Đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh dạn ưu tiên đặt hàng trong nước để nâng tầm ngành đường sắt
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến thảo luận |
Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP.Hà Nội, TPHCM.
Về chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với sự cần thiết thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa cấp bách vừa chiến lược, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn để sớm khởi công và hoàn thành đưa vào khai thác.
Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM, các ý kiến đại biểu cho rằng, việc xây dựng và ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố là rất cần thiết và cấp bách để giải quyết "điểm nghẽn" về thể chế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị tại hai Thành phố.
Mạnh dạn ưu tiên đặt hàng gắn với cam kết thị phần
Tham gia góp ý, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đánh giá dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có triển vọng mang lại hiệu quả cao bởi đây là tuyến đường sắt kết nối tuyến hành lang từ Lào Cai qua Hà Nội đến Hải Phòng - là tuyến hành lang quan trọng thứ 2 chỉ sau hành lang kinh tế Bắc – Nam, với khối lượng vận chuyển hàng hoá rất lớn.
Tuyến này được kết hợp vận chuyển 2 phương thức cả vận tải hàng và hành khách nên tính hữu dụng cao. Hơn thế nữa, sau khi hoàn thành xong, tuyến sẽ kết nối được với đường sắt Trung Quốc qua đó giúp liên thông liên tục về hàng hoá và hành khách trong nước với quốc tế.
Bên cạnh đó, dự án tính chất chuyển giao công nghệ rất cao, trước hết là có khả năng chuyển giao công nghệ cho một loạt khâu sản xuất đường sắt trong nước, đặc biệt là tương thích với sản xuất đường sắt đô thị. Nhờ đó có thể phát triển công nghệ đường sắt đô thị bằng công nghệ trong nước.
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, trong dự án này cần nhấn mạnh hơn vào ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp trong nước về làm chủ xây dựng đường, cầu, hầm; sản xuất đường ray; đóng toa xe.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng mới đây, các doanh nghiệp đều khẳng định có thể thực hiện được nếu Chính phủ đặt hàng.
"Một khi Chính phủ đặt hàng doanh nghiệp, chúng ta chấp nhận ban đầu giá thành có thể cao hơn so với việc đi mua từ quốc tế. Nhưng khi đó, toàn bộ số tiền đầu tư đó sẽ trở thành tăng trưởng kinh tế trong nước và giúp tăng trưởng GDP. Nếu nhập công nghệ nước ngoài thì tiền đầu tư chảy ra ngoài và chúng ta không bao giờ có được ngành công nghiệp đường sắt", đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ quan điểm.
Song song việc mạnh dạn ưu tiên đặt hàng, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng Chính phủ cũng phải cam kết thị phần.
"Bởi vì, nếu không cam kết thị phần, xong tuyến này mà không đặt hàng tiếp tuyến khác thì các doanh nghiệp không thể đầu tư tiền lớn mua công nghệ. Có cam kết, các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư, tránh tình trạng như thị phần công nghiệp ô tô nhỏ nhưng cho quá nhiều doanh nghiệp vào dẫn đến các doanh nghiệp không đầu tư công nghệ mà mua linh kiện về lắp ráp", theo ông Cường.
Đối với những lĩnh vực, những phần công đoạn mà chúng ta chưa làm chủ được, ví dụ sản xuất đầu máy, sản xuất tín hiệu thì rõ ràng cần phải có nhà thầu quốc tế, nhưng nhà thầu quốc tế phải cam kết, bắt buộc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước.
Đường sắt đô thị cần phát triển theo mạng lưới
Góp ý về Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM, đại biểu Hoàng Văn Cường đồng tình việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù đặc biệt.
Theo ông Cường, đường sắt đô thị cần phát triển theo mạng lưới, còn nếu xây dựng từng tuyến một thì không bao giờ phát huy tác dụng. Do đó cần cơ chế mạnh để đầu tư tập trung trong thời gian ngắn.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM diễn ra trong điều kiện khu vực đô thị đã có rồi nên khi phát triển phải song song với chỉnh trang đô thị.
Với phần lớn ga ngầm trong khu vực nội đô không thuộc khu vực phải bảo tồn, đại biểu cho rằng, mỗi điểm ga ngầm phải là một điểm TOD để vừa giải quyết nhu cầu vận tải hành khách, vừa cải tạo chỉnh trang đô thị, vừa tạo nguồn lực cho đường sắt.
Bên cạnh đó, việc phát triển đường sắt quốc gia sẽ tạo công nghệ cho phát triển đường sắt đô thị, nên khi phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, theo ông, cần phải bắt buộc sử dụng sản phẩm, công nghệ của doanh nghiệp đã được đặt hàng tham gia trong dự án đường sắt quốc gia, tránh tình trạng mua của doanh nghiệp khác.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) nêu ý kiến thảo luận |
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) bày tỏ quan điểm đồng tình với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM, cũng như các nội dung trong Nghị quyết để huy động mọi nguồn lực, rút ngắn tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM.
Chia sẻ đã trải nghiệm 3 tuyến đường sắt hoàn thành ở Hà Nội và TPHCM, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, nhóm khách hàng chính của đường sắt đô thị sẽ là những người dân sống trong phạm vi hợp lý để đi bộ đến các nhà ga. Số lượng người sử dụng các tuyến đường sắt chính là yếu tố để đánh giá hiệu quả đầu tư của các tuyến.
Do 3 tuyến đường sắt đô thị có nhà ga chủ yếu ở các khu vực dân cư hiện hữu nên hiện này có thể cung chưa gặp đủ cầu, nhiều người đang sống gần ga có thể chưa có nhu cầu sử dụng đường sắt đô thị. Nhiều người có nhu cầu sử dụng đường sắt đô thị thì lại sống khá xa các nhà ga.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Trung ương, 2 địa phương xem xét có cơ chế hỗ trợ hình thức "nhà đổi nhà", hỗ trợ việc lại thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu đất, nhà ở nhanh chóng. Một chính sách mà có lợi cho người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công thì sẽ nhận được sự đồng thuận cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong xây dựng chính sách.
Đối với vấn đề kết nối các tuyến đường sắt, khi mới hoàn thành vài tuyến, có tuyến chưa hoàn thành 100% đã đưa vào sử dụng thì việc kết nối tạm sẽ thực hiện như thế nào?
"Chẳng hạn, đối với tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Hà Nội, chúng ta cần nghiên cứu hình thức bán vé chung cho cả 2 tuyến, khách mua vé một lần có thể đi bất kỳ ga nào của một tuyến đến bất kỳ ga nào của tuyến còn lại. Như vậy, có thể xem như 2 tuyến đã được kết nối sẽ tạo thuận lợi cho người dân, số người sử dụng sẽ tăng lên, nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 tuyến metro trên và những tuyến sau này cũng có thể áp dụng tương tự để nâng cao hiệu quả hoạt động mà khi chưa hoàn thành toàn bộ tuyến metro", đại biểu Nguyễn Văn Cảnh góp ý.
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Sùng A Lềnh (Đoàn Lào Cai) cho rằng chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng phù hợp với các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 và là quyết định đúng đắn, hợp lòng dân, thực sự cần thiết.
Đại biểu khẳng định, đây là tuyến giao thông quan trọng kết nối giao thông kinh tế giữa các vùng kinh tế của Việt Nam và quốc tế, mở ra cơ hội lớn để phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tiết kiệm chi phí logistic, giảm tải giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường góp phần phát triển xanh, bền vững, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để bảo đảm tiến độ theo đề xuất, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét bổ sung 2 cơ chế chính sách: Một là, hỗ trợ ổn định chỗ ở, ổn định đời sống sản xuất cho nhân dân, cho phép UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương chủ động quyết định biện pháp hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành của pháp luật.
Hai là, cho phép UBND cấp tỉnh được thực hiện ngay công tác quy hoạch thuộc các nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng theo luật quy hoạch đô thị và nông thôn số 47 ngày 26/11/2024 trước ngày luật quy hoạch đô thị và nông thôn có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025.
Nguồn: Đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh dạn ưu tiên đặt hàng trong nước để nâng tầm ngành đường sắt
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tiêu điểm 19/04/2025 17:00

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững
Tiêu điểm 19/04/2025 14:00

Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?
Tiêu điểm 18/04/2025 14:00

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?
Tiêu điểm 18/04/2025 09:00

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Tiêu điểm 17/04/2025 14:36

Kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ
Tiêu điểm 16/04/2025 13:30
Các tin khác

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"
Tiêu điểm 15/04/2025 10:00

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế
Tiêu điểm 15/04/2025 09:08

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tiêu điểm 15/04/2025 07:00

Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tiêu điểm 14/04/2025 15:48

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Tiêu điểm 13/04/2025 11:25

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
Tiêu điểm 13/04/2025 06:00

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tiêu điểm 09/04/2025 19:49

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"
Tiêu điểm 09/04/2025 16:08

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
Tiêu điểm 09/04/2025 15:33

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Tiêu điểm 09/04/2025 11:04

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tiêu điểm 07/04/2025 16:57

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Tiêu điểm 07/04/2025 08:51

Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính
Tiêu điểm 06/04/2025 18:00

Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ
Tiêu điểm 06/04/2025 07:00

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt choáng váng, triệu tập họp khẩn
Tiêu điểm 03/04/2025 10:17

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025
Tiêu điểm 01/04/2025 17:00

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tiêu điểm 31/03/2025 07:00

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'
Tiêu điểm 30/03/2025 13:39

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58