dịch vụ chiếm 34,9%, thấp hơn bình quân chung của vùng (43,4%), xếp thứ 4/11 trong vùng; một số ngành dịch vụ mang tính chất động lực của nền kinh tế như tài chính - tín dụng, viễn thông, công nghệ thông tin còn chiếm tỷ trọng thấp. Tỉnh cũng chưa phát huy hết các giá trị văn hóa tại địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch. Thu ngân sách từ kinh tế địa phương chưa có nguồn thu chủ lực, ổn định; mức huy động vào ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cao; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,1%, thấp hơn bình quân chung của vùng (10,1%), đứng cuối bảng. Đến năm 2020, so với 11 tỉnh, thành phố ĐBSH, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm 3,9% tổng vốn đầu tư thực hiện trong khu vực, xếp thứ 8/11 trong vùng, đứng trên các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình. Năm 2020, tỉnh thu hút được 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đạt 41 triệu USD; xếp thứ 9 về số lượng dự án và thứ 10 về tổng số vốn đăng ký; điều này cho thấy khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh còn hạn chế.

Nhiều tuyến giao thông quan trọng của tỉnh quy mô nhỏ, thiếu tính kết nối liên vùng.
Nhiều tuyến giao thông quan trọng của tỉnh quy mô nhỏ, thiếu tính kết nối liên vùng. https://vninfor.vn/

Ngoài ra, cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 54/NQ-TW còn thiếu, chưa đồng bộ. Trong giai đoạn 2005-2020 do kinh tế thế giới có thời kỳ bị khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng; giai đoạn 2011-2015 Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước do đó nhiều công trình trọng điểm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách phải tạm dừng hoặc điều chỉnh giảm quy mô. Trong các năm 2020, 2021 và đầu năm 2022 đại dịch COVID-19 xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội của đất nước, của tỉnh. Mặt khác, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai tiếp tục có diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường (trung bình hàng năm tỉnh bị khoảng 3-4 cơn bão tác động, nhiều cơn bão mạnh đổ bộ trực tiếp) đã phá hủy nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân dẫn đến tình trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư, nâng cấp song chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong đánh giá tổng thể các hạn chế của cả vùng đã nêu rõ: “Trước đây Nam Định có ưu thế phát triển hơn Hà Nam và Ninh Bình nhưng hiện nay Hà Nam và Ninh Bình phát triển nhanh hơn. Nguyên nhân quan trọng ở kết nối hạ tầng, nhất là giao thông kết nối của hai tỉnh này tốt hơn trong khi Nam Định chưa tăng tốc phát triển giao thông đối ngoại, kết nối hạ tầng khu vực ven biển chưa thuận lợi nên chưa khai thác hiệu quả, tiềm năng kinh tế biển, liên kết vùng còn hạn chế”. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ kỹ năng quản lý Nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu; sự phối hợp giữa các ngành và các cấp trong một số công việc chưa chặt chẽ, còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao dẫn đến việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, chưa kịp thời, quyết liệt. Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều hạn chế; tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp. Chất lượng cải cách thủ tục hành chính và hoạt động theo cơ chế “một cửa” ở một số đơn vị chưa tốt, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Chỉ số về cải cách hành chính (PAR index) xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố; chỉ số sự hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) xếp thứ 51/63 tỉnh, thành phố còn hạn chế. Việc thực hiện 2 nhiệm vụ trong Nghị quyết số 54-NQ/TW liên quan đến tỉnh là xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đào tạo làm hạt nhân phát triển của tiểu vùng Nam ĐBSH chưa hoàn thành; đầu tư xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực tại Nam Định chưa đạt yêu cầu đề ra.

Ngoài những hạn chế, bất cập nội tại được tỉnh chủ động nhận diện, tại hội nghị tổng kết 17 năm phát triển vùng ĐBSH theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị, các địa phương trong vùng đều thống nhất đánh giá: Trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng, giữa các tiểu vùng còn có sự chênh lệch đáng kể. Bên cạnh một số điểm sáng như liên kết giữa Hải Phòng và Quảng Ninh thì việc hợp tác giữa các địa phương trong vùng nhìn chung chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Chưa hình thành được các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung cho xuất khẩu; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao; các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp, chưa tạo được tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn nữa; một số loại thị trường hình thành chậm và chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng vùng chưa đáp ứng yêu cầu; hạ tầng giao thông thiếu kết nối, chủ yếu đường bộ; hạ tầng du lịch còn yếu; hệ thống đô thị phát triển chưa đồng bộ; thiếu liên kết giữa các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, nông thôn; phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu.

Chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu liên kết, đồng bộ; chưa hoàn thành nhiệm vụ lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSH thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 492/QĐ-TTg, ngày 19-4-2022 của Thủ tướng. Chính vì vậy Nam Định và các tỉnh, thành phố trong vùng chưa có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý để phát triển quy hoạch tỉnh có bao gồm các nhiệm vụ liên kết, phát triển vùng ĐBSH một cách hiệu quả nhất. Bởi trên thực tế, nếu không xác định được mục đích, quy mô, tầm cỡ công trình, dự án phục vụ địa phương, phục vụ nội vùng hay phục vụ quốc gia thì sẽ không đạt được mục tiêu tổng thể. Nếu có quy hoạch vùng tổng thể, các địa phương sẽ không bị động, có tầm nhìn sâu, liền mạch, không bị đứt đoạn trong bố trí không gian phát triển cho vùng, nhất là bố trí các mạng lưới khu công nghiệp, trường đại học, trung tâm logistics... theo hướng đảm bảo khả năng liên kết vùng. Từ đó sẽ chủ động, hiệu quả hơn trong thực hiện các phần việc, nhiệm vụ, đầu tư các công trình, dự án đảm bảo chất lượng quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển đô thị xanh, thông minh. Bên cạnh đó, các bộ, ban, ngành Trung ương cũng chưa ban hành cơ chế điều phối liên kết vùng; cơ chế chuyển dịch kinh tế vùng; tiếp tục cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với tăng trưởng về công nghệ kinh tế xanh, kinh tế số; cơ chế thúc đẩy, phân công nhiệm vụ trong vùng…

Một số quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai và một số chính sách còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn triển khai; còn có quy định trong các văn bản pháp luật chưa thống nhất, thủ tục thực hiện phức tạp nhưng chậm được điều chỉnh làm ảnh hưởng chung đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương.

https://baonamdinh.vn/kinh-te/202303/de-nam-dinh-tro-thanh-cuc-phat-trien-quan-trongcua-vung-nam-dong-bang-song-hong-ky-2-nhan-dien-han-che-bat-cap-6176bfb/
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng mắc ca

Điện Biên: Khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng mắc ca

Sáng nay (27/3), Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư trồng cây mắc ca tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện, những khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư đối với các dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Yên Bái: Đám cưới thổi kèn của người Dao đỏ Tân Phượng

Yên Bái: Đám cưới thổi kèn của người Dao đỏ Tân Phượng

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra các công trình phục vụ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra các công trình phục vụ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng nay (26/3), đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh kiểm tra tiến độ các dự án phục vụ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sơn La: Nuôi ong rừng lấy mật ở Nậm Lạnh

Sơn La: Nuôi ong rừng lấy mật ở Nậm Lạnh

Nuôi ong rừng lấy mật ở xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp đã có từ lâu, nhưng chủ yếu là phục vụ nhu cầu của gia đình. Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế nên nhân dân trong xã đã mở rộng quy mô, tăng thêm số lượng đàn, đưa nghề nuôi ong rừng trở thành hướng đi tiềm năng có thu nhập cao.
Sơn La: Huyện Mộc Châu tổ chức Lễ hội cầu mưa năm 2024

Sơn La: Huyện Mộc Châu tổ chức Lễ hội cầu mưa năm 2024

Ngày 24/3, huyện Mộc Châu đã tổ chức Lễ hội cầu mưa năm 2024. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 1/2024.
Lai Châu: Lễ hội Bun Vốc Nặm năm 2024

Lai Châu: Lễ hội Bun Vốc Nặm năm 2024

Ngày 23/3, tại bản Coóc Noọc, UBND xã Nà Tăm (huyện Tam Đường) tổ chức Lễ hội Bun Vốc Nặm (té nước) năm 2024.

Các tin khác

Điện Biên: Khánh thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại xã Chiềng Sơ

Điện Biên: Khánh thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại xã Chiềng Sơ

Ngày 23/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tổ chức khánh thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại xã Chiềng Sơ (huyện Điện Biên Đông).
Yên Bái xuất sắc đoạt hai giải Nhì Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023- 2024

Yên Bái xuất sắc đoạt hai giải Nhì Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023- 2024

2 dự án của 4 học sinh Yên Bái tham gia Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023- 2024 đã xuất sắc đoạt giải Nhì ở hai lĩnh vực Hệ thống nhúng và Khoa học xã hội - hành vi. Đây là thành tích tuyệt đối về tỉ lệ đạt giải trên số tham dự đồng thời cũng là thành tích cao nhất của học sinh Yên Bái từ trước đến nay trong 12 năm Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được tổ chức.
Điện Biên: Góp sức trẻ hướng về ngày lễ lớn

Điện Biên: Góp sức trẻ hướng về ngày lễ lớn

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), với tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh hăng hái tham gia các phong trào, hoạt động tri ân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng… Từ đó, không chỉ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi trong ĐVTN nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Điện Biên: Mường Ảng khai hội văn hóa, ẩm thực

Điện Biên: Mường Ảng khai hội văn hóa, ẩm thực

Tối 19/3, Ngày hội Văn hóa, thể thao - Ẩm thực các dân tộc huyện Mường Ảng năm 2024 đã tổ chức khai mạc tại chợ trung tâm huyện Mường Ảng. Đây là một trong những hoạt động của huyện Mường Ảng chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Yên Bái: Thiếu gạo, nhiều trường bán trú ở Mù Cang Chải gặp khó

Yên Bái: Thiếu gạo, nhiều trường bán trú ở Mù Cang Chải gặp khó

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về việc thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú; trong đó mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng. Tuy nhiên, hiện nay, việc chậm cấp gạo dẫn đến tình trạng một số trường phổ thông dân tộc bán trú ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái đang gặp nhiều khó khăn.
Hà Nội: Đấu giá quyền sử dụng 16.862,2 m2 đất tại huyện Gia Lâm

Hà Nội: Đấu giá quyền sử dụng 16.862,2 m2 đất tại huyện Gia Lâm

Ngày 6/4, Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng để bán và xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, bãi đỗ xe tại khu đất Tháp Vàng, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Tài sản hiện do UBND huyện Gia Lâm quản lý.
Yên Bái: Xòe Then - nghệ thuật dân gian độc đáo của người Tày Đông Cuông

Yên Bái: Xòe Then - nghệ thuật dân gian độc đáo của người Tày Đông Cuông

Văn Yên là vùng đất còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa dân gian phong phú và đa dạng. Trong đó, xòe Then là một nghệ thuật dân gian độc đáo của người Tày, đã trở thành điểm nhấn đặc biệt trong Lễ hội đền Đông Cuông, xã Đông Cuông.
Điện Biên: Phát động sáng tác biểu trưng thị xã Mường Lay

Điện Biên: Phát động sáng tác biểu trưng thị xã Mường Lay

Nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh con người, bản sắc văn hóa địa phương, UBND thị xã Mường Lay đã phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) thị xã. Cuộc thi diễn ra từ 15/3 - 25/8, nhận tác phẩm đến hết ngày 30/8 và dự kiến công bố, trao giải vào tháng 10/2024.
Điện Biên: Sôi nổi thi đấu đẩy xe đạp thồ, tải đạn

Điện Biên: Sôi nổi thi đấu đẩy xe đạp thồ, tải đạn

Hoạt động thi đấu, trải nghiệm đẩy xe đạp thồ, tải đạn tổ chức ngày 17/3 trong khuôn viên khu vực di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (hầm Đờ-cát) tạo không khí hào hứng, sôi nổi; thu hút sự tham gia cổ vũ của đông đảo khán giả.
Lễ hội Hoa ban huyện Vân Hồ năm 2024: Tinh hoa ẩm thực các dân tộc huyện Vân Hồ

Lễ hội Hoa ban huyện Vân Hồ năm 2024: Tinh hoa ẩm thực các dân tộc huyện Vân Hồ

Nối tiếp các hoạt động tại Lễ hội Hoa ban huyện Vân Hồ năm 2024, ngày 17/3, tại sân trung tâm xã Chiềng Khoa đã diễn ra phần thi “Chế biến, trưng bày mâm cỗ truyền thống”.
Điện Biên: Đưa tiếng khèn vang xa

Điện Biên: Đưa tiếng khèn vang xa

Lần đầu tiên Liên hoan Nghệ thuật khèn Mông được tổ chức trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Thời điểm này, các nghệ nhân, diễn viên đều đã sẵn sàng với những màn trình diễn đặc sắc nhất, sau thời gian tập luyện chu đáo, kỹ lưỡng.
Sơn La: Mùa hoa mộc miên

Sơn La: Mùa hoa mộc miên

Tháng 3, hoa gạo (hoa mộc miên) rực đỏ trên cung đường vào huyện Quỳnh Nhai. Đặc biệt, tại khu vực cầu Pa Uôn, những cây gạo “thắp lửa” đỏ rực bên dòng sông Đà, tạo điểm nhấn ấn tượng, như mời gọi du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Đấu giá chọn nhà đầu tư dự án khách sạn, chung cư 1.800 tỷ đồng tại Hải Dương

Đấu giá chọn nhà đầu tư dự án khách sạn, chung cư 1.800 tỷ đồng tại Hải Dương

Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hải Dương vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản trên đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu khách sạn và nhà chung cư hỗn hợp thuộc Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương.
Yên Bái: Lễ hội đầu năm hút khách du lịch đến Văn Yên

Yên Bái: Lễ hội đầu năm hút khách du lịch đến Văn Yên

Những năm qua, huyện Văn Yên quan tâm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các lễ hội truyền thống, di tích văn hoá gắn với quảng bá, phát huy, thu hút khách du lịch. Nhờ đó, lượng khách đến tham quan, chiêm bái và tham gia các lễ hội đầu năm trên địa bàn huyện tăng cao, thúc đẩy và tạo động lực cho du lịch vùng đất quế ngày càng phát triển.
Sơn La: Thu nhập cao từ trồng cam hữu cơ

Sơn La: Thu nhập cao từ trồng cam hữu cơ

Khai thác điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với trồng cây ăn quả, nhất là các loại cây có múi, ông Lê Quang Hải ở bản Hợp Thành, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, đã thực hiện mô hình trồng cam hữu cơ, đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Yên Bái: Phụ nữ chung tay thu gom, xử lý rác thải

Yên Bái: Phụ nữ chung tay thu gom, xử lý rác thải

Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt" trên địa bàn toàn tỉnh do Ủy ban MTTQ tỉnh phát động, năm 2023, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trên địa bàn đã tích cực chung tay thực hiện với nhiều hoạt động, mô hình cụ thể, thiết thực và sôi nổi.
Sơn La: Lễ cúng vía trâu của dân tộc Thái

Sơn La: Lễ cúng vía trâu của dân tộc Thái

Từ lâu đời con trâu được coi là tài sản lớn trong các gia đình của đồng bào dân tộc Thái. Quý trọng loài vật nuôi này nên từ xa xưa, đồng bào đã có Lễ cúng vía trâu (bó khoăn khoai) để tạ ơn sau khi vụ mùa đã xong.
Yên Bái: Giải pháp và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình

Yên Bái: Giải pháp và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình

Yên Bình đã “cán đích” huyện nông thôn mới (NTM) trước 2 năm so với mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Có được kết quả này là nhờ những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong chỉ đạo, điều hành xây dựng NTM; phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận nhất trí cao của người dân.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động