Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Livestream đã vượt qua giới hạn của một công cụ phát trực tiếp đơn thuần để trở thành một ngành công nghiệp toàn diện, nơi các streamer đóng vai trò trung tâm, không chỉ mang lại giá trị kinh tế khổng lồ mà còn định hình cách con người tương tác, giải trí và kinh doanh trong thời đại số.
Từ bán hàng trực tuyến, giải trí đến giáo dục, livestream đang mở ra một kỷ nguyên mới với tiềm năng vô hạn, thu hút hàng triệu người tham gia trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Sự bùng nổ của ngành này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn cho thấy sự thay đổi sâu sắc trong hành vi xã hội, biến công việc livestream thành một nghề nghiệp thực thụ đầy triển vọng.
![]() |
Ngành công nghiệp livestream đang được xem là'Cỗ máy in tiền' của các streamer. |
Từ ngành công nghiệp đầy tiềm năng…
Theo dữ liệu từ Statista, tại Trung Quốc – cái nôi của xu hướng này, doanh thu từ các hoạt động liên quan đạt 480 tỷ USD vào năm 2023`, với hơn 1,2 triệu streamer chuyên nghiệp. Các nền tảng như Douyin và Taobao Live ghi nhận hàng tỷ lượt xem mỗi ngày, biến livestream thành một hệ sinh thái kinh tế đa dạng, từ bán hàng, quảng bá thương hiệu đến tổ chức sự kiện trực tuyến.
Tại Việt Nam, theo thống kê, trung bình mỗi tháng ghi nhận khoảng 2,5 triệu phiên bán hàng qua livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng. Ba nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất hiện nay là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%).
Sự phổ biến của hình thức mua sắm này được thể hiện qua việc 77% người tiêu dùng Việt Nam đã từng xem livestream bán hàng, trong đó 71% đã thực hiện mua hàng trong các phiên livestream. Đáng chú ý, năm 2023, trung bình mỗi người Việt dành đến 13 giờ mỗi tuần để mua sắm qua các phiên livestream, cho thấy mức độ gắn kết cao của người tiêu dùng với hình thức này.
Sự phát triển của ngành livestream đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân nổi bật, được biết đến với tên gọi "streamer", không chỉ có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội mà còn có khả năng biến từng phiên phát trực tiếp thành "cỗ máy in tiền".
Đáng nói, thu nhập của các streamer đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
Donate (quyên góp từ người xem): Người hâm mộ có thể ủng hộ trực tiếp cho streamer thông qua các nền tảng như MoMo, PayPal hoặc các hệ thống donate khác.
Quảng cáo và hợp đồng tài trợ: Các nhãn hàng lớn thường hợp tác với các streamer nổi tiếng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Hội viên trả phí (Membership, Subscriptions): Một số nền tảng như YouTube, Twitch cung cấp tính năng hội viên trả phí, cho phép người xem đăng ký gói hàng tháng để nhận các quyền lợi đặc biệt.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing): Streamer có thể kiếm tiền thông qua việc giới thiệu sản phẩm và nhận hoa hồng từ các nền tảng thương mại điện tử.
Bán hàng qua livestream: Nhiều streamer tận dụng lượng fan lớn để bán sản phẩm trực tiếp trên các phiên livestream, đặc biệt trên các nền tảng như Facebook Live, TikTok Shop, Shopee Live.
Trong đó, đặc biệt phải kể đến livestream bán hàng – nơi tạo ra những phiên megalive với doanh thu “cực khủng” từ các “chiến thần livestream”.
Cụ thể, phiên megalive bán hàng của cặp đôi TikToker Quyền Leo Daily, diễn ra từ 10 giờ sáng ngày 5/5/2024 và kéo dài đến tận nửa đêm cùng ngày. Sau hơn 15 tiếng phát sóng không ngừng nghỉ, cặp vợ chồng này tự hào công bố doanh thu chạm mốc 100 tỷ đồng, lập nên kỳ tích mới trong làng thương mại điện tử Việt Nam. Thành tích này không chỉ vượt xa kỷ lục 75 tỷ đồng mà chính họ thiết lập trước đó vào ngày 4/3/2024 sau 13 tiếng livestream, mà còn ghi dấu là phiên livestream bán hàng có doanh thu cao nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam, khẳng định vị thế "chiến thần" của Quyền Leo Daily trên mặt trận “live commerce”.
Trước đó, tháng 3/2024, “chiến thần livestream” Võ Hà có phiên bán hàng thu hút đến 80.000 lượt xem trực tuyến ở thời điểm cao nhất. Ước doanh số trong phiên này đạt hơn 20 tỷ đồng.
Không kém cạnh, “chúa tể vạn đơn” Phạm Thoại cũng khiến cộng đồng mạng trầm trồ khi chỉ trong 6 tiếng livestream, anh đã chốt thành công gần 18.000 đơn hàng. Phong cách dẫn dắt độc đáo cùng tốc độ bán hàng “nhanh như chớp” của Phạm Thoại tiếp tục là minh chứng cho sức mạnh của livestream trong việc biến những phiên phát sóng thành cỗ máy doanh thu thực thụ.
Từ những con số doanh thu “khủng” của các streamer, có thể thấy đây là ngành nghề "hái ra tiền" đầy tiềm năng. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu giải trí trực tuyến ngày càng cao đã mở ra cơ hội lớn cho những ai biết tận dụng.
Tớigóc khuất bán “bán lòng tin”, quảng cáo sai sự thật…
Tuy nhiên, ngành công nghiệp livestream cũng đặt ra không ít thách thức về mặt quản lý, đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng và quy mô ngày càng mở rộng. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch và xử lý các vấn đề phát sinh như phát ngôn không phù hợp của streamer hay thông tin sai lệch về hàng hóa đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ từ cả doanh nghiệp lẫn cơ quan chức năng.
Đặc biệt, các vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái hoặc quảng cáo quá sự thật trên livestream gây xôn xao dư luận gần đây đã khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi về độ tin cậy của kênh bán hàng này.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố, bắt tạm giam vì sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera |
Điển hình là trường hợp của bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố, bắt tạm giam vì sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera. Sản phẩm này được quảng bá là thay thế rau xanh, nhưng qua kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng chất xơ thấp hơn nhiều so với quảng cáo.
Sau khi bị phạt 70 triệu đồng mỗi cá nhân vào hồi tháng 3/2025, vụ việc đã chuyển thành án hình sự khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định các bị can có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại điều 193 và điều 198 Bộ luật Hình sự. Vụ việc này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về khung pháp lý chặt chẽ hơn để bảo vệ người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào livestream bán hàng.
Hay như vụ việc của streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng), streamer này bị nhiều người chỉ trích vì lợi dụng ồn ào cá nhân để kiếm tiền qua livestream.
Cụ thể, vào cuối tháng 3/2025, ViruSs tổ chức một buổi livestream trên TikTok thu hút đến 4,8 triệu lượt xem, đỉnh điểm là 1,6 triệu người xem cùng lúc. Nội dung chủ yếu xoay quanh việc đối chất, phản hồi, phân trần, nhưng chính yếu tố kịch tính, mâu thuẫn, “bóc phốt” tạo ra hiệu ứng lôi kéo người xem. Phiên livestream này không chỉ gây tranh cãi mà còn mang về cho anh khoản thu lớn từ quà tặng ảo và phí tham gia bình luận của khán giả, với các mức giá từ 135.000 đến 155.000 đồng mỗi tháng.
Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng anh cố tình khuấy động dramma để tăng tương tác và doanh thu, làm dấy lên tranh luận về tính chân thành và động cơ thực sự của những người ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Theo TS. Lê Thị Việt Hà, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, hiện nay, các biện pháp xử lý đối với những người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hay tạo drama để thu hút người xem còn nhiều hạn chế và chưa đủ sức răn đe.
Theo bà Hà cần có chế tài đủ nặng, đủ răn đe với cả hai hình thức kiếm tiền này.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Mức xử phạt dự kiến sẽ tăng nặng hơn, đặc biệt có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng.
Ngoài xử phạt hành chính, biện pháp "cấm sóng" người nổi tiếng vi phạm trên mạng cũng là một đề xuất đáng cân nhắc. Các nghệ sĩ, người nổi tiếng chủ yếu sống bằng sự yêu mến của khán giả. Việc họ không được tiếp xúc với khán giả sẽ tác động quan trọng đến nhận thức và hành vi của họ.
Nguồn:Công nghiệp livestream: 'Cỗ máy in tiền' trăm tỷ của các streamer Việt
Tin liên quan
Vướng lùm xùm: Nghệ sĩ Quyền Linh bị tập đoàn lớn dọa khởi kiện 16/04/2025 10:20
Cùng chuyên mục

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"
Tiêu điểm 15/04/2025 10:00

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế
Tiêu điểm 15/04/2025 09:08

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tiêu điểm 15/04/2025 07:00

Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tiêu điểm 14/04/2025 15:48

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Tiêu điểm 13/04/2025 11:25

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
Tiêu điểm 13/04/2025 06:00
Các tin khác

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tiêu điểm 09/04/2025 19:49

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"
Tiêu điểm 09/04/2025 16:08

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
Tiêu điểm 09/04/2025 15:33

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Tiêu điểm 09/04/2025 11:04

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tiêu điểm 07/04/2025 16:57

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Tiêu điểm 07/04/2025 08:51

Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính
Tiêu điểm 06/04/2025 18:00

Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ
Tiêu điểm 06/04/2025 07:00

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt choáng váng, triệu tập họp khẩn
Tiêu điểm 03/04/2025 10:17

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025
Tiêu điểm 01/04/2025 17:00

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tiêu điểm 31/03/2025 07:00

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'
Tiêu điểm 30/03/2025 13:39

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025
Tiêu điểm 30/03/2025 10:00

Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Tiêu điểm 29/03/2025 18:58

Lại tái diễn tình trạng giả danh nhân viên điện lực: Nhiều khách hàng "sập bẫy"
Tiêu điểm 28/03/2025 14:39

Nghe thanh niên: Mở khóa nguồn lực kiến tạo tương lai
Tiêu điểm 26/03/2025 11:00

Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tiêu điểm 25/03/2025 13:00

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực
Tiêu điểm 24/03/2025 15:24

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58